Vì sao con thiên chúa xuống thế làm người

Đây là một vấn nạn mà hơn một lần chúng ta tự hỏi, hoặc ít là có người đã hỏi chúng ta với vẻ không thỏa mãn về suy nghĩ của họ:Tại sao Thiên Chúa Toàn Năng, chỉ cần phán một lời là nhân loại được cứu, cần gì Chúa Giê-su phải nhập thể, sống kiếp khổ đau rồi chết nhục nhã như thế để cứu chuộc con người ?Thần học trả lời: Chúa Giêsu chọn phương cách nhập thể là vì muốn cho con người biết rằng, con người có một giá trị rất cao quý mà Người không ngại mặc lấy thân xác con người, và cũng qua sự nhập thể Người nâng phẩm giá con người lên.

Bạn đang xem: Vì sao chúa xuống thế làm người

Cao siêu quá !!!Giáo Lý dạy: Vì loài người xúc phạm đến Thiên Chúa là Đấng Tuyệt Đối Cao Sang, nên tự loài người không thế đề tội xứng đáng được, mà phải có một Đấng Tuyệt Đối là Thiên Chúa (giống như thần dân xúc phạm đến vua, thì chỉ có thái tử mới thay thế tội trạng được) thì mới có thể đền tội tương xứng. Đúng vậy, nhưng Đấng đồng hàng Thiên Chúa đó cũng có thể chọn cách khác để tha tội mà.Cần chân nhận rằng: Những ví dụ kiểu Vua – Thái Tử – Thần Dân, thì đều cùng một loài với nhau vẫn có thể hiểu được. Trong khi ở đây, Chúa Giê-su là thần minh, còn con người là thụ tạo hữu hạn, khác xa nhau trời vực.Với suy nghĩ bình dân, chúng ta có thể lấy ví dụ loại suy như sau:Cũng như một chàng trai muốn tìm kiếm bạn đời, mà cứ ở một chỗ, không đến nhà cô gái, không tìm gặp nàng, không trao đổi tìm hiểu nàng, mà cứ ở nhà gọi điện thoại, gửi tin nhắn, facebook, zalo… để tỏ tình, thì làm sao cô gái kia nhận lời được. Hơn nữa, phần lớn người Việt Nam còn có tục phải đi làm rể, thì mới có cơ hội cưới được nửa kia của đời mình.

Xem thêm: Cổng Thanh Toán Là Gì ? Cổng Thanh Toán Trực Tuyến Và Ví Điện Tử

Nói tắt là muốn yêu muốn cưới thì phải đến với nhau, hẹn hò, đối diện, “làm rể”, quan tâm lo lắng thực, che chở và thậm chí phải một mất một còn với tình địch mới có thể lấy được người tình.Cũng thế, nếu Chúa Giê-su cứ ở “trên trời” nói vọng xuống: “Ta yêu các con, Ta sẵn sàng chết vì các con…” thì làm sao con người kiểm chứng được tình yêu đó và đáp lại được. Vì thế, Chúa Giêsu phải xuống với con người, cùng chấp nhận kiếp sống, cùng đồng hành chia sẻ và sẵn sàng hy sinh để cứu con người là đối tượng mà Người yêu. Đúng vậy, Người đã làm như thế, và thậm chí đã “ngã xuống” vì người mình yêu. Cuối cùng, Chúa Giê-su đã cuối được “Hiền Thê Giáo Hội” về cho Thiên Chúa Cha.Linh thánh mặc thân người yếu đuốiXác phàm mạng nhận Đấng Cao Sang.Hiền Lâm

Vì sao con thiên chúa xuống thế làm người


BTV: Thùy Dương

Hãy dùng truyền thông để làm cho Niềm Vui Tin Mừng Chúa Ki-tô lan tỏa đến cho mọi người thời đại hôm nay (Hiền Lâm).

Bài 12CON THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI

(x. SGLC từ 0456 đến 0507).

"Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật để chuộc những ai sống dưới lề luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử" (Gl 4,4-5). Con Thiên Chúa chính là Ðức Giêsu Kitô. "Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người" (Kinh Tin Kính).


I. Tại sao Con Thiên Chúa làm người?

Ở trên trái đất nầy con người là "Nhân linh ư vạn vật" nhưng lại đau khổ hơn hết mọi loài. Chỉ cần nhìn quanh thế giới hôm nay hoặc, xem lại lịch sử loài người cũng thấy rõ sự thật. Ðó không phải do Thiên Chúa, vì Người đã sáng tạo mọi sự đều tốt đẹp, nhưng do chính con người đã sử dụng trí tuệ và tự do cách sai lầm để bất phục Thiên Chúa, và chuốc lấy muôn vàn thất bại trên đường hạnh phúc của mình. Dầu Thiên Chúa có thể bỏ mặc cho họ phải hư đốn vì tội của họ, nhưng Người là Cha yêu thương và toàn năng, không thể làm ngơ trước nỗi khổ của họ, nên Người phải ra tay cứu độ. Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa sai Con của Người xuống thế làm người:

  • Để giao hòa chúng ta với Thiên Chúa: "Chính Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta" (1 Ga 4,10).

  •  Để chúng ta nhận biết tình yêu của Thiên Chúa: "Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế nầy: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian, để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống". (1 Ga 4,9).
  • Để Người trở nên khuôn mẫu thánh thiện cho chúng ta: "Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em" (Ga 15,12) "Thầy đã nêu gương cho anh em để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em" (Ga 13,15).
  • Để chúng ta được "thông phần bản tính Thiên Chúa" (2 Pr 1,4) "nhờ sự hiệp thông với Người" (Thánh Irênê).


II. Bởi phép Chúa Thánh Thần mà Người xuống Thai.
Biến cố truyền tin cho Ðức Maria (x.Lc. 1,16-38) cho ta biết "thời gian tới hồi viên mãn". Chúa Thánh Thần là "Ðấng ban sự sống" (Kinh Tin Kính) được sai đi để thánh hóa cung lòng Ðức Maria và làm cho bà thụ thai Con Thiên Chúa. Con Thiên Chúa xuống thế làm người trong lòng Ðức Trinh Nữ Maria, chính là Chúa Kitô, Ðấng được xức dầu bởi Chúa Thánh Thần ngay khi bắt đầu làm người. Và sau nầy trong suốt cuộc đời, Ðức Giêsu Kitô dần dần chứng tỏ: "Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người (Cv 10,38).

III. Sinh bởi Ðức Maria Ðồng Trinh.

Biến cố truyền tin cho Ðức Maria cũng cho biết Thiên Chúa đã muốn loài người tự nguyện hợp tác với công trình cứu độ của Người. Người đã tuyển chọn một thiếu nữ Ít-ra-en ở làng Na-gia-rét, thuộc xứ Ga-li-lê "đã đính hôn với một người tên là Giuse thuộc nhà Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria" (Lc. 1,26-27).Ðức Maria đã được Thiên Chúa "ban cho nhiều ơn cân xứng với một vai trò cao cả như thế" (Lg 56). Tân Ước gọi Ðức Maria là "Ðấng đầy ân sủng" (Lc 1,28). Và Hội Thánh công bố rằng: "Ðức Trinh Nữ Maria ngay từ lúc mới được thụ thai, nhờ ân sủng và ơn huệ đặc biệt của Thiên Chúa toàn năng, và dựa vào công nghiệp của Ðức Giêsu Kitô cứu độ loài người, đã được gìn giữ toàn vẹn, không lây nhiễm chút vết nhơ nào của tội nguyên tổ" (DS-2803), và cũng tinh tuyền không một tội riêng nào trong suốt cuộc đời. Người là "Ðấng Vô nhiễm nguyên tội". Khi Ðức Maria thưa lời "xin vâng". Người đã trở thành Mẹ Ðức Giêsu để thuộc quyền Con và cùng với Con phục vụ mầu nhiệm cứu độ (x.GH 56). Nhưng Ðức Giêsu, Con của Người lại chính là Con Chúa Cha, là Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa, nên Hội Thánh tuyên xưng Ðức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Sau hết, vì Ðức Maria thụ thai Ðức Giêsu bởi phép Chúa Thánh Thần, nên dầu đã sinh Ðức Giêsu, Ðức Maria được Hội Thánh tuyên xưng là Ðấng trinh khiết vẹn toàn (x.GH 57). Như thế Ðức Maria vừa là Mẹ vừa là Trinh Nữ vẹn toàn, theo ý định của Thiên Chúa Quan Phòng, Người "đi tiên phong, tỏ ra là một người mẹ và một trinh nữ gương mẫu tuyệt vời và hiếm có của Hội Thánh" (GH 63).

IV. Ðức Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật.

Việc Con Thiên Chúa làm người không có nghĩa là nơi Ðức Giêsu có một phần là Thiên Chúa - một phần là người; cũng không phải là hai yếu tố Thiên Chúa và loài người hòa trộn lẫn nhau nơi Người. Ðức Giêsu đã làm người thật mà vẫn là Thiên Chúa thật. Chân lý nầy Hội Thánh luôn phải bảo vệ và làm sáng tỏ trong những thế kỷ đầu tiên để đối phó với nhiều lạc giáo.Công đồng Nicée (325) tuyên xưng Ðức Giêsu "đồng bản tính với Ðức Chúa Cha" chứ không phải có bản tính khác với Chúa Cha, Công đồng Ephêsô (431) tuyên bố "Ngôi Hai Thiên Chúa đảm nhận bản tính nhân loại trong ngôi vị của Người" chứ không phải Người có hai ngôi vị. Công đồng Chalcédonie (451) tuyên xưng "Chúa Kitô có bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại, cả hai không lẫn lộn nhưng hiệp nhất trong một ngôi vị". Công đồng Vatican II xác định rằng: "nơi Chúa Kitô bản tính nhân loại được đảm nhận (mặc lấy) chứ không bị tiêu diệt... Người làm việc với bàn tay con người, suy nghĩ bằng trí tuệ con người, hành động với ý chí con người, yêu mến bằng trái tim con người... thực sự trở nên một người giữa chúng ta, giống chúng ta mọi sự, ngoại trừ tội lỗi" (MV 22).Như vậy Ðức Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật. Thân xác, trí tuệ và ý chí con người của Người cũng phải "lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan" (Lc 2,40) vì Người đã tự nguyện "trở nên giống phàm nhân" (Pl 2,7). Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn hòa hợp và tuân phục trí tuệ và ý chí của Thiên Chúa. Ðức Giêsu yêu thương tất cả chúng ta bằng trái tim con người. Vì thế, Hội Thánh coi Thánh Tâm Ðức Giêsu, bị đâm thủng vì tội lỗi chúng ta để cứu độ chúng ta, "như dấu chỉ và biểu tượng tuyệt vời của tình yêu Người đối với Chúa Cha và với tất cả chúng ta" (Ðức Piô XII).

V. Con Thiên Chúa làm người và con người hôm nay.

Nhiều người hôm nay do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, và do lối sống hưởng thụ tiện nghi vật chất, đã bị cám dỗ như nguyên tổ xưa để tự hào tự mãn, muốn "đạt tới cùng đích đời mình ngoài Thiên Chúa" (MV 13), gạt bỏ Thiên Chúa để mình làm chủ tất cả... Nhưng đa số người Việt Nam theo truyền thống Á đông vẫn luôn quý mến sự hòa hợp giữa Trời Ðất Người (Thiên Ðịa Nhân), biết vâng mệnh Trời, nhân ái với mọi người, và trân trọng thiên nhiên, để mong được an hòa hạnh phúc. Ðây là truyền thống rất tốt đẹp và thuận lợi, giúp ta dễ chấp nhận hơn việc "Con Thiên Chúa làm người để hiệp thông với con người và vạn vật". Việc hiệp thông của Người mang một ý nghĩa sâu sắc, và là lời mời gọi Kitô hữu Việt Nam hôm nay: 1. Ý nghĩa sâu sắc.Con Thiên Chúa nhập thể làm người để thể hiện cuộc sống hiệp thông giữa Trời - Ðất - Người, làm cho Trời - Ðất - Người hòa giải hòa hợp với nhau, nhưng vẫn trân trọng phẩm giá của mỗi thành phần. Ðó là để phục hồi phẩm giá đích thực và cao quý mà nguyên tổ đã làm hư mất. Người đã mở ra con đường cứu độ là mời gọi ta trở nên "đồng hình đồng dạng" với Người, để có thể chu toàn lề luật yêu thương mới của Người (MV 22). "Con Thiên Chúa làm người ta được hiệp thông với Người mà trở nên con Thiên Chúa". (thánh Irênê).2. Lời mời gọi Kitô hữu Việt Nam hôm nay.

Con Thiên Chúa làm người mời gọi Kitô hữu mang tên của Người, hãy tiếp nối công trình nhập thể cứu độ của Người bằng cách "trở nên đồng hình đồng dạng với Người" (Rm 8,29), noi gương Người hội nhập vào dân tộc mình để phục vụ; đồng hành với đồng bào để xóa dốt giảm nghèo, nhất là hội nhập vào truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc để có thể biểu lộ đức tin và loan báo Tin Mừng cứu độ của Người cho thích nghi với dân tộc hơn (Thư chung của HÐGM Việt Nam 1980).

6112