Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật phận lạng là gì

Truyện ngắn Làng thể hiện chân thực, sinh động tình cảm yêu làng quê thống nhất với lòng yêu đất nước ở nhân vật ông Hai. Qua đó, tác phẩm kín đáo thể hiện những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

Tác giả sáng tạo tình huống truyện có tính căng thẳng, thử thách. Truyện cũng khắc hoạ thành công nhân vật ông Hai, một người nông dân yêu làng, yêu nước tha thiết. Đặc biệt, việc đặt nhân vật vào tình huống cụ thể góp phần thể hiện tính cách, diễn biến tâm trạng nhân vật.

Xây dựng cốt truyện tâm lí, chú trọng vào các tình huống bên trong nội tâm nhân vật. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên mà sâu sắc,tinh tế.

Ngôn ngữ đặc sắc, sinh động, mang đậm chất khẩu ngữ, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân.

Các câu hỏi tương tự

Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả nào?

A. Nguyễn Du

B. Nguyễn Dữ

C. Nguyễn Trãi

D. Nguyễn Khuyến

Tóm tắt văn bản: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.

Cảm nhận của em về văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.

Qua đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, Huy-gô muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

B. Sức mạnh tình thương có khả năng cảm hóa con người và cải tạo xã hội  

D. Sức mạnh tình thương có thể nhen nhóm lên niềm hi vọng ở ngày mai.

Phân tích nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Huy-gô).

Phân tích nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve qua đối thoại, qua hành động. Nêu ý nghĩa của biện pháp này.

Theo em, văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì ?

Tham khảo!

Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XVI. Đây là thời kì xã hội phong kiến Việt Nam có nhiều biến động và khủng hoảng. Giống như nhiều trí thức khác của thời đại mình, Nguyễn Dữ chán nản và bi phẫn trước thời cuộc. Vì thế, sau khi đỗ Hương Cống, ông chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về ở ẩn.

Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyền kì ở Việt Nam. Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 tác phẩm của Truyền kì mạn lục. Qua cuộc đời của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi, đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc với khát vọng hạnh phúc cũng như bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tác phẩm cũng là sự suy ngẫm, day dứt trước sự mong manh của hạnh phúc trong kiếp người đầy bất trắc. Tác phẩm cho thấy nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật già dặn. Sự đan xen thực ảo một cách nghệ thuật, mang tính thẩm mĩ cao. Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện ngắn đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện đã thể hiện được sự phối hợp hài hòa giữa chất hiện thực (câu chuyện được lưu truyền trong dân gian) với những nét nghệ thuật đặc trưng của thể loại truyền kì (yếu tố kì lạ hoang đường).

Giá trị nội dung của tác phẩm được thể hiện ở hai khía cạnh: Hiện thực và nhân đạo. Hiện thực thứ nhất trong tác phẩm là số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Vốn là người con gái xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng thùy mị, nết na; tư dung tốt đẹp. Khi chồng đi lính, Vũ Nương một mình vừa chăm sóc, thuốc thang ma chay cho mẹ chồng vừa nuôi con, đảm đang, tận tình, chu đáo. Để rồi khi chàng Trương trở về, chỉ vì câu nói ngây thơ của bé Đản mà Trương Sinh đã nghi ngờ lòng thủy chung của vợ. Từ chỗ nói bóng gió xa xôi, rồi mắng chửi, hắt hủi và cuối cùng là đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà, Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương tới bước đường cùng, bế tắc, phải chọn cái chết để tự minh oan cho mình. Hiện thực thứ hai được phản ánh là xã hội phong kiến với những biểu hiện bất công vô lý. Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm trọng nam khinh nữ, để cho Trương Sinh - một kẻ thất học, vũ phu ngang nhiên chà đạp lên giá trị nhân phẩm của người vợ hiền thục nết na. Hành động ghen tuông của Trương Sinh là hệ quả của một loại tính cách - sản phẩm của xã hội đương thời.

Giá trị nhân đạo thể hiện ở các khía cạnh: ngợi ca, tôn trọng vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng ở Vũ Nương đã hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, theo quan điểm Nho giáo (tam tòng, tứ đức). Tác giả đã đặt nhân vật trong các mối quan hệ để làm toát lên vẻ đẹp ấy. Với chồng: nàng là người vợ hiền thục. Với con: nàng là người mẹ dịu dàng, giàu tình yêu thương. Với mẹ chồng: nàng đã làm tròn bổn phận của một người con dâu hiếu thảo. Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương còn được thể hiện ngay cả khi nàng sống cuộc sống của một cung nữ dưới thủy cung: Sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh, một mực thương nhớ chồng con nhưng không thể trở về vì đã nặng ơn nghĩa đối với Linh Phi... Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng, từ đó khắc họa thành công hình tượng nhân vật người phụ nữ với đầy đủ những phẩm chất đẹp. Câu chuyện còn đề cao triết lí nhân nghĩa ở hiền gặp lành qua phần kết thúc có hậu giống như rất nhiều những câu chuyện cổ tích Việt Nam. Với đặc trưng riêng của thể loại truyện truyền kì, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống ở cõi khác bình yên và tốt đẹp hơn đó là chốn thủy cung. Qua đó có thể thấy rõ ước mơ của người xưa (cũng là của tác giả) về một xã hội công bằng, tốt đẹp mà ở đó con người sống và đối xử với nhau bằng lòng nhân ái, ở đó nhân phẩm của con người được tôn trọng. Oan thì phải được giải, người hiền lành lương thiện như Vũ Nương phải được hưởng hạnh phúc.

 

Bên cạnh giá trị nội dung, tác phẩm còn được đánh giá cao ở phương diện nghệ thuật. Đây là một tác phẩm được viết theo lối truyện truyền kì, tính chất truyền kỳ được thể hiện qua kết cấu hai phần: Vũ Nương ở trần gian, Vũ Nương ở thủy cung. Với kết cấu hai phần này, tác giả đã khắc họa được một cách hoàn thiện vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương. Mặt khác, kết cấu hai phần ở “Chuyện người con gái Nam Xương” đã góp phần thể hiện khát vọng về lẽ công bằng trong cuộc đời (ở hiền gặp lành). Chất hoang đường kì ảo cuối truyện cũng làm tăng thêm ý nghĩa phê phán đối với hiện thực: dù oan đã được giải những người đã chết thì không thể sống lại được. Do đó, bài học giáo dục đối với những kẻ như Trương Sinh càng thêm sâu sắc hơn. Ngoài ra còn phải kể đến nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ, độc đáo nhưng hợp lý tạo tính kịch trong câu chuyện mà yếu tố thắt nút và gỡ nút của tấm kịch ấy chỉ là câu nói của một đứa trẻ lên ba với chi tiết cái bóng.

Tác phẩm thực sự là áng văn mẫu mực tiêu biểu cho Truyền kì của Nguyễn Dữ, sống mãi trong lòng người đọc bởi chất hiện thực sinh động và tấm lòng nhân đạo tha thiết của tác giả.

Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật phận lạng là gì

"Chiếc thuyền ngoài xa" là truyện ngắn điển hình thể hiện được vai trò tiên phong của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong công cuộc đổi mới văn học sau 1975. Trong tác phẩm, tác giả đã hướng ngòi bút đến cuộc sống đa diện, phức tạp của cuộc sống, qua đó đồng cảm với cuộc sống và thân phận của những người lao động nghèo trên biển. Trong tác phẩm, người đọc chú ý đến câu nói" Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được!" của hai nhân vật Phùng và Đẩu. Cùng tìm hiểu nội dung và ý nghĩa thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua câu nói này nhé

Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật phận lạng là gì


Thông điệp nhà văn muốn gửi gắm qua câu nói:
“Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được!” của hai nhân vật Phùng và Đẩu trong "Chiếc thuyền ngoài xa"

– Tác giả: Nguyễn Minh Châu – nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng, người góp phần đổi mới văn học sau 1975. – Tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa viết năm 1983, báo hiệu sự chuyển mình của văn học Việt Nam sang thời kỳ mới. – Giới thiệu cuộc nói chuyện giữa Phùng, Đẩu và người đàn bà ở tòa án. Nêu tình hướng dẫn đến sự ngạc nhiên của Phùng và Đẩu trước thái độ và cách ứng xử của người đàn bà.

1. Tình huống dẫn tới cảm giác ngạc nhiên của nhân vật Phùng và Đẩu​

Trong khi đang đắm chìm trong khung cảnh đẹp đẽ, tuyệt bích cùng khát khao sáng tạo nghệ thuật, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã vô tình chứng kiến tình cảnh nghịch lí, đó là cảnh bạo lực của gia đình hàng chài. Điều lạ lùng hơn nữa là trước những đòn roi tàn nhẫn, lời nói vô tình của người chồng, người đàn bà không hề có phản kháng, cũng không cầu xin mà chỉ cam chịu, nhẫn nhục một cách vô lí.

Để giúp đỡ người đàn bà khỏi cuộc sống như địa ngục “ba ngày một trận nhẹ năm ngày một trận nặng”, dù đã hoàn thành bộ ảnh lịch ngày Tết nhưng Phùng vẫn quyết định ở lại một vài ngày để cùng Đẩu giúp người đàn bà bỏ chồng. Trước sự ngạc nhiên của cả Phùng và Đẩu, người đàn bà hàng chài đã từ chối sự giúp đỡ của họ, thậm chí còn có thái độ sợ hãi, quỳ sụp xuống để cầu xin không phải bỏ chồng. “Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được” là câu nói thể hiện sự ngạc nhiên của Phùng và Đẩu trước thái độ không sao hiểu được của người đàn bà tại tòa án huyện. Họ ngạc nhiên bởi hành động và lời nói của người đàn bà đều đi ngược với những logic thông thường.


2. Nội dung và ý nghĩa thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua tình huống.​

– Một tình huống đầy nghịch lý, có nền là hoàn cảnh, sự việc nhiều éo le: + Cảnh bạo lực giữa khung cảnh thơ mộng. + Phản ứng lạ lùng của những người người đàn bà.

+ Cách giải quyết sự việc và kết cục bất ngờ. “Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được!” là câu nói mà hai nhân vật Phùng và Đẩu thốt lên tại tòa án huyện, khi họ hỏi (chất vấn) người đàn bà làng chài và lắng nghe những gì chị ta trần tình, giãi bày. Câu nói bộc lộ đỉnh cao của sự ngạc nhiên, sau tất cả những gì mà họ (nhất là Phùng) đã chứng kiến và tham dự, không chỉ tại tòa án mà còn tại bãi biển trong mấy buổi sớm. Họ ngạc nhiên vì thấy mọi việc không diễn ra theo logic bình thường.

– Thông điệp nhận thức về bản chất phức tạp của cuộc đời: mọi thứ không phải diễn ra như điều ta tưởng tượng, mong ước và suy đoán; tâm lý con người (nhất là người lao động nghèo khổ) diễn ra rất khác so với hình dung của những kẻ hời hợt hoặc thiếu thực tế. Bạo lực không chỉ có nguyên nhân từ những gì thuộc về bản tính con người mà còn từ sự khốn quẫn trong đời sống. Trong con người cam chịu vẫn có sự cứng cỏi và sự vị tha. Không phải cứ cách mạng về là hết khổ. Những hành động thiện chí không phải bao giờ cũng được đón nhận theo chiều hướng tích cực… Nói chung, nghịch lý luôn chứa đựng trong các sự kiện đời sống, trong mọi hành xử của con người.

– Thông điệp nhận thức về độ chênh giữa nghệ thuật và cuộc sống: nghệ thuật hời hợt thường chỉ thấy được bề nổi của sự vật, thường tự thỏa mãn với những cái nhìn thấy “từ xa”, thường chỉ dung nạp những gì thuần nhất, lý tưởng. Nhân vật Phùng đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác trong quá trình truy tìm cái đẹp, xây dựng ý tưởng sáng tạo. Những điều diễn ra đã giúp anh nhìn sâu hơn về bản chất và trách nhiệm của nghệ thuật chân chính, nghệ thuật vì con người.


3. Đánh giá:​

– Thông điệp mà Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm được rút ra từ chiêm nghiệm của một cây bút giàu trách nhiệm với cuộc đời, với nghệ thuật, luôn trăn trở với việc đổi mới văn học. Thông điệp đó, ngoài việc thể hiện rõ định hướng sáng tác của tác giả "Chiếc thuyền ngoài xa" trong giai đoạn mới, còn góp phần tích cực tạo nên bước chuyển của cả nền văn học Việt Nam sau 1975.
“Tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài” – một sự cam chịu nhẫn nhục như thế thật đáng để chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong hình ảnh người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hy sinh. Những thông điệp mà nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa không chỉ thể hiện sự tinh tế của một cây bút tài năng mà còn là kết tinh từ chính những chiêm nghiệm của nhà văn giàu trách nhiệm với cuộc đời, luôn trăn trở về cuộc sống và văn học.

Bài tham khảo:

Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn điển hình thể hiện được vai trò tiên phong của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong công cuộc đổi mới văn học sau 1975. Trong tác phẩm, tác giả đã hướng ngòi bút đến cuộc sống đa diện, phức tạp của cuộc sống, qua đó đồng cảm với cuộc sống và thân phận của những người lao động nghèo trên biển. Thể hiện cách nhìn nhận về cuộc sống tưởng chừng bằng phẳng, đẹp đẽ nhưng lại có những góc khuất xù xì, nghịch lí. Trong cách nhìn nhận về cuộc sống ấy, tác giả Nguyễn Minh Châu đã để hai nhân vật Phùng và Đẩu cũng là những nhân vật tư tưởng của tác phẩm thốt lên “Thật không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được”. Trong khi đang đắm chìm trong khung cảnh đẹp đẽ, tuyệt bích cùng khát khao sáng tạo nghệ thuật, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã vô tình chứng kiến tình cảnh nghịch lí, đó là cảnh bạo lực của gia đình hàng chài. Điều lạ lùng hơn nữa là trước những đòn roi tàn nhẫn, lời nói vô tình của người chồng, người đàn bà không hề có phản kháng, cũng không cầu xin mà chỉ cam chịu, nhẫn nhục một cách vô lí. Để giúp đỡ người đàn bà khỏi cuộc sống như địa ngục “ba ngày một trận nhẹ năm ngày một trận nặng”, dù đã hoàn thành bộ ảnh lịch ngày Tết nhưng Phùng vẫn quyết định ở lại một vài ngày để cùng Đẩu giúp người đàn bà bỏ chồng. Trước sự ngạc nhiên của cả Phùng và Đẩu, người đàn bà hàng chài đã từ chối sự giúp đỡ của họ, thậm chí còn có thái độ sợ hãi, quỳ sụp xuống để cầu xin không phải bỏ chồng. “Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được” là câu nói thể hiện sự ngạc nhiên của Phùng và Đẩu trước thái độ không sao hiểu được của người đàn bà tại tòa án huyện. Họ ngạc nhiên bởi hành động và lời nói của người đàn bà đều đi ngược với những logic thông thường. Sau khi nghe người đàn bà trần tình, giải thích Phùng và Đẩu mới ngỡ ngàng nhận ra cái đa diện, phức tạp của cuộc sống. Điều người đàn bà ấy cần ở hiện tại không phải là là giúp đỡ bỏ lão chồng vũ phu mà là giải pháp thiết thực để cuộc sống bớt đói nghèo, cuộc sống bớt lam lũ. Thông qua sự ngạc nhiên của Phùng và Đẩu, tác giả Nguyễn Minh Châu đã thể hiện những thông điệp về bản chất phức tạp của cuộc đời. Những thứ diễn ra trước mắt đôi khi không giống với những điều ta tưởng tượng, suy đoán. Nếu không cố gắng tìm hiểu ta sẽ chỉ thấy hình thức bên ngoài mà không thấy được cái phức tạp, đa diện của bản chất bên trong. Hành động bạo lực, lời nói tàn nhẫn của người đàn ông không phải thuộc bản tính con người mà do ông ta quá nghèo khổ, túng quẫn. Bên trong con người cam chịu, nhẫn nhục tưởng như vô lí của người đàn bà hàng chài lại là sự cảm thông sâu sắc, sự am hiểu về cuộc sống và tình thương của chị ta dành cho chồng con. Qua đây tác giả Nguyễn Minh Châu đã thể hiện được sự trăn trở về cuộc sống: không phải cách mạng thành công, hòa bình lập lại là con người hết khổ. Những hành động thiện chí không phải bao giờ cũng có ý nghĩa và được đón nhận theo chiều hướng tích cực. Cuộc sống không bằng phẳng như hình thức bên ngoài mà nó chứa đựng bao nghịch lí bên trong, từ trong chính những sự kiện đời sống đến cách hành xử của con người. Cùng với thông điệp về cuộc sống, tác giả Nguyễn Minh Châu còn thể hiện được quan niệm về nghệ thuật, giữa cuộc sống và nghệ thuật luôn tồn tại khoảng trống, nếu nghệ thuật hời hợt chỉ phát hiện cái bên ngoài, cái bề nổi của sự vật thì chỉ giống như cái nhìn ngoài xa, một cái nhìn phiến diện. Từ đó tác giả đặt ra trách nhiệm của người nghệ sĩ, để sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đích thực cần biết yêu thương, đồng cảm để khám phá ra bản chất bên trong con người, kéo gần mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa người nghệ sĩ và cuộc sống người dân.

Những thông điệp mà nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa không chỉ thể hiện sự tinh tế của một cây bút tài năng mà còn là kết tinh từ chính những chiêm nghiệm của nhà văn giàu trách nhiệm với cuộc đời, luôn trăn trở về cuộc sống và văn học.