Trẻ 1 tuổi nên ngủ bao nhiêu giờ 1 ngày năm 2024

Với trẻ sơ sinh cần phải ngủ 15 – 18 giờ mỗi ngày, mỗi giấc ngủ thường kéo dài từ 2 – 4 giời. Tuy nhiên, với trẻ sinh non thì thời lượng ngủ có thể lâu hơn còn những trẻ bị đau bụng thì có thể ngủ ít hơn. Ở giai đoạn này, trẻ chưa hình thành đồng hồ sinh học riêng, nên giấc ngủ thường không theo chu kỳ ngày đêm. Đây là giai đoạn mà trẻ cần được ngủ nhiều nhất.

Trẻ từ 1 – 4 tháng: cần ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày

Khi trẻ được từ 6 tuần tuổi trở đi, trẻ thường ngủ ít đi một chút. Tuy nhiên, mỗi giấc ngấc ngủ lại dài hơn và thường kéo dài từ 4 – 6 tiếng và có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối.

Trẻ từ 4 tháng tới 1 tuổi: cần ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày

Ở giai đoạn này, lý tưởng nhất là trẻ ngủ được 15 tiếng mỗi ngày, nhưng thực tế ở trẻ dưới 11 tháng tuổi thường chỉ ngủ được 12 tiếng mỗi ngày. Đây là giai đoạn quan trọng nhất để tập cho trẻ hình thành một thoái quen ngủ lành mạnh vì lúc này trẻ đã bắt đầu hòa nhập nhiều với xã hội và chu kỳ ngủ cũng bắt đầu giống người lớn.

Ở trẻ dưới 6 tháng thường ngủ khoảng 03 lần vào ban ngày, và giảm xuống còn 2 khi trẻ được 6 tháng tuổi. Buổi sáng, trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 9 giờ và kéo tới khoảng mười giờ. Buổi trưa, bắt đầu từ khoảng giữa trưa tới khoảng 2 giờ chiều và ngủ kéo dài khoảng một hoặc hai tiếng. Buổi chiều, trẻ có thể bắt đầu ngủ từ khoảng 3 – 5 giờ. Khi được 6 tháng tuổi(ở một số trẻ có thể sớm hơn), thể chất của trẻ đã phát triển và có khả năng ngủ được qua đêm.

Trẻ từ 1 – 3 tuổi: cần ngủ từ 12 – 14 tiếng mỗi ngày

Khi trẻ được 1 tuổi thì giấc ngủ buổi sáng sẽ dần mất đi, và thường chỉ có một giấc ngủ ngắn buổi trưa vào ban ngày.

Khi trẻ biết đi, lý tưởng cần có 14 tiếng ngủ mỗi ngày, nhưng thực tế thì chúng chỉ được ngủ khoảng 10 tiếng.

Ở phần lớn trẻ từ 21 – 36 tháng, vẫn cần ngủ trưa và thời gian kéo dài khoảng từ 30 phút tới một tiếng. Buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ 7 – 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 6 – 8 giờ sáng.

Trẻ từ 3 – 6 tuổi: cần ngủ 10 – 12 tiếng mỗi ngày

Ở giai đoạn này, buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 7 – 9 giờ tối và dậy khoảng từ 6 – 8 giờ sáng. Từ 3 tuổi trở đi, hầu hết trẻ vẫn còn ngủ trưa, tuy nhiên khi được 5 tuổi thì hầu như không còn ngủ trưa nữa. Thời gian ngủ trưa càng ngắn thì sẽ tốt cho trẻ.

Từ 3 tuổi trở đi, phần lớn trẻ đã hình thành được thói quen ngủ của mình.

Trẻ từ 6 – 12 tuổi: cần ngủ 10 – 11 tiếng mỗi ngày

Ở giai đoạn này, trẻ đã có những hoạt động ở trường, xã hội và gia đình, nên buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ trẻ hơn. Buổi tối, chúng thường ngủ bắt đầu ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 7 – 10 giờ sáng.

Giai đoạn này, trẻ cần được ngủ đủ từ 9 – 12 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày trẻ ngủ được trung bình khoảng 9 tiếng thì cũng vừa đủ.

Trẻ từ 12 – 18 tuổi: cần ngủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày

Ở giai đoạn này, các em có nhiều hoạt động hơn nên giấc ngủ rất quan trọng để lấy lại sức khỏe. Tuy nhiên, với áp lực học hành, nhiều em đã không ngủ đủ giấc mỗi ngày. Do đó, phụ huynh cần để ý nhiều hơn tới giấc ngủ của các em.

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người, nhất là trẻ nhỏ. Thế nhưng, trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Và làm thế nào giúp bé ngủ ngon để tăng trưởng và phát triển toàn diện nhất?

Ngày đăng 2023-02-23

Cập nhật ngày 2023-05-21

Trẻ 1 tuổi nên ngủ bao nhiêu giờ 1 ngày năm 2024

Nếu bạn cũng đang có những băn khoăn tương tự, hãy cùng Bảo hiểm Bowtie xem tiếp bài viết bên dưới. Trong bài viết này, Bowtie sẽ chia sẻ với bạn một số thông tin về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ 1 tuổi cũng như phần nào giải đáp băn khoăn “Bé 12 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?”.

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển của trẻ

Giấc ngủ đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ bởi chúng có thể tác động đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của bé. Thời gian ngủ là lúc mà cơ thể trẻ nạp lại năng lượng và lưu giữ những thông tin được “thu thập” suốt cả ngày. Ngoài ra, giai đoạn giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (non-REM) trong chu kỳ giấc ngủ cũng là lúc diễn ra quá trình tăng trưởng, sửa chữa những tổn thương trong tế bào và phục hồi năng lượng. Đồng thời, trong giai đoạn này, cơ thể cũng sẽ giải phóng các hormone giúp não bộ của trẻ phát triển.

Việc trẻ bị thiếu ngủ có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực. Cụ thể, thiếu ngủ ức chế hệ miễn dịch, ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng và hành vi của bé. Thiếu ngủ khiến cơ thể tiết ra những chất hóa học gây mất cân bằng như cortisol, progesterone… làm cho trẻ cáu kỉnh, quấy khóc, mất tập trung, mệt mỏi. Những đứa trẻ thường xuyên thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc sẽ phát triển trí tuệ chậm hơn so với các bé khác và dĩ nhiên cũng không lanh lẹ, thông minh, hoạt bát như những bé có giấc ngủ ngon.

Không dừng lại ở đó, trẻ nhỏ bị thiếu ngủ nghiêm trọng còn có thể chậm “đạt được” các cột mốc phát triển quan trọng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa thiếu ngủ với sự phát triển của bệnh đái tháo đường type 2 và tình trạng béo phì.

Trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Mỗi đứa trẻ sẽ có thời gian ngủ khác nhau, có bé ngủ nhiều hơn và có bé ngủ ít hơn. Do đó, sẽ rất khó để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ. Thông thường, thời gian ngủ của trẻ 1 – 2 tuổi được khuyến nghị là từ 11 – 14 tiếng. Thời gian này sẽ bao gồm thời gian ngủ vào buổi tối và 1 – 2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày.

Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

Đối với trẻ nhỏ, ngoài việc ngủ đủ thì việc ngủ ngon cũng rất quan trọng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bên cạnh việc ngủ đủ thì chất lượng giấc ngủ cũng ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển trí tuệ con người, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời. Thế nhưng, chất lượng giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ trực tiếp đến gián tiếp. Các yếu tố này bao gồm:

  • Gen: Nhìn chung, tính đến hiện nay, chúng ta vẫn chưa thật sự hiểu rõ việc gen tác động như thế nào và bao nhiêu đến giấc ngủ con người. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy gen có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ngủ, thời gian sinh học và chứng mất ngủ.
  • Bố mẹ hoặc người chăm sóc: Trẻ càng nhỏ thì càng phụ thuộc vào bố mẹ. Trách nhiệm của bố mẹ là luyện tập cho bé thói quen ngủ tốt và tạo môi trường thuận lợi để trẻ ngủ. Do đó, cha mẹ và người chăm sóc cũng là 1 yếu tố tác động đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
  • Chứng rối loạn giấc ngủ và các vấn đề sức khỏe như hội chứng ngưng thở khi ngủ, đái dầm, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, tự kỷ… cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Trẻ gặp phải các vấn đề sức khỏe này thường có chất lượng giấc ngủ kém hơn so với các bé khác.
  • Thói quen ngủ, môi trường ngủ: Việc tuân thủ các thói quen ngủ tốt như ngủ và dậy đúng giờ, tránh các hoạt động mạnh trước khi đi ngủ… cũng góp phần nâng cao chất lượng giấc ngủ của trẻ. Ngoài ra, để có giấc ngủ ngon, trẻ cũng cần được ngủ trong môi trường có nhiệt độ, ánh sáng phù hợp và ít tiếng ồn nhất.
  • Thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử (như điện thoại, TV, máy tính bảng…): Ánh sáng từ màn hình của các thiết bị điện tử có thể kích thích não bộ và ức chế việc sản xuất melatonin, một hormone do tuyến tùng tiết ra với chức năng điều hòa đồng hồ sinh học và giấc ngủ của cơ thể. Do đó, việc tiếp xúc với các thiết bị này ngay trước giờ đi ngủ sẽ khiến trẻ khó ngủ và ngủ không ngon.

Ngoài ra, trẻ 1 tuổi cũng rất dễ gặp phải tình trạng “khủng hoảng giấc ngủ”, khiến trẻ ngủ không ngon giấc, chống lại giấc ngủ, quấy khóc khi ngủ, ngủ ít hơn hoặc hay thức giấc vào ban đêm. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do:

  • Sự kích thích quá mức do tăng trưởng về thể chất và sự gia tăng mức độ hoạt động
  • Nỗi lo lắng về sự chia ly đi cùng với sự phát triển về mặt cảm xúc và xã hội
  • Trẻ phải thích nghi với thói quen, lịch trình đi ngủ mới
  • Trẻ mọc răng
  • Trẻ bắt đầu gặp ác mộng

Trẻ 1 tuổi nên ngủ bao nhiêu giờ 1 ngày năm 2024
Trẻ 1 tuổi dễ gặp phải tình trạng “khủng hoảng giấc ngủ”, khiến trẻ ngủ không ngon, ngủ ít, hay quấy khóc…

Làm thế nào để giúp trẻ 1 tuổi ngủ ngon?

Có thể thấy, việc ngủ đủ giấc và đảm bảo chất lượng giấc ngủ sẽ giúp trẻ 1 tuổi phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn. Để cải thiện giấc ngủ của trẻ 1 tuổi, bố mẹ có thể thử áp dụng một số cách sau đây:

Xây dựng thói quen ngủ tốt cho trẻ

Bố mẹ cần cố gắng xây dựng các thói quen đi ngủ tốt cho trẻ như cho trẻ đi tắm, đánh răng sớm rồi sau đó đi ngủ. Hãy lên một lịch trình để giúp bé đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Bố mẹ nên cố gắng duy trì lịch trình này vào cả những ngày nghỉ, lễ, tết hoặc khi đi du lịch.

Trước khi đi ngủ, bố mẹ có thể cùng bé thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng, yên tĩnh như đọc sách, kể chuyện. Tuy nhiên, hãy tránh các hoạt động mạnh, chơi ngoài trời và sử dụng các thiết bị điện tử trong một giờ trước khi đi ngủ. Nhiều chuyên gia cũng khuyến nghị rằng, bé nên hạn chế ăn bữa chính trong vòng 1 – 2 giờ trước khi ngủ. Nếu bé đói, bạn có thể cho bé ăn một bữa nhẹ hoặc uống một cốc sữa ấm, tuy nhiên không được cho bé ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào có chứa caffeine vì có thể gây mất ngủ.

Tạo môi trường ngủ thoải mái

Môi trường xung quanh đóng một vai trò rất quan trọng đối với giấc ngủ của trẻ. Bố mẹ hãy tạo cho bé một môi trường ngủ yên tĩnh, ấm áp và có ánh sáng nhẹ. Bạn có thể sử dụng đèn ngủ có ánh sáng mờ trong phòng của bé. Điều quan trọng là bố mẹ không nên để bất kỳ vật dụng nào có thể gây phân tâm xung quanh bé khi ngủ, đặc biệt là máy tính bảng hoặc điện thoại di động.

Giúp con hoạt động nhiều vào ban ngày

Vận động nhiều vào ban ngày có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn. Do đó, bạn có thể dành thời gian đưa bé ra ngoài chơi và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn nhé!

Nhìn chung, việc ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với trẻ 1 tuổi. Tuy nhiên, bên cạnh việc quan tâm trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ thì bạn cũng cần chú ý xây dựng một số thói quen ngủ tốt để cải thiện, nâng cao chất lượng giấc ngủ của trẻ nữa nhé!

Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo thêm những thông tin liên quan đến nhi khoa để trang bị cho bản thân nhiều kiến thức hữu ích giúp cho việc chăm sóc các bé được tốt hơn nhé!

Nguồn tham khảo

  • 1Why is sleep so important? - Texas Children's Hospital
  • 2Giấc ngủ đóng vai tró quan trọng đến sự phát triển của trẻ - Bệnh viện Nhi đồng 2
  • 3Factors Affecting the Quality of Sleep in Children - Children-Basel
  • 4Healthy sleep for your baby and child - Canadian Paediatric Society
  • 5 Sleep and Your 1- to 2-Year-Old - Kid Health
  • 612-Month Sleep Regression - Sleep Foundation
  • 7Helping children sleep better - Ministry of Health – Manatū Hauora

Bowtie Life Insurance Company Limited là công ty bảo hiểm trực tuyến đầu tiên được cấp phép tại Hồng Kông. Với công nghệ hiện đại cùng chuyên môn về y tế, Bowtie cung cấp một nền tảng online để bạn có thể trực tiếp tham khảo biểu phí và đăng ký tham gia các chương trình bảo hiểm sức khỏe mà không cần thông qua môi giới, không chịu các chi phí hoa hồng. Ngoài ra, bạn cũng có thể yêu cầu chi trả bồi thường tại nền tảng này một cách đơn giản, thuận tiện.

Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại https://www.bowtie.com.vn/.

Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Các chuyên mục khác

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác.

Trẻ 1 tuổi nên đi ngủ lúc mấy giờ?

Trẻ 1 tuổi cần ngủ trưa khoảng 1,5 - 2 tiếng mỗi ngày và vào buổi tối nên cho các bé đi ngủ lúc 7 - 9 giờ tối và thức dậy khoảng 6 - 8 giờ sáng hôm sau, tức là 11 - 13 tiếng cho giấc ngủ tối. Để thiết lập giấc ngủ cho bé sao cho hợp lý và hợp khoa học, cha mẹ có thể thực hiện theo các phương pháp sau.

Trẻ 1 tuổi ngủ ngày mấy lần?

Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Cần ngủ từ 12 – 14 tiếng mỗi ngày. Khi trẻ được 1 tuổi thì giấc ngủ buổi sáng sẽ dần mất đi và thường chỉ có một giấc ngủ ngắn buổi trưa vào ban ngày. Khi trẻ biết đi, lý tưởng cần có 14 tiếng ngủ mỗi ngày, nhưng thực tế thì trẻ chỉ ngủ được khoảng 10 tiếng.

Bé 1 tuổi ngủ trưa bao lâu?

Trẻ từ 1 tuổi trở lên: Ở độ tuổi này, bé có thể sẽ ngủ trưa và chỉ ngủ trưa vào buổi chiều, thường trong khoảng thời gian từ hai đến ba giờ. Nguyên nhân là giai đoạn này, trẻ không còn thiếu ngủ nhiều nữa mà hoạt động nhiều hơn, khiến giấc ngủ trưa của bé bị rút ngắn lại.

Trẻ 1 nằm ngủ bao nhiêu là đủ?

- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: Giai đoạn này, trẻ cần ngủ khoảng 12 đến 14 tiếng/ngày. Trẻ ở nhóm tuổi này rất ít khi ngủ vào buổi sáng và thường có một giấc ngủ ngắn từ 30 phút đến 1 tiếng vào buổi trưa. Vào buổi tối, trẻ thường ngủ vào khoảng 19 đến 21 giờ và trẻ sẽ thức dậy vào lúc 6 đến 8 giờ sáng ngày hôm sau.