Virus corona ở trong cơ thể bao lâu

(PLO)- Người nhiễm COVID-19 dù đã khỏe mạnh nhưng xác của virus SARS-CoV-2 vẫn còn tồn tại trong cơ thể và kéo dài đến ngày thứ 25 hoặc có thể lâu hơn.

Chiều 10-3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết trong quá trình nhiễm COVID-19 và điều trị tại nhà đối với F0 không  triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, tải lượng virus trong cơ thể sẽ tăng lên. Sau đó, tải lượng virus sẽ giảm theo diễn biến bệnh tự nhiên của virus.

Theo HCDC, các giai đoạn diễn tiến bệnh phản ánh tải lượng virus SARS-CoV-2 như sau:

Giai đoạn phơi nhiễm: Người bệnh mới tiếp xúc với virus SARS-CoV-2. Giai đoạn này xét nghiệm nhanh kháng nguyên sẽ không phát hiện. Thời gian của giai đoạn này có thể từ 24 – 48 giờ tính từ lúc tiếp xúc với mầm bệnh.

Virus corona ở trong cơ thể bao lâu

Tải lượng virus SARS-CoV-2 tăng dần được thể hiện qua vạch T của xét nghiệm nhanh kháng nguyên. Ảnh: HCDC

Giai đoạn ủ bệnh: Virus đã bắt đầu xuất hiện trong dịch tiết mũi họng, xét nghiệm nhanh kháng nguyên có thể phát hiện được. Tải lượng virus sẽ tăng dần từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của bệnh. Lúc này, vạch T của xét nghiệm nhanh kháng nguyên sẽ đậm dần lên. Giai đoạn này người bệnh sẽ lây nhiễm cho những người xung quanh, bắt đầu thời kỳ lây truyền bệnh.

Giai đoạn lây nhiễm: Giai đoạn lây nhiễm là giai đoạn mà khả năng lây lan của virus ở mức cao nhất, vào ngày thứ 5, thứ 6. Lúc này, vạch T của xét nghiệm nhanh kháng nguyên sẽ đậm hơn vạch C. Giai đoạn này sẽ kéo dài đến ngày thứ 10. Tải lượng virus sẽ giảm dần từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10. Quan sát kết quả xét nghiệm nhanh, sẽ thấy vạch T nhạt màu dần so với vạch C.

Giai đoạn hậu lây nhiễm và phục hồi: Giai đoạn này bắt đầu sau ngày thứ 10, là giai đoạn mà ngưỡng phát hiện của xét nghiệm nhanh kháng nguyên sẽ không phát hiện được virus, đồng nghĩa với việc người nhiễm sẽ không còn khả năng lây lan. Xét nghiệm kháng nguyên nhanh lúc này sẽ cho kết quả âm tính.

Có một điều lưu ý trong trường hợp đã xét nghiệm nhanh âm tính nhưng vẫn muốn làm xét nghiệm RT-PCR. Nếu nhận được kết quả RT-PCR dương tính với CT từ 31-36 thì cũng không hoang mang, lo lắng. Bởi lúc này kết quả RT-PCR phát hiện đó chỉ là xác của virus SARS-CoV-2 và không có khả năng lây lan cho người khác. Thời gian phục hồi của người nhiễm COVID-19 dù đã khỏe mạnh nhưng xác của virus SARS-CoV-2 vẫn còn tồn tại trong cơ thể và kéo dài đến hơn ngày thứ 25 hoặc có thể lâu hơn.

Diễn giải môt số thuật ngữ:

Vạch C (vạch Control), là vạch chuẩn của test.

Vạch T (vạch test), thể hiện vạch của người bệnh.

N (Negative), là kết quả âm tính

P (Positive), là kết quả dương tính

CT value: Được gọi là giá trị chu kỳ ngưỡng trong xét nghiệm sinh học phân tử. Là số chu kỳ mà máy xét nghiệm phát hiện được sự có mặt của vật chất di truyền của virus. Giá trị CT càng cao thì số lượng virus trong mẫu xét nghiệm càng thấp, khả năng lây truyền càng giảm.

Tải lượng virus: Là số lượng virus có trong máu hay dịch tiết của người bệnh. Tải lượng cao có nghĩa số lượng virus nhiều, đang nhân lên và khả năng lây truyền cao. Tải lượng virus cao hoặc thấp trong xét nghiệm COVID-19 thường được biết thông qua giá trị CT của RT-PCR. Tuy nhiên với việc xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại nhà, vẫn có thể phỏng đoán phần nào tải lượng virus thông qua giai đoạn bệnh.

Virus corona ở trong cơ thể bao lâu
Chớ làm ngơ khi bị chóng mặt thường xuyên, nôn ói, nói khó

(PLO)- Đột quỵ do tắc động mạch thân nền khiến bệnh nhân đột ngột té ngã, yếu liệt tứ chi, hôn mê, ngưng tim ngưng thở và đến 90% tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Trang tin Bloomberg ngày 26/12 dẫn một kết quả nghiên cứu cho biết virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 chỉ cần vài ngày để lây lan từ đường hô hấp đến khắp cơ thể người và sau đó có thể tồn tại dai dẳng "hàng tháng."

Trong phân tích được cho là toàn diện nhất cho đến nay về sự phân bố và tồn tại của virus trong cơ thể và não bộ, các nhà khoa học thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) cho biết họ phát hiện ra rằng mầm bệnh có khả năng nhân bản, tái tạo trong tế bào con người ngoài đường hô hấp.

Các kết quả này được công bố trực tuyến ngày 25/12 trong một bản thảo đang được xem xét để xuất bản trên tạp chí uy tín Nature.

Theo đó, việc chậm thanh lọc virus khỏi cơ thể là một nguyên nhân tiềm năng dẫn tới những triệu chứng dài dẳng ở những người khỏi bệnh hay còn được gọi là "Long COVID" (COVID kéo dài).

Các tác giả nghiên cứu cho rằng việc hiểu cơ chế mà virus tồn tại, cùng với phản ứng của cơ thể hứa hẹn sẽ giúp cải thiện việc chăm sóc cho những người mắc COVID-19.

Ziyad Al-Aly, Giám đốc Trung tâm dịch tễ lâm sàng tại Hệ thống chăm sóc sức khỏe cựu chiến binh St Louis tại bang Missouri (Mỹ), người đứng đầu một số nghiên cứu riêng biệt về COVID kéo dài, nhận định: "Đây là nghiên cứu đặc biệt quan trọng. Bấy lâu nay, chúng ta vẫn đối mặt với câu hỏi tại sao COVID kéo dài dường như ảnh hưởng tới nhiều hệ cơ quan cơ thể người như vậy. Nghiên cứu này có thể làm sáng tỏ phần nào, giúp giải thích tại sao COVID kéo dài có thể xảy ra ngay cả với những người mắc ở thể nhẹ hoặc không có triệu chứng."

Các phát hiện trên chưa được các nhà khoa học độc lập xem xét và đánh giá, đồng thời chủ yếu dựa trên dữ liệu thu thập từ các ca tử vong bởi COVID-19 chứ không phải các bệnh nhân mắc COVID kéo dài hay theo gọi cách gọi khác là mắc "di chứng sau cấp tính của SARS-CoV-2."

Xu hướng lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 với các tế bào bên ngoài đường hô hấp và phổi đang là một chủ đề có nhiều tranh luận, với một số nghiên cứu cho những kết quả trái ngược nhau về khả năng này.

[Anh thử nghiệm điều trị kháng virus ở nhóm nguy cơ cao nhiễm COVID-19]

Nghiên cứu mới nhất kể trên được thực hiện ở NIH tại thành phố Bethesda, bang Maryland (Mỹ), dựa trên việc lấy mẫu và phân tích các mô được lấy trong quá trình khám nghiệm tử thi của 44 bệnh nhân qua đời sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 trong năm đầu đại dịch ở Mỹ.

Virus corona ở trong cơ thể bao lâu
Mức độ trầm trọng của lây nhiễm bên ngoài đường hô hấp cũng như thời gian cần để loại bỏ virus vẫn chưa thể hiện đặc điểm rõ ràng, đặc biệt ở não. (Nguồn: iStock)

Theo Daniel Chertow, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu các mầm bệnh mới của NIH cùng các đồng sự, mức độ trầm trọng của lây nhiễm bên ngoài đường hô hấp cũng như thời gian cần để loại bỏ virus vẫn chưa thể hiện đặc điểm rõ ràng, đặc biệt ở não.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra RNA của SARS-CoV-2 hiện diện dai dẳng ở nhiều bộ phận cơ thể, bao gồm cả vùng não trên, trong khoảng thời gian lên tới 230 ngày sau khi bắt đầu có triệu chứng mắc bệnh. Điều này có thể cho thấy việc nhiễm virus khiếm khuyết, vốn từng được miêu tả trong tình trạng nhiễm virus sởi dai dẳng.

Trái ngược với nghiên cứu khám nghiệm tử thi khác về COVID-19, quá trình thu thập mô sau khi khám nghiệm tử thi của nhóm NIH toàn diện hơn và thường diễn ra trong khoảng một ngày sau khi bệnh nhân qua đời.

Các nhà nghiên cứu NIH cũng sử dụng nhiều kỹ thuật bảo quản mô khác nhau để phát hiện và định lượng nồng độ virus, cũng như phát triển virus được thu thập từ nhiều mô, bao gồm phổi, tim, ruột non và tuyến thượng thận từ bệnh nhân qua đời trong tuần đầu tiên mắc COVID-19.

Các tác giả cho biết: "Các kết quả cho thấy mặc dù mức độ cao nhất của SARS-CoV-2 là ở đường hô hấp và phổi, virus này có thể phát tán sớm trong quá trình lây nhiễm và lây nhiễm các tế bào khắp toàn bộ cơ thể, bao gồm cả não bộ."

Các nhà nghiên cứu cho rằng nhiễm trùng hệ thống phổi có thể dẫn đến giai đoạn "viremic" (virus xâm nhập vào máu) sớm, trong đó virus hiện diện trong máu và được gieo mầm khắp cơ thể, bao gồm cả qua hàng rào máu não, ngay cả ở những bệnh nhân bị nhẹ hoặc không triệu chứng.

Một bệnh nhân trong nghiên cứu khám nghiệm tử thi là một trẻ vị thành niên dường như tử vong vì các biến chứng co giật không liên quan, cho thấy trẻ em bị nhiễm COVID-19 không nghiêm trọng cũng có thể bị lây nhiễm toàn thân.
Các tác giả nghiên cứu cho biết việc "thanh lọc" virus kém hiệu quả hơn trong các mô bên ngoài hệ thống phổi có thể liên quan đến phản ứng miễn dịch yếu bên ngoài đường hô hấp.

RNA của SARS-CoV-2 đã được phát hiện trong não của tất cả 6 bệnh nhân khám nghiệm tử thi đã chết hơn 1 tháng sau khi phát triển các triệu chứng và trên hầu hết các vị trí được đánh giá trong não của 5 bệnh nhân, bao gồm một bệnh nhân tử vong 230 ngày sau khi có triệu chứng mắc COVID-19.

Chuyên gia Al-Aly cho biết việc tập trung nghiên cứu vào nhiều vùng não đặc biệt hữu ích: "Nó có thể giúp chúng ta hiểu được sự suy giảm nhận thức thần kinh hay "sương mù não" và các biểu hiện tâm thần kinh khác của chứng COVID kéo dài."

Ông kết luận: "Chúng ta cần bắt đầu nghĩ về SARS-CoV-2 như một loại virus ảnh hưởng toàn bộ cơ thể con người. Nó có thể biến mất ở một số người khỏi bệnh, nhưng ở những người khác có thể tồn tại trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng và dẫn tới chứng COVID kéo dài"./.

Trung Sơn (TTXVN/Vietnam+)

Virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19 có thể trú ngụ ở trong không khí, đồ vật hay áo quần,… thông qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt xì hay nói chuyện. Chính điều này đã làm tăng khả năng lây lan dịch bệnh. Vậy, để biết được Covid tồn tại bao lâu trong môi trường bên ngoài và cách phòng tránh lây lan, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của MEDLATEC.

1. Covid có thể lây lan như thế nào?

Trước khi trả lời câu hỏi Covid tồn tại bao lâu trong môi trường bên ngoài thì chúng ta cùng tìm hiểu về những con đường lây lan của loại virus này.

1.1. Lây từ người sang người

Chúng ta có thể dễ dàng bị lây nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần với người bị Covid thông qua dịch tiết từ mũi hoặc miệng khi họ nói chuyện, hắc xì hay ho. Đó có thể là nước bọt, giọt bắn hoặc dịch tiết từ mũi họng. Khoảng cách dễ dàng lây nhiễm là dưới 2m.

1.2. Lây qua không khí

Những giọt bắn tiết ra từ người bị nhiễm Covid có thể bay lơ lửng trong không khí và tồn tại trong một thời gian nào đó. Chính vì vậy, đã có rất nhiều trường hợp bị lây nhiễm Covid trong môi trường kín như nhà hàng, quán cà phê hoặc rạp chiếu phim,… Bởi vì, đây là những khu vực thường tập trung đông người, có không gian hẹp và hay sử dụng điều hoà.

Covid rất dễ bị lây nhiễm từ người sang người nếu như tiếp xúc gần và không đeo khẩu trang

1.3. Lây qua các vật dụng và đồ vật xung quanh

Các giọt bắn có chứa virus SARS-CoV-2 còn có thể rơi trên những vật dụng và đồ vật xung quanh chúng ta như mặt bàn, cầu thang, bút viết, tay nắm cửa,… Chúng sẽ bám trụ ở đó trong một khoảng thời gian. Khi chúng ta vô tình chạm tay lên những vật dụng hay đồ vật đó rồi đưa lên mũi hoặc miệng sẽ vô tình tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể.

2. Covid tồn tại bao lâu trong môi trường bên ngoài?

Những câu hỏi liên quan đến Covid tồn tại bao lâu trong không khí hay những đồ vật xung quanh luôn là điều khiến nhiều người thắc mắc. Sau khi bị bài tiết ra ngoài theo các giọt bắn lúc người bệnh hắt xì, ho hoặc nói chuyện, virus sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian nào đó. Cụ thể là:

  • Trong không khí: Virus tồn tại tối đa là 3 giờ.

  • Trên bề mặt các đồ vật có chất liệu bằng đồng: Virus tồn tại tối đa là 4 giờ.

  • Trên bề mặt bìa giấy cứng: Virus tồn tại tối đa 1 ngày.

  • Trên bề mặt đồ vật có chất liệu bằng thép không gỉ: Virus tồn tại từ 2 cho đến 3 ngày.

Virus SARS-CoV-2 có thể bay lơ lửng trong không khí và tồn tại tối đa 3 tiếng

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, gần đây các biến thể của virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu hơn so với chủng gốc. Biến thể Omicron có thể tồn tại tới 8 ngày trên bề mặt nhựa, túi nilon và sống sót tới 21h trên da người. Chính vì vậy, chúng ta không chỉ bị lây lan Covid khi tiếp xúc gần với người bệnh mà còn có thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thông qua các đồ vật trung gian.

3. Những cách để phòng tránh lây lan Covid là gì?

Bên cạnh những vấn đề liên quan đến Covid tồn tại bao lâu trên đồ vật hay trong không khí, thì chúng ta cần phải nắm được cách phòng tránh lây lan dịch bệnh dưới đây:

3.1. Tiêm phòng vắc xin đầy đủ

Tiêm vắc xin Covid đang là biện pháp tốt nhất nhằm hạn chế quá trình lây lan của virus SARS-CoV-2 và các biến chủng của nó. Đặc biệt, vắc xin còn có tác dụng bảo vệ chúng ta tránh khỏi những biến chứng nặng của bệnh và hạn chế tối đa nguy cơ tử vong.

3.2. Đeo khẩu trang

Đeo khẩu trang là việc làm vô cùng cần thiết nhằm tránh làm lây lan virus gây bệnh bất kể khi đã tiêm đầy đủ vắc xin hay chưa. Lưu ý rằng, chúng ta cần phải lựa chọn loại khẩu trang ôm khít mặt, thoải mái và đeo đúng cách.

Virus corona ở trong cơ thể bao lâu
Đeo khẩu trang là cách hiệu quả giúp chúng ta hạn chế lây nhiễm Covid

3.3. Giữ khoảng cách

Khoảng cách được khuyến cáo để tránh gây lây nhiễm Covid là 2m. Trong trường hợp cần phải chăm sóc người bệnh, chúng ta cần phải trang bị khẩu trang đầy đủ. Đồng thời, đừng quên thực hiện các bước khử khuẩn khác để có thể bảo vệ bản thân mình.

3.4. Tránh tụ tập đông người

Chúng ta đã biết được thời gian Covid tồn tại trong không khí bao lâu. Chính vì vậy, những nơi tụ tập đông người rất dễ làm lây lan loại virus này, đặc biệt là ở trong các không gian kín, sử dụng điều hoà như phòng họp, quán cà phê, phòng karaoke,... Do vậy, cần tránh tập trung quá nhiều người và hãy để cho không khí thông thoáng bằng cách mở cửa lớn hoặc cửa sổ, nếu có thể.

3.5. Rửa tay thường xuyên

Như đã nói ở trên, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên bề mặt của các đồ vật trong một khoảng thời gian. Chính vì vậy, chúng ta cần phải rửa tay thật kĩ bằng xà phòng ít nhất là 20 giây, nhất là sau khi ho, hắc xì hoặc đến những nơi công cộng,… Ngoài ra, mỗi người cũng nên chuẩn bị cho mình dung dịch rửa tay khô.

3.6. Theo dõi sức khỏe hàng ngày

Đây là việc làm rất quan trọng nhằm phát hiện sớm bệnh để có thể chữa trị kịp thời và hạn chế tối đa làm lây lan cho người khác. Chúng ta nên cảnh giác khi cơ thể bị mệt mỏi, ho, sốt, bị hụt hơi,… Bên cạnh đó, cần phải thực hiện test nhanh Covid hoặc xét nghiệm PCR nếu xuất hiện các triệu chứng Covid nhằm cách ly kịp thời.

3.7. Vệ sinh và khử trùng

Virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên bề mặt của các đồ dùng và vật dụng xung quanh chúng ta. Chính vì vậy, cần phải thường xuyên lau chùi sạch sẽ những bề mặt hay chạm tới như tay nắm cửa, điều khiển tivi, bàn ghế, lan can cầu thang,… Đặc biệt, khi trong nhà có người bị nhiễm Covid, hãy khử trùng nhà cửa ngay bằng cồn hoặc dung dịch vệ sinh diệt khuẩn.

Cần phải vệ sinh và khử khuẩn những bề mặt mà chúng ta thường xuyên chạm tới

3.8. Che miệng khi ho hoặc hắt xì

Chúng ta cần phải tập thói quen che miệng bằng khuỷu tay khi ho hoặc hắt xì. Bởi vì, virus gây bệnh có thể theo đường giọt bắn lây lan sang người khác hoặc trú ngụ trong không khí hay trên bề mặt đồ vật. Trong trường hợp ho hoặc hắt xì khi đang mang khẩu trang, cần thay mới ngay nếu có thể và đừng quên rửa sạch tay.

Hy vọng những thông tin của bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc Covid tồn tại bao lâu trong môi trường bên ngoài. Việc bảo vệ bản thân mình cũng như hạn chế sự lây lan dịch bệnh trong thời điểm hiện tại là điều vô cùng cần thiết. Nếu như cần hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin gì về y tế, Quý vị hãy gọi ngay qua Hotline của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được giúp đỡ.