Trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có bao nhiêu công nghệ

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

- Cuối thế kỷ XX - đầu thế kỉ XXI, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại xuất hiện.

- Đặc trưng: bùng nổ công nghệ cao.

+ Dựa vào thành tựu KH mới với hàm lượng tri thức cao

+ Bốn công nghệ trụ cột:

Công nghệ sinh học.

Công nghệ vật liệu.

Công nghệ năng lượng.

Công nghệ thông tin.

-> Tác dụng: thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, đông thời hình thành nền kinh tế tri thức – nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao.

Loigiaihay.com

  • Trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có bao nhiêu công nghệ

    Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước.

    GDP bình quân đầu người có sự chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

  • Trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có bao nhiêu công nghệ

    Sự phân chia thành các nhóm nước

    Thế giới có trên 200 quốc gia

  • Trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có bao nhiêu công nghệ

    Bài 3 trang 9 SGK Địa lí 11

    Dựa vào bảng số liệu (trang 9 SGK Địa lí 11): Vẽ biểu đồ đường biểu hiện tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển qua các năm. Rút ra nhận xét.

  • Trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có bao nhiêu công nghệ

    Bài 2 trang 9 SGK Địa lí 11

    Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới.

  • Trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có bao nhiêu công nghệ

    Bài 1 trang 9 SGK Địa lí 11

    Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế- xã hội của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

Thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng kỹ thuật. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở nước Anh vào 30 năm cuối thế kỷ XVIII và hoàn thành vào những năm 50 đầu thế kỷ XX với nội dung chủ yếu là cơ khí hóa, thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ hai còn gọi là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ XX. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo nên sự thay đổi to lớn,đem lại sự thay đổi mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực thế giới.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện diễn ra trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội, cụ thể là:

+ Về tự động hóa: sử dụng ngày càng nhiều máy tự động quá trình, máy công cụ điều khiển bằng số, rô bốt.

+ Về năng lượng: ngoài những dạng năng lượng truyền thống (nhiệt điện, thủy điện) ngày nay đã và đang chuyển sang lấy dạng năng lượng nguyên tử là chủ yếu và các dạng năng lượng “sạch” như năng lượng mặt trời…

+ Về vật liệu mới: chỉ chưa đầy 40 năm trở lại đây các vật liệu mới đã xuất hiện với nhiều chủng loại rất phong phú và có nhiều tính chất đặc biệt mà vật liệu tự nhiên không có được. Ví dụ: vật liệu tổng hợp…

+ Về công nghệ sinh học: được ứng dụng ngày càng nhiều trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, hóa chất, bảo vệ môi trường… như công nghệ vi sinh, kỹ thuật cuzin, kỹ thuật gen và nuôi cấy tế bào.

+ Về điện tử và tin học: đây là lĩnh vực vô cùng rộng lớn, hấp dẫn đang được loài người đặc biệt quan tâm, nhất là lĩnh vực máy tính diễn ra theo bốn hướng: nhanh (máy siêu tính); nhỏ (vi tính); máy tính có xử lý kiến thức (trí tuệ nhân tạo); máy tính nói từ xa (viễn tin học).

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra vào thời gian nào?

Vào cuối thế kỷ XX – đầu thế kỉ XXI là thời gian của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại xuất hiện.

Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

Bên cạnh việc nghiên cứu giải đáp cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra vào thời gian nào thì đặc trưng và tác dụng cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại cũng là vấn đề quan trọng.

Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là sự xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao. Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có. Đây là các khoa học dựa vào thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao

Bốn công nghệ trụ cột có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế – xã hội là:

– Công nghệ sinh học

– Công nghệ vật liệu

– Công nghệ năng lượng.

– Công nghệ thông tin.

Tác dụng của bốn công nghệ trụ cột thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, đông thời hình thành nền kinh tế tri thức – nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao.

Trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có bao nhiêu công nghệ

Câu hỏi: Bốn công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là

  1. công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu.

  2. công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin, công nghệ nano, công nghệ lọc hóa dầu.

  3. công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ nano, công nghệ in.

  4. công nghệ in, công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng.

Câu hỏi: Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là xuất hiện và phát triển nhanh chóng

  1. Công nghiệp khai thác

  2. Công nghiệp dệ may

  3. Công nghệ cao

  4. Công nghiệp cơ khí