Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Bài "Bàn về thành ngữ, tục ngữ" của Lê Xuân Mậu trong tạp chí Ngôn ngữvà Đời sốngsố 5 (91) - 2003, tác giả viết: "Với những đơn vị "lưỡng tính" thực ra khó xác định được khởi nguồn của nó là thành ngữ hay tục ngữ, gọi tất cả là "thành ngữ bị tục ngữ hóa" có thể là không bao quát mọi trường hợp...".

Theo chúng tôi nghĩ thành ngữ và tục ngữ không thể "lưỡng tính", không thể là một câu vừa là tục ngữ vừa là thành ngữ được, cũng không thể nói "thành ngữ bị tục ngữ hóa" và càng không thể như Phạm Thuận Thành cho (theo Lê Xuân Mậu) tục ngữ không thể có nghĩa bóng, chỉ có thành ngữ mới có nghĩa bóng. Nói như vậy là không có căn cứ, phiến diện, thiếu thuyết phục.

Theo chúng tôi, muốn phân biệt đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ thì phải có căn cứ, phải có cơ sở khoa học, có tiêu chí để phân định.

Đầu tiên xin nói về tục ngữ: Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, gọn sắc, xuôi tai, diễn đạt trọn vẹn một ý mà nội dung thuộc về những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân. Tục ngữ là một phán đoán, chẳng hạn "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Còn thành ngữ chỉ là một cụm từ (cụm từ cố định) diễn đạt một khái niệm một cách có hình ảnh.

Xét về mặt ngữ pháp thì tục ngữ là một câu, là một phán đoán, còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu. Xin nêu ví dụ:

Tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim".

Thành ngữ "Tôi chúc chị "Mẹ tròn con vuông"

Xét về mặt ý nghĩa thì tục ngữ diễn đạt một ý trọn vẹn, là một phán đoán, còn thành ngữ diễn đạt một khái niệm - ngang một từ, một cụm từ.

Nộidung của tục ngữ thuộc về đúc rút kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội, chẳng hạn đúc rút về kinh nghiệm canh tác: "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống".

Còn thành ngữ là một hình ảnh sinh động, biểu cảm, giàu tính hình tượng. Thành ngữ thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hay nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn: "Chân cứng, đá mềm" (tu từ hoán dụ).

"Kiến bò miệng chén (tu từ ẩn dụ).

Nói tục ngữ không có nghĩa bóng là sai. Đa số tục ngữ có hai nghĩa (nghĩa đen và nghĩa bóng) mà nghĩa bóng là thông báo chủ yếu của tục ngữ. Chẳng hạn câu "Có sừng thì đừng hàm trên". Nghĩa đen nói về hình ảnh con trâu, nghĩa bóng (nghĩa chính) nói về quy luật phân phối tự nhiên và xã hội, về tính tương đối của mọi sự vật hiện tượng đời sống. Một số câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen như:

Chuồn chuôn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng bay vừa thì râm

Câu tục ngữ trên đúc rút kinh nghiệm về dự báo thời tiết của nhân dân.

Thành ngữ mang tính biểu trưng, khái quát, cô đọng và tính hình tượng bóng bẩy. Thực ra tính hình tượng và tính biểu trưng là những đặc điểm có quan hệ mật thiết với nhau trong thành ngữ. Do đó thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào trong lời nói, chẳng hạn: Tôi mong anh đi "chân cứng đá mềm" tức mong anh đi mạnh khoẻ.

Một điều đáng lưu ý nữa là: Tục ngữ thường dùng độc lập vì nó đã thành câu, đã diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn người ta thường nhắc nhau:

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Còn thành ngữ chưa thành câu chỉ là một cụm từ (cụm từ cố định) chỉ là một thành phần của câu nên người ta thường dùng chêm xen trong câu nói. Chẳng hạn: Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo" mà mất đoàn kết hay Anh cũng như "kiến bò miệng chén" thôi.

Tóm lại tục ngữ là một câu nói, diễn đạt một ý trọn vẹn. Tục ngữ thường là những câu đúc rút kinh nghiệm về cuộc sống, về thiên nhiên - xã hội. Tục ngữ thường được dùng độc lập, còn thành ngữ là một ngữ (cụm từ) cụm từ cố định, là một thành phần câu, thường được dùng chêm xen trong câu nói. Thành ngữ là một hình ảnh giàu tính hình tượng, giàu tính biểu cảm.

Chúng tôi xin có một số ý kiến nhỏ mong góp thêm ý cùng bàn luận về thành ngữ, tục ngữ.

Xem Thêm

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Hà Tĩnh: Hội thảo khoa học về Hoàng giáp Lê Tuấn

Sáng 16/3, Hội Khoa học Lịch sử Hà Tĩnh (Thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh) và UBND huyện Kỳ Anh phối hợp với dòng họ Lê ở Kỳ Anh tổ chức Hội thảo khoa học “Hoàng giáp Lê Tuấn và dòng họ Lê Kỳ Anh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước”.

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Hơn 100 nhà khoa học cùng giải bài toán ô nhiễm tại Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học cùng nhau tìm ra lời giải đáp phù hợp nhất với Việt Nam trong vấn đề xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường và triển khai cam kết “Giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050”.

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu phát thải khí nhà kính

Chiều 30/1 tại Hà Nội, Trung tâm Chứng nhận Chất lượng và Phát triển doanh nghiệp (trực thuộc VUSTA) đã tổ chức hội thảo tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tập huấn lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho 120 doanh nghiệp tại khu vực phía Bắc.

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất lập sàn giao dịch tín chỉ carbon quốc gia

Sáng 8/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam. Theo đó, việc hình thành thị trường tín chỉ carbon là thực hiện cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 trên thực tế.

Tin mới

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Thanh Hoá: Phản biện quy định chi phí tham gia chương trình đào tạo

Sáng ngày 19/3, Liên hiệp hội tỉnh tổ chức hội thảo “Quy định mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ đào tạo đối với từng nhóm đối tượng tham gia chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (Quy định) do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội soạn thảo.

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Hà Tĩnh: Hội thảo khoa học về Hoàng giáp Lê Tuấn

Sáng 16/3, Hội Khoa học Lịch sử Hà Tĩnh (Thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh) và UBND huyện Kỳ Anh phối hợp với dòng họ Lê ở Kỳ Anh tổ chức Hội thảo khoa học “Hoàng giáp Lê Tuấn và dòng họ Lê Kỳ Anh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước”.

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Thanh Hoá: Phản biện đề án về chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Sáng ngày 15/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo “Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất công nghệ cao, chuyển đổi số trong nông nghiệp tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa” (Đề án) do UBND huyện Thạch Thành phụ trách.

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Tục ngữ là gì cho ví dụ năm 2024

Công bố hoạt động hưởng ứng Đại hội Năng lượng thế giới

Sáng 15/3, tại Hà Nội diễn ra họp báo công bố sự kiện Đại hội Năng lượng thế giới lần thứ 26 tại Việt Nam và chuỗi các hoạt động hưởng ứng sự kiện tại VN. Buổi họp báo do Hội đồng năng lượng thế giới tại Việt Nam tổ chức.

Thế nào là tục ngữ vần lớp 7?

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Cũng là 1 thể loại của văn học dân gian.

Thành ngữ tục ngữ là gì lớp 4?

“Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”. “Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân”.

Thành ngữ là gì lớp 6 ví dụ?

Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, có nghĩa bóng bẩy. Nghĩa của thành ngữ là nghĩa toát ra từ cả cụm từ, chứ không phải được suy ra từ nghĩa của từng thành tố. Ví dụ: Mẹ tròn con vuông, Chân cứng đá mềm,…

Tục ngữ được ví như gì?

Tục ngữ được ví như túi khôn dân gian, kho báu của trí tuệ nhân dân. Tục ngữ hình thành, phát triển từ thực tiễn dời sống, kinh nghiệm của nhân dân. Tục ngữ tồn tại như là lời nói, gắn với ngôn ngữ đời sống. Chức năng quan trọng của tục ngữ là diễn đạt, truyền bá kinh nghiệm đời sống một cách đa dạng và khá toàn diện.