Tiền sử phản vệ là gì

Sốc phản vệ do thuốc là gì?

Tiền sử phản vệ là gì
08.05.2021 11:26|
Tiền sử phản vệ là gì
8.730

Sốc phản vệ có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau 30 phút khi dùng thuốc, truyền dịch, thử test, bị ong đốt hay ăn thức ăn lạ...

Theo Tổ chức Dị ứng Thế Giới (WAO), sốc phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính và nguy kịch nhất có nguy cơ gây tử vong, và là tình trạng tăng quá mẫn xảy ra tức thì khi cơ thể tiếp xúc với một dị nguyên ở một người trước đó đã được mẫn cảm, hậu quả gây giải phóng ồ ạt các chất trung gian hóa học gây tác động nhiều tới các cơ quan đích.

Sốc phản vệ: Một phản ứng dị ứng thuốc nguy hiểm

Nói nôm na hơn, sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và được coi là một cấp cứu y tế, do phản ứng đe dọa tính mạng này có thể xảy ra bất cứ khi nào trong thời gian ngắn sau khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức, do gây tụt huyết áp nghiêm trọng và tắc nghẽn đường thở dẫn đến suy hô hấp cấp.

Thuốc là nguyên nhân gây sốc phản vệ hàng đầu cho người bệnh. Các đường thuốc đưa vào cơ thể như tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da, trong da; uống, xông, nhỏ mắt, đặt âm đạo hay thuốc bôi ngoài da đều có thể gây sốc phản vệ. Tuy nhiên, đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất. Tất cả các loại thuốc đều có thể gây sốc phản vệ cho người bệnh, hay gặp nhất là thuốc kháng sinh họ β lactam, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giãn cơ, thuốc chống co giật, thuốc cản quang, thuốc gây tê, gây mê

Những loại thức ăn có nguồn gốc động thực vật cũng có thể gây sốc phản vệ như: cá biển (cá thu, cá ngừ), tôm, tép, ốc, trứng, sữa, dứa, khoai tây, lạc, đậu nành, các loại hạt và các chất phụ gia.

Những người có các triệu chứng thông thường của dị ứng có thể bị sốc phản vệ khi tiếp xúc với dị ứng nguyên, có thể bao gồm: Da ngứa hoặc phát ban, chảy nước mũi, hắt hơi, miệng ngứa, họng, khó nuốt hoặc môi và lưỡi sưng, chân tay sưng, ho, chuột rút hoặc tiêu chảy, nôn mửa nhiều

Một số triệu chứng của sốc phản vệ cần được cấp cứu ngay bao gồm: Khó thở hoặc thở khó chịu, đau ngực, huyết áp thấp, mạch yếu và nhanh, chóng mặt, lẫn lộn.

Sốc phản vệ có thể xảy ra rất sớm hay đôi khi muộn hơn sau một vài giờ, nhưng khi đã xảy ra sốc phản vệ, diễn tiến sẽ rất nhanh trong vòng 12 phút và chuyển sang trạng thái nguy kịch, lúc này rất khó để đảo ngược tình huống. Người bệnh cần được điều trị trong vòng 30 đến 60 phút vì có thể gây tử vong.

Phòng ngừa sốc phản vệ thế nào?

Để phòng tránh bị sốc phản vệ do thuốc:

Nếu bạn có tiền sử dị ứng, hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ khi được kê đơn thuốc vì những người như bạn sẽ rất dễ bị dị ứng khi dùng thuốc.

Khi đang tiêm thuốc, nếu thấy có những cảm giác khác thường như bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, tê lưỡi.. hãy nói ngay với bác sĩ để ngừng tiêm và kịp thời xử lý như bị sốc phản vệ.

Sau khi tiêm thuốc xong nên ở lại phòng tiêm khoảng 15-30 phút, không nên ra về ngay đề phòng sốc phản vệ xảy ra muộn hơn với tùy cơ địa từng người.

Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đúng chỉ định.

Khi ăn đồ ăn lạ, nên thử một lượng nhỏ để xét phản ứng của cơ thể. Chờ sau 24 giờ mới nên ăn lại nếu không thấy hiện tượng gì bất thường. Với những người có cơ địa dị ứng sẽ rất dễ bị sốc phản vệ do ăn uống những đồ có chất lạ.

Theo SK&ĐS

Share with friends


Bài liên quan

Viêm gan do rượu gia tăng trong đại dịch COVID-19 (16.02.2022 11:25)

1/3 người lớn tuổi mắc COVID-19 phát triển các vấn đề sức khỏe mới (15.02.2022 09:38)

Tăng nguy cơ biến chứng tim sau khi nhiễm COVID-19 (12.02.2022 11:06)

Cách ứng phó với cơn ho do COVID-19 tại nhà (10.02.2022 11:27)

8 lời khuyên giúp bạn uống thuốc đúng cách (06.02.2022 05:47)

Người đang dùng thuốc, hãy cẩn trọng với rượu (29.01.2022 10:26)

Trẻ em ít có nguy cơ nhiễm COVID-19 nghiêm trọng, vì sao vẫn cần tiêm vắc xin? (26.01.2022 10:28)

5 điều cần biết về vắc xin COVID-19 tăng cường (21.01.2022 11:54)

Liều tăng cường có thể chống lại biến thể Omicron? (16.01.2022 11:08)

Cảnh báo mới nhất của Bộ Y tế khi dùng thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir (11.01.2022 09:45)

Omicron ít gây tổn thương phổi hơn, nhưng không được chủ quan (10.01.2022 05:54)

WHO công bố thêm thông tin về biến thể Omicron (04.01.2022 09:45)

Các nhà khoa học lý giải nguyên nhân người đã tiêm vắc xin vẫn mắc COVID-19? (04.01.2022 09:42)

Sự thực về vắc xin COVID-19 ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản (01.01.2022 10:27)

Vắc xin COVID-19 vẫn là 'tấm khiên' hiệu quả phòng ngừa SARS-CoV-2 (29.12.2021 05:33)

Các loại vắc xin hiện tại vẫn đủ hiệu quả để chấm dứt đại dịch (24.12.2021 07:09)

Tủ thuốc gia đình mùa dịch cần chuẩn bị những gì? (22.12.2021 02:07)

Kết hợp thuốc và chỉnh sửa gen, liệu pháp mới chống lại ung thư gan (19.12.2021 09:57)

Gói thuốc điều trị F0 tại nhà: cần dùng đúng cách (12.12.2021 05:37)

Mũi vắc xin tăng cường vô hiệu hóa biến thể Omicron (09.12.2021 04:11)

12345678910...