Tiếng anh thương mại lấy bao nhiêu điểm năm 2024

Điểm chuẩn Đại học Thương mại (TMU) năm 2023 dao động 24,5-27, cao nhất ở ngành Marketing, theo thông báo chiều 22/8.

Ba ngành Marketing thương mại, Kinh doanh quốc tế và Marketing số cùng lấy điểm chuẩn 27. Mức cao nhất năm nay bằng với năm ngoái. Ngôn ngữ Trung Quốc cao thứ hai - 26,9, Quản trị thương hiệu 26,8 và Kinh tế quốc tế 26,7.

Những ngành lấy điểm chuẩn 24,5 là Quản trị kinh doanh (Tiếng Pháp thương mại), Quản trị khách sạn. Mức thấp nhất này giảm 1,3 điểm so với năm ngoái.

Điểm chuẩn các ngành của Đại học Thương mại (TMU) năm 2023 như sau:

Tiếng anh thương mại lấy bao nhiêu điểm năm 2024

Tiếng anh thương mại lấy bao nhiêu điểm năm 2024

Tiếng anh thương mại lấy bao nhiêu điểm năm 2024

Trước đó vào tháng 7, trường Đại học Thương mại dự đoán điểm chuẩn có thể giảm 0,25-0,5.

Thí sinh trúng tuyển sẽ nhập học trực tuyến trên hệ thống của trường từ ngày 27/8 đến 8/9. Sau đó các em nộp hồ sơ bản cứng tại trường từ 11 đến 16/9.

Tiếng anh thương mại lấy bao nhiêu điểm năm 2024

Khuôn viên trường Đại học Thương mại. Ảnh: Thanh Hằng

Trường tuyển sinh bằng 5 phương thức, gồm xét học bạ với học sinh trường chuyên, xét điểm thi đánh giá năng lực, xét điểm thi đánh giá tư duy, xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và điểm học bạ, sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Tổng chỉ tiêu là 4.900.

Học phí năm học 2023-2024 của trường Đại học Thương mại dự kiến dao động 23-25 triệu đồng với chương trình chuẩn và 31,25 triệu đồng với chương trình chất lượng cao, tích hợp, chương trình định hướng nghề nghiệp 25 triệu đồng.

Năm 2022, các ngành của trường Đại học Thương mại đều lấy điểm chuẩn thi tốt nghiệp từ 25,8 trở lên, cao nhất là Marketing, Logistics, Thương mại điện tử, cùng lấy 27 điểm.

1. KIẾN THỨC 1.1 Kiến thức giáo dục đại cương Hiểu biết các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các kiến thức cơ bản của các môn khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, kinh tế xã hội phù hợp với ngành được đào tạo, giáo dục thể chất và tin học văn phòng. Am hiểu pháp luật và các vấn đề chính trị - xã hội đương đại, thực hiện các hành động nhằm bảo vệ môi trường và rèn luyện sức khỏe. 1.2 Kiến thức cơ sở ngành. Vận dụng được thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh đạt chuẩn quốc tế ở mức tương đương C1 theo Khung tham chiếu Châu Âu (The Common European Framework) hoặc Vietnamese Standardized test of English Proficiency (Vstep), tiếng Anh chuyên ngành kinh doanh thương mại; Sử dụng được ngoại ngữ 2 thuộc một trong các ngôn ngữ sau: tiếng Trung: HSC cấp III (Hán ngữ quốc tế); tiếng Nhật: Cấp III (theo tiêu chuẩn quốc tế); tiếng Hàn: Cấp III (theo tiêu chuẩn quốc tế); tiếng Nga: A2 (theo tiêu chuẩn của Bộ), tiếng Pháp: A2 (theo tiêu chuẩn Châu Âu). Nắm vững kiến thức cơ bản về kinh doanh, thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu, am hiểu pháp luật. 1.3 Kiến thức chuyên ngành Vận dụng được lý thuyết ngôn ngữ và lý thuyết dịch thuật để để biên phiên dịch các loại văn bản, tài liệu đa dạng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Tiến hành được các hoạt động biên phiên dịch trong lĩnh vực kinh doanh thương mại; các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, thương mại bao gồm cả phân tích, đánh giá tâm lý khách hàng, môi trường kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. 2. KỸ NĂNG. Phân tích, tổng hợp và giải quyết được vấn đề cụ thể trong lĩnh vực thương mại bao gồm các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế Lập luận, tư duy được cách tiếp cận hệ thống, nghiên cứu và giải quyết được các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Biên phiên dịch được các loại văn bản khác nhau liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, thương mại, các đoạn hội thoại trong giao tiếp thương mại-du lịch; các bài phát biểu. Phân tích, tổng hợp và giải quyết được vấn đề cụ thể trong lĩnh vực ngoại thương để kịp thời điều chỉnh quy mô, chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. Có khả năng làm việc độc lập, tự học hỏi và nghiên cứu. Có khả năng học tập và làm việc theo nhóm với tinh thần tự tin - tranh biện Phát triển được kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán trong kinh doanh. Sử dụng tốt các phần mềm Microsoft Office (Word, Excel, Powerpoint).Ứng xử khéo léo, nắm được những chiến thuật cơ bản trong giao tiếp, và chuẩn mực trong phát ngôn. 3. NHẬN THỨC Sống có lý tưởng, hoài bão, luôn có chí tiến thủ, phấn đấu trong học tập, công tác, đặt lợi ích cá nhân trong lợi ích tập thể - theo quan điểm vì cộng đồng trong đó mình là thành viên. Sống có ý thức trách nhiệm đối với bản thân cũng như xã hội. Tôn trọng các chuẩn mực đạo đức xã hội. Sống tự tin, lạc quan và bản lĩnh để vượt qua những hoàn cảnh khó khăn trong học tập và công tác. Có các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, môi trường. Có lòng yêu nước, yêu đồng bào, tinh thần tự hào dân tộc. Sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật. Nắm vững nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, sẵn sàng đảm nhận mọi công việc được giao.

Ngành Marketing Đại học Thương Mại lấy bao nhiêu điểm?

Năm 2022, các ngành của trường Đại học Thương mại đều lấy điểm chuẩn thi tốt nghiệp từ 25,8 trở lên, cao nhất là Marketing, Logistics, Thương mại điện tử, cùng lấy 27 điểm.

Đại học Hà Nội Ngành Ngôn ngữ Anh bao nhiêu điểm?

Năm 2022, điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Hà Nội là 35,55/40 điểm (tổ hợp D01), môn tiếng Anh nhân hệ số 2. Tại Học viện Ngoại giao, năm 2022, riêng ngành Ngôn ngữ Anh, Học viện xét theo thang điểm 40, môn tiếng Anh tính hệ số 2, có điểm chuẩn là 35,07 điểm.

Ngôn ngữ Anh Ngoại thương lấy bao nhiêu điểm?

Riêng đối với nhóm ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Trung của trường Đại học Ngoại Thương lấy điểm chuẩn từ 35 điểm đến 36,6 điểm (đối với điểm ngoại ngữ nhân với hệ số 2).

Ngành Ngôn ngữ Anh cần bao nhiêu điểm?

Theo thống kê của Lao Động, điểm chuẩn Ngôn ngữ Anh năm 2023 của các trường đại học trên cả nước có xu hướng tăng so với năm 2022. Cụ thể, điểm chuẩn dao động từ 15,5 đến 30 điểm, tùy thuộc vào phương thức xét tuyển, tổ hợp môn và mức độ cạnh tranh của trường.