Trình bày mục đích công dụng của các loại trang bị phương tiện bảo hồ cá nhân trong giá công có khi

1. Amiăng và sự xâm nhập vào cơ thể con người

Amiăng (asbestos) là một thuật ngữ thương mại chỉ sáu loại silicat tự nhiên có dạng tinh thể (hình 1). Trong số này, năm loại là silicat mạch đôi (amphibole) và một loại là silicat kép (amiăng serpentine hoặc chrysotile) [4] của Can xi (Ca) và Magie (Mg), chứa SiO2. Chúng được chia thành 2 nhóm amphibole và serpentine có cấu trúc hóa học, tính chất vật lý hoàn toàn khác nhau [1].

Trình bày mục đích công dụng của các loại trang bị phương tiện bảo hồ cá nhân trong giá công có khi

Hình 1. Sáu loại Amiăng trong tự nhiên

- Nhóm Serpentine: Chrysotile (amiăng trắng) có cấu tạo tinh thể dạng sợi dài, mảnh, xốp mềm, dễ phân hủy trong môi trường axit, chu kỳ bán phân hủy ngắn [4] và sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể trong vòng từ 0,3 - 11 ngày. Với khả năng chống chịu tốt đối với hầu hết các chất hóa học, có độ đàn hồi, sức bền cao, giúp amiăng trắng trở thành một loại nguyên vật liệu đầu vào hữu ích từ nhiều thập kỷ qua và đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các sản phẩm fibrô ximăng, vật liệu chống mài mòn, đệm chịu nhiệt và một số ứng dụng khác. Ước tính, amiăng trắng có mặt trong hơn 3.000 sản phẩm ứng dụng thuộc các lĩnh vực: Vật liệu xây dựng (fibro ximăng, đường ống xây dựng, bể chứa nước, thiết bị điện, viễn thông…), các loại vải sợi, quần áo chịu nhiệt, công nghiệp hàng không, công nghiệp dược phẩm, đóng tàu… Là loại sợi amiăng duy nhất còn tiêu thụ thương mại trên thị trường hiện nay, do những tính chất ưu việt của nó mà chưa có loại vật liệu nào có thể thay thế hoàn toàn được.

- Nhóm Amphibole gồm: Actinolite, Amosite (Amiăng nâu), Crocidolite (amiăng xanh), Tremolite, Anthophylite, Actinolite được gọi chung là amiăng màu. Chúng có cấu tạo sợi dạng thẳng, nhám, hình kim, chu kỳ bán phân hủy chậm (các nghiên cứu y học cho thấy chúng có thể lưu lại trong phổi tới 446 ngày) nên các sợi thuộc nhóm amphibole có thể là nguyên nhân gây ra ung thư phổi và ung thư trung biểu mô [2,9]. Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới, loại amiăng không còn được lưu thông trên thị trường do những ảnh hưởng của chúng đến sức chỏe con người.

Mặc dù có sự khác biệt về mức độ độc hại, trong các nghiên cứu của nhiều tác giả công bố [2,6,7], kết luận chung là tất cả các loại amiăng bao gồm cả amiăng trắng (Chrysotile) đều gây ung thư và không có ngưỡng an toàn cho các chất gây ung thư [1]. Trên thế giới, các nước Mỹ, Đức, Úc, Liên minh Châu Âu, đều khẳng định tất cả các chất amiăng bao gồm cả amiăng trắng đều là chất gây ung thư và 80% trường hợp mắc ung thư trung biểu mô là do tiếp xúc với amiăng sau 20-30 năm [5]. Do amiăng xâm nhập vào cơ thể và gây hại chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa, khi NLĐ và những người khác ăn, hít phải bụi hô hấp có chứa amiăng phát tán trong môi trường.

Tuy nhiên, vì lợi ích đem lại của amiăng nên không thể ngừng ngay việc sản xuất và sử dụng những sản phẩm có amiăng, chính vì vậy, tại Việt Nam cần xây dựng lộ trình giảm dần, tiến tới chấm dứt việc sử dụng sợi amiăng trắng trong sản xuất vật liệu lợp từ năm 2020 đến năm 2030 [1].

Trên cơ sở đó, cần có các biện pháp phòng ngừa sự phát tán amiăng ra môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của NLĐ sản xuất trực tiếp và những người khác, đặc biệt là khi thực hiện công việc tháo dỡ và xử lý tấm lợp có amiăng. Người lao động cần thực hiện quy định an toàn lao động và có biện pháp phòng ngừa, không hút thuốc, ăn uống tại nơi làm việc; Tắm rửa thay quần áo tại nơi lao động, không mang quần áo bẩn về nhà để giặt rũ; Định kỳ khám, chụp phim X quang phổi, đo chức năng hô hấp để kiểm tra sức khỏe và phát hiện sớm bệnh có liên quan đến amiăng…. Khi có các dấu hiệu của bệnh liên quan đến amiăng, cần thông báo ngay cho cơ quan y tế (các biểu hiện thường gặp khi mắc bệnh như: Đau tức ngực và khó thở, đau tức ngực khi gắng sức là hai triệu chứng chính của bệnh; ho kéo dài; lúc đầu ho khan, sau ho kèm theo khạc đờm; ho ra máu, thở khò khè…). Bên cạnh các giải pháp công nghệ, kỹ thuật, hành chính đã được thực hiện đầy đủ theo “hệ thống phân cấp kiểm soát ”, để đảm bảo an toàn cho NLĐ làm việc với amiăng hoặc tiếp xúc với amiăng thì giải pháp cuối cùng nhưng không thể thiếu đó là sử dụng PTBVCN, việc sử dụng PTBVCN sẽ làm giảm đáng kể khả năng tiếp xúc với sợi amiăng.

2. Phương tiện BVCN cho tháo dỡ và xử lý tấm lợp có amiăng

Phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) là các dụng cụ, trang bị mà người lao động (NLĐ) phải sử dụng để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố gây nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình lao động, sản xuất. Do vậy để phòng ngừa amiăng xâm nhập vào cơ thể, ngoài các biện pháp kiểm soát về công nghệ, kỹ thuật, hành chính, biện pháp sử dụng PTBVCN hết sức được chú trọng. NLĐ làm việc trong bất cứ trong môi trường nào có hoặc nghi ngờ có Amiăng đều phải sử dụng PTBVCN như phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp (PTBVCQHH), phương tiện bảo vệ mắt, phương tiện bảo vệ thân thể, phương tiện bảo vệ chân và các PTBVCN khác để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh từ amiăng. Tuy nhiên, cách lựa chọn, sử dụng, bảo quản và bảo dưỡng PTBVCN đúng cách để phát huy tốt tính năng bảo vệ của chúng là điều mà không phải ai cũng hiểu và thực hành tốt.

Việc lựa chọn và sử dụng PTBVCN cho NLĐ làm việc trong môi trường có liên quan đến amiăng cần phải dựa trên kết quả đánh giá rủi ro, đánh giá nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe NLĐ và được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm, có kiến ​​thức về chúng. Lựa chọn PTBVCN đúng và đạt theo yêu cầu, đặc biệt là PTBVCQHH cần căn cứ vào giá trị đo nồng độ amiăng trong môi trường lao động [5].

PTBVCN dễ dàng khử nhiễm độc là một trong những yếu tố được xem xét khi lựa chọn PTBVCN. Nếu có thể, cần sử dụng PTBVCN dùng một lần như quần yếm, túi trùm giầy an toàn… và có thể được xử lý như chất thải amiăng sau khi hoàn thành công việc liên quan đến amiăng.

NLĐ bước chân vào môi trường lao động đặc biệt là với công việc tháo dỡ và xử lý tấm lợp amiăng phải được cung cấp PTBVCN và sử dụng chúng trong suốt thời gian làm việc. NLĐ làm việc trực tiếp trong môi trường này có nguy cơ cao tiếp xúc với amiăng xanh hoặc nâu, với nồng độ bụi cao. Sau đây giới thiệu một số PTBVCN khi thực hiện các công việc tháo dỡ và xử lý tấm lợp có amiăng.

Ø Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp

Trình bày mục đích công dụng của các loại trang bị phương tiện bảo hồ cá nhân trong giá công có khi

Hình 2. Một số phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp

Cách lựa chọn phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp (PTBVCQHH)

Lựa chọn PTBVCQHH trước tiên phải lựa chọn những loại có đầy đủ thông tin về nhãn mác, xuất xứ, hướng dẫn sử dụng và đặc biệt là kết quả kiểm tra chất lượng của cùng lô sản phẩm đó. Để lựa chọn được đúng PTBVCQHH cần phải đánh giá rủi ro, cần đo nồng độ bụi, mức độ nhiễm amiăng trong môi trường làm việc tháo dỡ và xử lý tấm lợp có amiăng là như thế nào, để lựa chọn PTBVCQHH phù hợp.

Đối với bán mặt nạ, mặt nạ phòng độc cần tuân thủ theo tiêu chuẩn EN 14387:2000 (nếu mặt nạ phòng độc nhập khẩu cần phải có giấy chứng nhận hợp quy theo QCVN 10:2012). Còn đối với mặt nạ, bán mặt nạ lọc bụi cần tuân thủ theo tiêu chuẩn EN 143:2000 hoặc EN 149:2001…

Tuy nhiên, nhìn chung có thể lựa chọn PTBVCQHH cần chú ý chọn các bán mặt nạ (1 hộp lọc hoặc 2 hộp lọc, hình 2B) hoặc lựa chọn mặt nạ (hình 2C) hay mặt nạ có cấp khí (hình 2D), tùy thuộc vào nồng độ bụi cao hay thấp trong môi trường tháo dỡ và xử lý tấm lợp có amiăng. Trong trường hợp vì một lý do nào đó (nồng độ bụi thấp, kinh phí…) phải sử dụng khẩu trang (hình 2A) thì nên dùng một lần xong phải hủy bỏ không được tái sử dụng. Ngoài ra, lựa chọn PTBVCQHH cũng cần theo các tiêu chí:

- Làm sạch và dễ khử nhiễm amiăng

- Giao tiếp với những NLĐ khác dễ hơn

- Nhiệt độ của môi trường làm việc

- Khả năng di chuyển tự do, ví dụ như mặt nạ phòng độc có thể hạn chế di chuyển.

Cách sử dụng:

Khi đã lựa chọn được đúng loại PTBVCQHH phù hợp với môi trường làm việc có tháo dỡ và xử lý tấm lợp có amiăng. Cần đeo PTBVCQHH đúng cách, khi đeo cần điều chỉnh dây đeo sao cho biên dạng của PTBVCQHH vừa khít với biên dạng của mặt người đeo, để đảm bảo độ kín khít. Kiểm tra độ khít của PTBVCQHH cần được thực hiện khi chúng được sử dụng lần đầu tiên để đảm bảo đạt được độ kín tốt giữa khuôn mặt và biên dạng của chúng.

Kiểm tra độ vừa vặn, đánh giá độ kín giữa mặt người đeo và PTBVCQHH bằng thiết bị chuyên dụng như máy đo độ kín khít: Nguyên tắc sử dụng máy là đo áp suất và quan sát xem áp suất hiện lên là áp suất dương hay áp suất âm. Thử nghiệm này phải được thực hiện bởi người có chuyên môn và được đào tạo. Tuy nhiên trong thực tế nhiều khi không đủ điều kiện để kiểm tra độ kín khít bằng thiết bị chuyên dụng mà nhiều chuyên gia cho rằng việc thực hiện kiểm tra độ áp sát hay độ kín khít của PTBVCQHH có thể bằng kinh nghiệm thử như sử dụng các dụng cụ gồm một bình xịt chứa 1 loại chất nào đó không độc hại, không ảnh hưởng tới sức khỏe của NLĐ ví dụ đường gluco nồng độ 0,1%. Và một trùm cả đầu và mặt. Cách thực hiện:

- Đeo PTBVCQHH đúng cách (điều chỉnh dây đeo cho vừa vặn)

- Trùm mặt trùm kín cả đầu và mặt.

- Sau đó xịt đường gluco vào khoảng không giữa mặt người thử nghiệm (NLĐ) và mặt trùm.

- Sau thời gian là 5 đến 7 phút, phỏng vấn NLĐ. Nếu NLĐ thấy vị ngọt, có nghĩa là độ kín khít không đạt và ngược lại NLĐ không thấy vị ngọt thì độ kín khít hay độ áp sát của PTBVCQHH đạt yêu cầu.

Cũng có thể tự kiểm tra độ kín khít bằng cách:

- Đặt tay lên mặt nạ hoặc bộ lọc và hít vào - mặt nạ phải kéo chặt hơn vào mặt.

- Chặn các van thở ra và NLĐ thở ra và cảm thấy thở khó khăn - NLĐ sẽ nhận thấy mặt nạ phồng lên, nhưng nó không được rò rỉ. Nếu mặt nạ bị rò rỉ, hãy điều chỉnh lại dây đeo. Nếu nó vẫn bị rò rỉ, cần thay đổi kiểu mặt nạ phòng độc khác và lại tiến hành kiểm tra độ khít.

Bên cạnh đó để sử dụng PTBVCQHH cần lưu ý:

- Người lao động có râu hoặc tóc mai hoặc NLĐ đeo kính thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng kín khít của PTBVCQHH với khuôn mặt. Do vậy, NLĐ phải cạo sạch râu ria, tóc mai, đầu tóc gọn khi sử dụng PTBVCQHH.

- Với những người đeo kính thuốc nếu có thể sử dụng kính áp tròng hoặc nếu không thể thay đổi kính, nên sử dụng PTBVCQHH có mũ trùm cấp khí áp suất dương.

- Nếu người sử dụng đã tăng hoặc giảm cân đáng kể cần phải thay đổi PTBVCQHH thích hợp khác.

- Nếu kích thước hoặc kiểu loại của PTBVCQHH khác được chỉ định trước đó cũng cần kiểm tra độ kín khít khi bắt đầu sử dụng

- Cần được đánh giá độ kín khít của PTBVCQHH thường xuyên và có những tư vấn thích hợp từ chuyên gia.

Kiểm tra, bảo dưỡng và bảo quản mặt nạ phòng độc

Sau mỗi lần sử dụng:

- Khử nhiễm, làm sạch và lau khô mặt nạ phòng độc

- Kiểm tra màng chắn, van và các bộ phận trên mặt xem có khuyết tật không?

- Sạc lại pin cho mặt nạ phòng độc có cấp khí theo yêu cầu.

- Bảo quản trong hộp sạch và khô.

- Không được bảo quản mặt nạ mới và mặt nạ đã qua sử dụng cùng trong một hộp.

Ø Phương tiện bảo vệ mắt

Trong trường hợp tháo dỡ và xử lý tấm lợp amiăng không có mặt nạ mà NLĐ phải sử dụng khẩu trang dùng một lần hoặc bán mặt nạ (hình 2A, 2B) thì cần phải đeo kính an toàn hoặc kính bảo vệ mắt để tránh bụi hay bất kỳ vật rơi hoặc các mảnh vỡ văng bắn vào mắt.

Đối với công việc tháo dỡ và xử lý tấm lợp có amiăng, NLĐ cần phải sử dụng phương tiện bảo vệ mắt khi loại bỏ các vật liệu từ trên cao và khi làm sạch với chổi.

Nên lựa chọn loại chụp kín mắt khi làm công việc tháo dỡ amiăng hoặc ở nơi có nồng độ bụi amiăng cao.

Ø Phương tiện bảo vệ thân thể

Khi lựa chọn phương tiện bảo vệ thân thể cho tháo dỡ và xử lý tấm lợp có amiăng, cũng cần phải xem xét các yếu tố như căng thẳng nhiệt tiềm ẩn (nhiệt độ môi trường), nguy cơ hỏa hoạn và các nguy cơ về điện liên quan đến hoạt động này.

- Không nên mặc quần áo làm từ len hoặc các chất liệu khác có khả năng hút bụi dạng sợi trong công việc này.

- Nên sử dụng bộ áo liền quần sử dụng một lần. Chúng không được sử dụng lại và phải bỏ đi như phế thải amiăng. Tuy nhiên, trong trường hợp có nguy cơ cháy và những trường hợp tương tự, quần áo bảo hộ mặc một lần sẽ không thích hợp mà nên dùng loại sử dụng lại được.

- Nên sử dụng những bộ quần áo có mũ trùm đầu và liền quần và được làm từ vật liệu có đầy đủ khả năng bảo vệ chống lại sự xâm nhập của sợi amiăng. Mũ trùm đầu có trang bị cần phải luôn được đội qua dây đeo của mặt nạ phòng độc. Các cổ tay áo bị lỏng cần được băng kín bằng băng keo. Bộ quần áo này phải được thiết kết không có thêm túi mở hoặc túi có khóa (không có túi) vì những đặc điểm này có thể dễ bị nhiễm amiăng và khó khử nhiễm (hình 3).

- Nếu đem giặt những bộ quần áo bảo hộ lao động sử dụng lại được (Không khuyến khích) thì nên nhúng ướt hoàn toàn và bọc 2 lần để gửi tới nơi giặt những quần áo nhiễm amiăng. Nghiêm cấm giặt quần áo bảo hộ đã bị nhiễm bẩn tại nhà của NLĐ.

     

Trình bày mục đích công dụng của các loại trang bị phương tiện bảo hồ cá nhân trong giá công có khi

Hình 3.Quần áo có mũ liền quần

Trong trường hợp khi tháo dỡ và xử lý tấm lợp, trong môi trường còn có thêm vấn đề về khác như chất hóa chất độc hại thì phải thực hiện thêm việc đánh giá rủi ro kết hợp với với các dữ liệu an toàn liên quan (MSDSs) phải được tham khảo từ đó lựa chọn PTBVCN thích hợp.

Ø Phương tiện bảo vệ chân

Khi lựa chọn giày, ủng bảo hộ lao động thích hợp cho tháo dỡ và xử lý tấm lợp có amiăng, cần tránh giầy, ủng có ren, có dây buộc vì chúng có thể khó làm sạch và bụi amiăng có thể tích tụ trong dây buộc, ren và trong các lỗ luồn dây. Ưu tiên sử dụng (nếu có thể) những đôi giầy, ủng không có dây như giày cao cổ. Trong môi trường này có thể có vật rơi, va đập và vật sắc nhọn nên tốt nhất là NLĐ cần sử dụng giầy an toàn, bảo vệ và lao động chuyên dụng (tùy từng khối lượng công việc mà lựa chọn chất lượng và mức độ bảo vệ của giầy. Chất lượng cần được kiểm tra theo bộ tiêu chuẩn TCVN 7651:2007 đến TVCN 7654:2007), tuy nhiên do đặc thù công việc khi sử dụng giầy an toàn cần phải được bọc bởi túi trùm ngoài dùng một lần và dán băng keo cho kín.

Trình bày mục đích công dụng của các loại trang bị phương tiện bảo hồ cá nhân trong giá công có khi

Hình 4. Túi trùm ngoài và ủng cao cổ có thể sử dụng trong những công việc tháo dỡ Amiăng

Vệ sinh giầy ủng sau khi sử dụng

- Giầy, ủng được làm sạch (dùng khí hoặc nước rửa) sau khi kết thúc công việc trong ngày và được sử dụng lại.

- Giầy, ủng bảo hộ phải được khử độc khi kết thúc công việc và bọc kín 2 lần để sử dụng ca lam việc tiếp theo (nhưng không được dùng cho công việc khác). Những loại giầy, ủng không thể khử độc hiệu quả thì phải được bỏ đi như phế thải amiăng.

- Nên vệ sinh giày ủng sạch sẽ sau giờ làm việc.

- Kiểm tra giầy, ủng để đảm bảo không có mảnh amiăng vỡ bị mắc kẹt trong đó.

- Giày bảo hộ lao động (và tất cả các PTBVCN khác) phải được khử nhiễm trước khi rời khỏi khu vực hoạt động liên quan đến amiăng vì bất kỳ lý do gì.

Ø Phương tiện bảo vệ tay

Việc sử dụng găng tay bảo vệ cần được xác định bằng đánh giá rủi ro trong việc tháo dỡ và xử lý tấm lợp có amiăng. Nếu có thể có một lượng đáng kể sợi amiăng thì cần phải đeo găng tay dùng một lần, có tác dụng giảm lượng ô nhiễm amiăng trên tay của bạn.

Nên lựa chọn các loại găng tay cao su dùng một lần.

Găng tay phải được dùng trong khu vực làm việc không được mang ra ngoài. Khi công việc đã hoàn tất, găng tay phải được khử độc (trong trường hợp loại găng tay tái sử dụng) hoặc và bất kỳ găng tay dùng một lần cần được thải bỏ như chất thải amiăng.

Sau khi kết thúc công việc NLĐ phải rửa tay và móng tay sạch sẽ theo hướng dẫn sau:

- Rửa sơ bộ tay dưới vòi nước. Cho xà phòng vào lòng bàn tay và xoa đều.

- Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

- Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay và các kẽ ngón, móng tay trong vòng ít nhất 20 giây.

- Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.

- Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.

- Tráng sạch tay dưới vòi nước. Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn sử dụng một lần

Ø Phương tiện bảo vệ đầu

Trong công việc tháo dỡ và xử lý tấm lợp có amiăng cần phải sử dụng mũ an toàn công nghiệp. Trong môi trường này có nguy cơ vật rơi, vật văng bắn có thể gây chấn thương đầu, do vậy để bảo vệ đầu NLĐ cần thiết phải đội mũ ATCN.

Cần lựa chọn các loại mũ có hưỡng dẫn sử dụng, có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng và phải có bằng chứng về chất lượng như kết quả kiểm tra chất lượng của mũ ATCN theo tiêu chuẩn TCVN 6407:1998.

Khi đội mũ cần điều chỉnh núm vặn cho vừa với khuôn đầu, không nên vặn chặt vào đầu quá sẽ có thể làm đau đầu. Quai mũ được điều chỉnh vừa và đặt dưới cằm.

Sau khi sử dụng cần vệ sinh mũ bằng nước sạch và lau thấm rồi bảo quản ở nơi sạch không có amiăng.

Trình bày mục đích công dụng của các loại trang bị phương tiện bảo hồ cá nhân trong giá công có khi
 

Hình 5. Kết cấu của mũ ATCN và mũ không đạt chất lượng

Tuy nhiên, trong thực tế tất cả các loại mũ đều chỉ sử dụng được một thời gian nhất định, nhưng trong hướng dẫn sử dụng hầu như không chỉ rõ điều này. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu những mũ ATCN của một số nước như Nhật, Hàn, New Zealand thời hạn sử dụng của mũ sau 12 tháng cần phải thay, còn ở một số nước Châu Âu khuyến cáo thời hạn sử dụng từ 2-10 năm [8], một số loại mũ của Việt Nam thì chỉ có thời hạn sử dụng từ 2-12 tháng [3]. Chính vì vậy khi sử dụng những loại mũ ATCN phải thường xuyên quan sát màu sắc của mũ, nếu thấy màu bạc phải xem xét và cần đánh giá lại tính năng bảo vệ của mũ (nhiều khi còn có những lớp nhựa bong tróc trên bề mặt thân mũ (vật liệu polyme) do sự tác động của thời tiết làm chúng bị lão hóa).

Việc kiểm tra sơ bộ, nhanh chất lượng của mũ cũng là điều mà NLĐ nên biết để khi sử dụng mũ đảm bảo được tính năng bảo vệ của mũ và bảo vệ cho chính họ trong môi trường lao động có những vật rơi, vật va đập hay có những mối nguy khác như hóa chất….

Ø Phương tiện chống ngã cao

Trong công việc tháo dỡ và xử lý tấm lợp có amiăng khi trèo lên cao quá 2 mét thì NLĐ cần phải sử dụng phương tiện chống ngã cao.

Khi lựa chọn phương tiện chống ngã cao cần xem xét có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng đạt tiêu chuẩn (tuân thủ theo bộ tiêu chuẩn TCVN 7802-1:2007 đến phần TCVN 7802-1:2008: phương tiện chống ngã cao)

NLĐ cần được hướng dẫn đầy đủ về cách sử dụng phương tiện chống ngã cao. Cũng như các PTBVCN khác khi kết thúc công việc NLĐ không nên mang ra khỏi khu vực làm việc. Cần được khử nhiễm amiăng đúng cách sau ngày làm việc và bảo quản ở nơi không có amiăng.

Ø Sử dụng đúng cách nhiều PTBVCN trong công việc tháo dỡ và xử lý tấm lợp có amiăng

Trong công việc tháo dỡ và xử lý tấm lợp có amiăng cần có sự kết hợp nhiều PTBVCN khi làm việc. Đặc biệt là sự kết hợp giữa PTBVCQHH (mặt nạ, mặt nạ phòng độc), mũ ATCN và kính bảo hộ lao động, điều này cần chú ý đến cách đeo phù hợp và có những giải pháp nhất định để sao cho mục tiêu là bảo vệ được NLĐ phòng tránh sự xâm nhập của amiăng.

Trình bày mục đích công dụng của các loại trang bị phương tiện bảo hồ cá nhân trong giá công có khi
   

Hình 6. Sử dụng mũ ATCN kết hợp với mặt nạ phòng độc  

Sử dụng nhiều PTBVCN một cách an toàn

- Nếu mặc quần yếm thì quần cần có kích thước lớn hơn để tạo cảm giác thoải mái và trùm qua giầy. Mặc quần yếm bên ngoài giầy ủng (không được nhét ống quần vào trong giầy ủng)

- Băng dán để dán những vị trí rộng như giữa găng tay và cổ tay.

- Che dây đeo PTBVCQHH bằng mũ trùm.

- Đi giày an toàn không có dây buộc - không đi giày có dây buộc vì chúng khó vệ sinh đúng cách (trường hợp sử dụng phải có túi trùm kín giầy an toàn và dùng băng dán kín).

- Trường hợp sử dụng túi trùm một lần bên ngoài giầy an toàn thì phải cởi bỏ trước khi rời khỏi khu vực bị ô nhiễm - điều này tránh khả năng mắc phải các sợi amiăng trên đế giầy, ủng.

Ø Bảo quản và khử nhiễm PTBVCN sau khi sử dụng

- PTBVCN phải được bảo quản ở nơi sạch sẽ, không được để ở nơi nhiễm Amiăng.

- Khi kết thúc công việc, PTBVCN sử dụng một lần (trừ mặt nạ phòng độc) nên được tháo ra và thải bỏ như chất thải amiăng. Điều này là để ngăn quần áo sạch không bị nhiễm sợi amiăng.

- PTBVCN có thể tái sử dụng (mặt nạ, mũ ATCN, giầy an toàn, ủng...) phải được khử nhiễm bằng cách hút bụi có gắn bàn chải trên máy hút bụi. Sau khi hút bụi xong, PTBVCN cần được lau bằng khăn ẩm dùng một lần.

- PTBVCN tái sử dụng phải được bảo quản trong hộp kín khi không sử dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo số 903/BC-BYT-Báo cáo về vấn đề tác hại của amiăng trắng đối với sức khỏe con người, ngày 28/8/2014.

[2]. Lê Thị Hằng, Bệnh viện Xây dựng, Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường - Bộ Xây dựng, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Nghiên cứu ảnh hưởng của Amiăng trắng đối với sức khỏe người lao động tại các đơn vị sản xuất và người sử dụng tấm lợp Amiăng xi măng”, 2017

[3]. Nguyễn Thị Thu Thủy, Viện nghiên cứu KHKT BHLĐ, Báo cáo tổng kết đề tài: “Xây dựng qui trình thực nghiệm xác định thời gian sử dụng mũ an toàn công nghiệp sử dụng ngoài trời ở Việt Nam”, năm 2010.

[4]. Alessandro F Gualtieri,Gigliola Lusvardi …, Structure Model and Toxicity of the Product of Biodissolution of Chrysotile Asbestos in the Lungs, Chemical Research in Toxicology, Pub Date : 2019-09-10 

[5].©Asbestos Removal Contractors Association 2015, Guidance on the Selection of Personal Protective Equipment (PPE) for work with Asbestos,

[6]. Hille SuojalehtoIrmeli LindströmJohanna LehtimäkiKirsi Koskela

Trends of asbestos-related occupational diseases in Finland in 2005-2015, https://erj.ersjournals.com/content/54/suppl_63/PA2813

[7]. Inke Sabine Feder , Iris Tischoff , Anja Theile , Inge Schmitz1 , Rolf Merget and Andrea Tannapfe, “The asbestos fibre burden in human lungs: new insights into the chrysotile debate”,

file:///D:/Amiăng/The%20asbestos%20fibre%20burden%20in%20human.pdf

[8]. Patrick Kirk, New Zealand: “Effect of outdoor weathering on the effective life of forest industry safety helmets”, Volume 25, Issue 1, January 2000, Pages 51-58, https://doi.org/10.1016/S0169-8141(98)00079-1

[9]. Wichard Doll and Julian Peto, Effects on health of exposure to asbestos, HSE BOOKS, file:///D:/Amiang/exposure%20with%20amian.pdf