Vì sao chúng ta cần sống liêm khiết

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 2: Liêm khiết giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Trả lời Gợi ý Bài 2 trang 7 sgk GDCD 8

Trả lời:

Cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ là những tấm gương đáng để cho chúng ta học tập, noi theo và kính phục.

Trả lời:

Cách xử sự của ba người có điểm chung đó là: họ sống thanh cao không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư có trách nhiệm mà không dòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào… Vì thế, người sống liêm khiết sẽ nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người, làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

Trả lời:

Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Bởi lẽ, điều đó:

+ Giúp mọi người phân biệt được hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày.

+ Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết: tham ô, tham nhũng, hám danh, hám lợi.

+ Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình đề rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.

a) Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình ;

b) Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích ;

c) Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt được kết quả cao trong công việc ;

d) Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình ;

đ) Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn ;

e) Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi ;

g) Tính toán cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định một việc gì.

Lời giải:

Những hành vi (b), (d), (f) thể hiện tính không liêm khiết.

– Hành vi (b): Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích: có thể việc làm đó gây thiệt hại cho tập thề hoặc cá nhân một người khác, hoặc việc làm đó gây hậu quả xấu.

– Hành vi (d) sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình: đây là hành vi hối lộ, mua chuộc, làm tổn hại đến danh dự bản thân và của cả người nhận quà cáp.

– Hành vi (f) Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi: là một hành vi nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ vì cái tôi của mình.

a) Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm môn Toán cho mình.

b) Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông Lâm làm Giám đốc. Ai mang quà cáp đến biếu, ông Lâm đều không nhận.

c) Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây lấy gỗ để bán.

d) Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên, đã mang trả lại cho khách.

Lời giải:

Em không tán thành với tất cả cách xử sự ở tình huống (a), (c) vì chúng đều biểu hiện những khía cạnh khác nhau của sự không liêm khiết.

Lời giải:

Em hãy kể theo hiểu biết của em dựa vào những câu chuyện em được bố mẹ kể, được nhìn thấy, được xem trên tivi hay đọc trong sách báo, tạp chí.

Lời giải:

Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính: trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải..

Lời giải:

– Cây ngay không sợ chết đứng.

– Đói cho sạch, rách cho thơm.

– Danh ngôn: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 2: Liêm khiết giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Lời giải:

Liêm khiết là không hám danh lợi, sống trong sạch.

Lời giải:

– Không nhận hối lộ, quà biếu, làm việc sai trách.

– Luôn làm theo lẽ phải, không vì mục đích cá nhân, không tư lợi cá nhân.

– Luôn sống trong sạch, không hám lợi.

– Không buôn lậu, buôn hàng cấm, trái pháp luật.

– Không bóp méo sự thật, gian dối không khai báo, điều tra.

Lời giải:

Người sống liêm khiết sẽ nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người, làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

A. Sống trong sạch, không bị cám dỗ bởi tiền tài, danh vọng.

B. Tham lợi bất chính.

C. Làm giàu bằng những việc làm mờ ám.

D. Luôn tranh giành quyền lợi cho mình.

Lời giải:

Biểu hiện của tính liêm khiết là: A

A. Làm cấp trên thì có quyền nhận quà của người dưới quyền.

B. Trong xã hội vẫn có nhiều người sống liêm khiết.

C. Người không biết cách làm giàu là người liêm khiết.

D. Thời buổi ngày nay, tính liêm khiết không còn tồn tại.

Lời giải:

Em đồng ý với ý kiến: B

Lời giải:

Em không đồng tình với ý kiến trên, theo em dù giàu hay nghèo thì công việc đảm nhiệm cũng phải là công việc chính đáng, không trái pháp luật.

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì về quan điểm của Hà Anh ? Em có đồng tình với quan điểm ấy không ? Vì sao ?

2/ Nếu là bạn của Hà Anh, em sẽ nói gì vói bạn ?

Lời giải:

1/ Việc làm của Hà Anh là ích kỉ, nhỏ nhen, chạy theo lợi ích cá nhân. Em không đồng tình với quan điểm sống như vậy.

2/ Nếu là bạn của Hà An em sẽ nói: Nếu bạn cứ tiếp tục sống như vậy, thì người khác cũng sẽ lợi dụng bạn, vậy nên phải sống liêm khiết, thật thà.

Lời giải:

Tiền cũng rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta, nhưng đừng để đồng tiền làm mờ mắt. Hãy sống trong sạch, thật thà thì ắt của cải sẽ đầy đủ.

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì về hành vi của anh thanh niên đó ?

2/ Em suy nghĩ như thế nào về quan niệm “nhặt được của rơi tạm thời bỏ túi” của một số bạn hiện nay ?

Lời giải:

1/ Hành vi của bạn thanh niên là sai trái, ích kỉ, coi trọng vật chất mà đánh mất nhân cách của bản thân.

2/ Em không đồng tình với quan điểm trên, khi một người mất đi đồ vật gì đó, thì đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Vậy nên, khi nhặt được của rơi, hãy tìm cách trả lại cho họ.

1/ Bạn Nhân đã có việc làm như thế nào sau khi nhặt được của rơi?

2/ Việc làm của Nhân thể hiện điều gì và có ý nghĩa như thế nào

Lời giải:

1/ Bạn Nhân đã có việc làm rất đúng đắn, bạn không cất chiếc ví làm của riêng mình mà chạy về nhà, nhờ mẹ tìm lại người mất để trả lại.

2/ Mặc dù nhận được tiền nhưng Nhân không tham lam, biết suy nghĩ cho người bị mất dù dọ cảm ơn cũng không nhân. Biểu hiện của Nhân chứng minh bạn là người sống liêm khiết, thật thà, em sẽ noi gương việc làm của bạn.

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Liêm khiết là gì?”cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giảitổng hợp, biên soạn về liêm khiết là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Liêm khiết là gì?

- Liêm khiết là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện lối sống trong sạch, không tham lam, không hám danh lợi, không có những toan tính ích kỷ, nhỏ nhen.

- Liêm khiết là sống trong sạch, không bị cám dỗ bởi những thứ vật chất tầm thường

- Những người sống liêm khiết luôn chấp hành đầy đủ pháp luật về sử dụng tiền bạc, tài sản của nhà nước và tập thể.

- Trái ngược với liêm khiết là tham nhũng, tham lam. Những cá nhân này có thể làm giàu bất chính bằng việc sử dụng tiền bạc, tài sản chung vì mục đích cá nhân.

- Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

Kiến thức tham khảo về liêm khiết

1. Biểu hiện của liêm khiết là gì?

- Các hành vi thể hiện tính liêm khiết là:

+ Không tham lam, không tham ô tiền bạc, tài sản chung và tài sản của người khác.

+ Không hối lộ và không nhận hối lộ, luôn giữ mình trong sạch.

+ Không sử dụng tiền bạc, tài sản chung vào mục đích riêng.

+ Không lạm dụng chức quyền để trục lợi cá nhân.

+ Làm giàu bằng chính sức lực và tài năng của bản thân.

+ Kiên trì, nỗ lực vươn lên bằng chính sức lực của bản thân, không dựa hay lợi dụng người khác.

+ Luôn trung thực trong mọi chuyện, không gian dối chỉ vì lợi ích cá nhân.

+ Nhặt được của rơi thì trả lợi cho người mất.

+ Không vì mục đích, danh vọng cá nhân mà đạp người khác xuống dưới chân mình.

+ Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn

2. Vì sao chúng ta cần sống liêm khiết?

- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức quý báu của con người. Vì vậy, chúng ta phải luôn đề cao và rèn luyện. Sống liêm khiết giúp chúng ta cảm thấy thanh thản, sống bình yên, hạnh phúc, không bị cám dỗ bởi những thứ vật chất tầm thường. Từ đó, bạn sẽ luôn nhận được sự yêu quý, tin cậy và nể phục từ những người xung quanh; góp phần giúp cho xã hội thêm trong sạch và giàu đẹp hơn.

- Trong công việc, những người sống liêm khiết sẽ luôn được mọi người tôn trọng, cấp trên yêu quý. Từ đó, giúp họ dễ dàng phát triển các mối quan hệ, gặt hái được nhiều thành công hơn.

- Ngoài ra, khi sống liêm khiết, bạn còn là tấm gương sáng để người khác noi theo, trước hết là những đứa con, đứa cháu và nhiều thành viên khác trong gia đình.

3. Rèn luyện tính liêm khiết

- Sống thanh cao, không hám danh.

- Làm việc vô tư có trách nhiệm mà không đòi hỏi

- Không vụ lợi.

- Không tham của rơi

- Công bằng, khách quan trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè

- Không chạy điểm bằng cách đút lót tiền, quà cho thầy cô.

- Trả lại của rơi cho người bị mất

- Không lợi dụng bạn bè để thực hiện mục đích của mình

- Giúp mọi người phân biệt được hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày.

- Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết: tham ô, tham nhũng, hám danh, hám lợi.

- Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình đề rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.

4. Ví dụ về liêm khiết

- Bác Hồ là một minh chứng điểm hình về tấm gương sống liêm khiết. Bác sống rất giản dị, trong sạch, không hám danh lợi. Bác khước từ tất cả những ngôi nhà đồ sộ, những bộ quân phục của các thống chế hay các ngôi sao của đại tướng. Bác thích sống trong căn nhà tranh đơn sơ, thích ăn những món ăn dân giã, bình dị. Bác không bao giờ lợi dụng chức quyền để chèn ép nhân dân mà luôn sống hòa đồng, gần gũi với dân.

- Hay như câu chuyện của cụ bà Đỗ Thị Mơ 84 tuổi (ngụ tại thôn Lương Thiện, xã Lương Sơn, Thường Xuân, Thanh Hóa) đã tự làm đơn xin thoát khỏi hộ nghèo. Mặc dù tài sản của bà cũng chẳng có gì ngoài căn nhà lá, vài ba luống rau và chiếc xe đạp cũ để cụ bà hàng ngày mang rau đi bán. Cụ Mơ không chỉ là tấm gương sáng vì đức tính liêm khiết, tự trọng mà còn là tấm gương cổ vũ, động viên mọi người phải có tinh thần tự lực, tự phấn đấu để có một cuộc sống tươi đẹp hơn.

5. Những câu ca dao tục ngữ về liêm khiết

- Liêm khiết là đức tính quan trọng hình thành nên nhân cách của con người. Vì vậy, từ bao đời nay, cha ông ta vẫn luôn coi trọng đức tính này và bảo ban con cháu phải luôn rèn luyện liêm minh, chính trực. Điều này được thể hiện rất rõ qua những câu ca dao, tục ngữ về tính liêm khiết được đúc kết và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

+ Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.

+ Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo.

+ Cây ngay không sợ chết đứng .

+ Cọp chết để da, người ta chết để tiếng

+ Áo rách cốt cách người thương.

+ Của mình thì giữ bo bo, của người thì đớp cho no mới về.

+ Ăn có mời, làm có khiến.

+ Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.

+ Mất lòng trước, được lòng sau.

+ Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng.