Thông tư hướng dẫn tự chủ đơn vị công lập

Kết thúc, đồng chí Đặng Thu Hương đã tổng kết một số nội dung cần lưu ý đã được trình bày tại hội nghị, và đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong lĩnh vực tài chính và tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo gửi về Sở Tài chính để kịp thời tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 56/2022/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP.

Theo đó, Đơn vị sự nghiệp công xây dựng phương án tự chủ tài chính và đề xuất phân loại mức độ tự chủ tài chính của đơn vị; lập dự toán thu, chi năm đầu thời kỳ ổn định theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này; báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (đơn vị dự toán cấp 1) theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Căn cứ phương án tự chủ tài chính do đơn vị đề xuất, cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp, thẩm tra phương án phân loại mức độ tự chủ tài chính và dự toán thu, chi của các đơn vị trực thuộc, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để xem xét, có ý kiến theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ; cụ thể:

Đối với các đơn vị trực thuộc địa phương quản lý:

- Cơ quan quản lý cấp trên xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định của các đơn vị trực thuộc; trong đó xác định kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ từ nguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ; dự kiến phân loại các đơn vị trực thuộc theo mức tự chủ tài chính, tổng hợp phương án phân loại và dự toán thu, chi của các đơn vị, gửi cơ quan tài chính cùng cấp theo Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Cơ quan tài chính cùng cấp căn cứ kết quả thẩm tra và đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên, xem xét, có ý kiến bằng văn bản về việc phân loại đơn vị theo mức tự chủ tài chính; kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ từ nguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ;

- Sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan quản lý cấp trên trình Ủy ban nhân dân các cấp (hoặc cơ quan được phân cấp) quyết định giao quyền tự chủ cho các đơn vị trực thuộc (đối với các đơn vị thuộc tổ chức chính trị thì cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan được ủy quyền quyết định giao quyền tự chủ cho các đơn vị theo thẩm quyền), trong đó: xác định phân loại đơn vị; mức kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên giao tự chủ cho các đơn vị (nhóm 3 và nhóm 4) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ; kinh phí đặt hàng; nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) theo mẫu tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Đối với đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan tài chính cùng cấp căn cứ phương án tự chủ tài chính của đơn vị báo cáo, xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi thường xuyên giao tự chủ năm đầu thời kỳ ổn định của đơn vị; trong đó xác định kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ từ nguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ; dự kiến phân loại đơn vị theo mức độ tự chủ tài chính của đơn vị theo quy định; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao quyền tự chủ cho các đơn vị (áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công thuộc Ủy ban nhân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp huyện);

Việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công được ổn định trong thời gian 05 (năm) năm, phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Thời kỳ ổn định tự chủ tài chính lần đầu được áp dụng đến năm 2025.

Năm cuối của mỗi thời kỳ ổn định, các đơn vị báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ của thời kỳ trước, nhiệm vụ của năm kế hoạch và thời kỳ tiếp theo để xây dựng phương án tự chủ của thời kỳ ổn định tiếp theo, gửi cơ quan quản lý cấp trên xem xét cùng với thời gian lập dự toán ngân sách của năm kế hoạch;

Đơn vị sự nghiệp công thực hiện chế độ tự chủ tài chính định kỳ hàng năm phải báo cáo kết quả thực hiện chế độ tự chủ tài chính cho cơ quan quản lý cấp trên (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp quản lý) để tổng hợp theo quy định tại khoản 4 Điều 38 Nghị định số

Ngày 16/9/2022, Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành Thông tư số 56/2022/TT-BTC về hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Điểm mới về thông tư số 56/2022/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL); xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể ĐVSNCL

1. Thông tư số 56/2022/TT-BTC hướng dẫn cụ thể các nội dung:

(i) Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;, gồm:

(ii) Phân loại mức tự chủ tài chính và giao quyền tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công;

(iii) Phân phối kết quả tài chính trong năm của đơn vị sự nghiệp công;

(iv) Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; (v) Lập dự toán, phân bổ và giao dự toán, quyết toán thu, chi kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công;

(vi) Chế độ báo cáo về tình hình tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công; (vii) Xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể ĐVSNCL.

2. Đối với một số nội dung khi triển khai Nghị định số 60/2021/NĐ-CP cũng đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 56/2022/TT-BTC. Trong đó:

Thông tư số 56/2022/TT-BTC đã hướng dẫn cụ thể về cách xác định các khoản thu xác định mức độ tự chủ tài chính và các khoản chi xác định mức độ tự chủ tài chính và Phân loại mức tự chủ tài chính và giao quyền tự chủ tài chính đối với ĐVSNCL.

Cách xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên trong từng lĩnh vực: giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; y tế - dân số; khoa học và công nghệ; sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác và Thông tư đã đưa ra các Phụ lục hướng dẫn về cách xác định mức độ tự chủ tài chính của ĐVSNCL để các đơn vị tham khảo khi xây dựng phương án tự chủ tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đồng thời, quy định rõ thẩm quyền giao tự chủ tài chính của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương, trong đó đã quy định các trường hợp đặc thù như đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện, tỉnh; trực thuộc các tổ chức chính trị; Đài Tiếng nói Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam…

Hướng dẫn việc tạm trích các Quỹ và thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm trong năm đối với đơn vị nhóm 1, 2, 3; chi thu nhập tăng thêm và chi phúc lợi, khen thưởng đối với nhóm 4.

Về lập dự toán và phê duyệt dự toán mua sắm từ nguồn thu cung cấp hoạt động dịch vụ của ĐVSNCL.

Theo đó, hàng năm các đơn vị lập dự toán thu, chi hoạt động dịch vụ của ĐVSNCL cùng với thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước. Đối với dự toán thu, chi cung cấp dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước và các hoạt động dịch vụ khác, cơ quan quản lý cấp trên không giao dự toán thu, chi cho các đơn vị sự nghiệp công. Thủ trưởng ĐVSNCL quyết định dự toán thu, chi trên cơ sở kế hoạch, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Về thẩm quyền phê duyệt dự toán mua sắm, thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý, mua sắm tài sản hiện hành.

Riêng năm 2022, phương án phân loại tự chủ tài chính đối với ĐVSNCL trong thời gian chưa sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP thì tạm thời thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ ngày 05/9/2022.