Đệ tử chân truyền là gì năm 2024

Ngay từ đầu khi tôi quyết định dấn thân vào nghề tài chính kinh doanh, tôi luôn chia sẻ tất cả những gì tôi có cho bất cứ cá nhân nào muốn học hỏi và tiến bộ.

Anh không sợ người ta bắt chước sao?

Xã hội bây giờ ngày càng văn minh, mình cho hết rồi thì mình lại tự ép mình tìm tòi và sáng tạo. Cả cuộc đời tìm tòi và sáng tạo là niềm vui.

Giữ lại bạn sẽ không phát triển và chỉ có cho đi, hết rồi, bạn mới tìm cái mới, cái hay, cái chuyên sâu nhưng dễ hơn.

Hiện nay cũng đã có việc đăng ký bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ.

Tôi cũng cho phép 1 người trong gia đình học thì cả nhà cũng có thể tham gia học với 1 lần đóng phí duy nhất: vợ, chồng và con cái với quy chế riêng.

Khi bạn xác nhận là bạn có đệ tử chân truyền cũng là lúc bạn đối xử bất công với những cá nhân còn lại.

Họ đóng tiền học như nhau nhưng sao lại bị đối xử bất công và từ đó sẽ phát sinh mâu thuẩn không đáng có.

Tôi đơn giản chỉ là một rainmaker (một cơn mưa) thôi, những gì tôi cầm tay chỉ việc như một cơn mưa xuống với muôn loài.

Vấn để còn lại phụ thuộc vào những yếu tố sau:

1. Khả năng lĩnh hội của từng cá nhân

2.Khả năng luyện tập hàng ngày và mỗi ngày của từng cá nhân do đam mê của nhà đầu tư.

3.Kiếm tiền thôi mà, không đam mê thì từ từ mê. Không vội được khi KAASH x B chưa cao.

Những yếu tố trên sẽ giúp nhà đầu tư nào chịu khó cộng thêm một tý chất xúc tác là: tố chất và đam mê sẽ đi nhanh hơn, vượt trội lên và khá hơn những bạn học cùng chung một khoá nhưng điều đó không xác nhận bạn là đệ tử chân truyền gì cả.

Lý thuyết 10.000 giờ không phải để bạn áp dụng trong 20 năm mới đủ 10.000 giờ nếu bạn dành thời gian mỗi ngày cho một vấn đề gì đó nhiều hơn thì chỉ cần 10 năm hay 5 năm thôi bạn đã rèn đủ 10k giờ rồi.

Vì vậy mà có những nhà sư đã làm cốc tịnh tâm để có thể nhập cốc dành thời gian học hành và luyện tập là vậy.

Chân truyền hay không nằm trong tay những nhà đầu tư. Ông huấn luyện viên thých nhưng họ không nhých thì có muốn cũng không thành?

Tất cả quý nhà đầu tư được cầm tay chỉ việc có trả phí đều chân truyền. Nếu học 1 năm chưa làm được, tôi sẳn sàn cho học đến khi nào làm công việc đầu tư tài chính được thì thôi.

Tuy chỉ là một trận giao hữu nhưng rất được mong đợi bởi trận này còn là trận đấu của HLV huyền thoại Guus Hiddink với trợ lý cũ của mình là HLV Park Hang - seo. Hai nhà cầm quân này có thể gọi là Thủ trưởng và cán bộ hay sư phụ và đồ đệ đều đúng.

17 năm trước, tại World Cup 2002, "phù thủy" Hiddink có Park phò tá đã đưa tuyển Hàn Quốc bước lên vị trí thứ tư toàn cầu. Ngần ấy năm qua, sư phụ Hiddink tiếp tục "phù phép" cho các đội vô danh Australia vào vòng 2 World Cup 2006, Nga vào bán kết Euro 2008 và rất nhiều thành tích lẫy lừng còn trò thì vẫn long đong. Park Hang - seo chỉ thực sự tỏa sáng khi trên đất lành Việt Nam. Trong 2 năm nay, cái tên Park Hang - seo gắn liền với chiến thắng, trở thành Hiddink của người Việt.

Đệ tử chân truyền là gì năm 2024
Minh họa Tả Từ.

Gặp nhau trên sân tập, đồ đệ cũ 60 tuổi ôm lấy sư phụ 73 tuổi. Ông Park đã khóc rất nhiều. Nhắc tới thầy xưa, ông Park luôn kính trọng như 17 năm trước. Hiddink đã ảnh hưởng nhiều tới sự nghiệp cầm quân của ông với 3 bài học lớn:

1 - Chuẩn bị đội ngũ mạnh. Thầy Park đã yêu cầu Việt Nam đáp ứng đội ngũ trợ lý mạnh nhất, trong đó có các trợ lý chuyên môn và y tế đến từ Hàn Quốc;

2 - Truyền cho đội bóng sự tự tin. Thầy Park thực sự "chỉ đá hóa vàng", chỉ với thời thầy Park thì chúng ta mới phát hiện những gương mặt mới và trẻ tỏa sáng trước các đối thủ lớn. Lứa Công Phượng, Quang Hải từng thua tan nát trước Thái Lan thì nay đứng trên đỉnh Đông Nam Á và rời "ao làng" ra biển lớn với ngôi Á quân U23 châu Á. Khi đá sân khách với sức ép cổ động viên bạn như chảo lửa, ông Park nói với học trò đừng bận tâm, hãy nghĩ cả sân đang cổ vũ mình;

3 - "Miễn dịch" với truyền thông. Bỏ ngoài tai mọi thứ, Hiddink đưa Hàn Quốc vào đến tận bán kết World Cup 2002. Hiddink nói: "Tôi cảm thấy vui vì không hiểu báo chí và truyền hình nói gì. Tôi nghĩ hầu hết là những chỉ trích thậm tệ". Đoàn quân của ông Park đánh đâu thắng đó nhưng cũng không làm hài lòng giới truyền thông. Mỗi lần ra quân, đội hình của ông Park lại bị ít nhiều chỉ trích từ chuyên gia bóng đá, huấn luyện viên online cào phím cho tới các phóng viên thể thao. Ông Park có lần bày tỏ rằng tôi không biết tiếng Việt nên không có gì phải bực mình.

Khi vào trận thì tình cũ gác một bên. "Phù thủy" Hiddink nói "Tôi tự hào về Park Hang - seo nhưng tôi sẽ gây cho anh ấy một chút rắc rối ở trận đấu tới đây". Khi Việt Nam dẫn 2-0, ông Park vẫn điềm tĩnh khiêm tốn, cho tới mãn cuộc thì ôm lấy thầy cũ.

Trung Quốc tuy là đất nước thừa tiền với 1,4 tỷ dân, sẵn sàng mở hầu bao chiêu mộ những HLV đỉnh thế giới như Marcello Lippi, Guus Hiddink, các danh thủ như Fabio Cannavaro, Carlos Tevez … nhưng chưa bao giờ xây dựng được một đội bóng thực sự. Tiền không mua được tất cả. Một ngôi nhà ọp ẹp dù sơn lộng lẫy chưa chắc đã an toàn. Nói như ngôn ngữ của dân quần đùi áo số, thì U 22 Trung Quốc đã hơi "gà" (ngờ nghệch). Trong khi đó U22 Việt sở hữu những đôi chân cực "ngoan". Hiddink thừa nhận sau trận đấu rằng ông và toàn đội không hề muốn thua nhưng đối thủ (học trò của ông Park) quá mạnh.

Thực sự là vui buồn lẫn lộn đối với Hiddink. Dù không vui về kết quả, nhưng trong sâu thẳm của một người thầy chân chính vẫn có một niềm tự hào không nhỏ về đồ đệ. Lớp sau phải hay hơn thì mới là sự phát triển. Với mọi đất nước, trò vượt thầy mới là phúc lớn. Đệ tử như vậy mới xứng là đệ tử chân truyền.