Bảng so sánh lãi suất tiết kiệm các ngân hàng mới nhất năm 2022

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND dành cho khách hàng cá nhân là vấn đề nóng hổi mà hầu hết ai cũng quan tâm để chọn lựa nơi gửi tiền phù hợp. Cùng so sánh lãi suất ngân hàng để tìm xem ngân hàng nào có lãi suất phù hợp để bạn gửi tiết kiệm nhé. Sau đây là bảng so sánh lãi suất ngân hàng giữa 31 ngân hàng đang có mặt tại Việt Nam. Ngân hàng nào có lãi suất cao nhất tháng 05/2022? Cùng Infina theo dõi trong bài viết này nhé!

Dữ liệu được cập nhật lúc 09:01:56 30/06/2022

Chú thích màu sắc:

Màu xanh lá cây là lãi suất %/năm cao nhất trong kỳ hạn gửi tiết kiệm.
Màu đỏ là lãi suất %/năm thấp nhất trong kỳ hạn gửi tiết kiệm.

Lãi suất tiết kiệm khi gửi tại quầy

Nguồn: webgia.com

Lãi suất tiết kiệm khi gửi Online

Nguồn: webgia.com

Ngoài ra bạn cũng có thể gửi tiết kiệm online nhận lợi nhuận cao lên tận 7.2%/năm chỉ với số vốn thấp từ 200.000đ tại app Infina của sản phẩm Tích Lũy. Đặc biệt, Tích lũy của Infina là tiết kiệm linh hoạt, tức là bạn có thể rút bất kỳ lúc nào mà vẫn giữ nguyên lợi nhuận, không bị dính lãi suất không kỳ hạn như khi gửi tại các ngân hàng.

Bảng so sánh lãi suất tiết kiệm các ngân hàng mới nhất năm 2022
Tải Infina ngay tại đây!

Xem thêm: Tiết lộ cách gửi tiết kiệm online thông minh mà không ai chia sẻ

Các hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng

Có 2 hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng phổ biến:

  • Gửi tiết kiệm không kỳ hạn
  • Gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Đặc điểm Tiết kiệm có kỳ hạn Tiết kiệm không kỳ hạn
Thời hạn gửi tiết kiệm Xác định rõ thời gian gửi (vài tuần, vài tháng hoặc vài năm). Không cố định về thời gian
Mức lãi suất Cố định trong suốt thời gian hợp đồng. Lãi suất thường cao hơn so với tiết kiệm không kỳ hạn. Tính theo ngày gửi tiền, khi khách hàng rút tiền gửi tại ngày nào thì sẽ được tính hết lãi ngày hôm đó. Lãi suất thường không cao.
Khách hàng có thể rút tiền khi nào? Chỉ rút tiền sau một kỳ hạn nhất định. Một số ngân hàng có thể thu phí tất toán trước hạn. Bất cứ lúc nào khách hàng muốn.
Đối tượng phù hợp Người có thu nhập ổn định và kế hoạch tiết kiệm cụ thể. Người cần dùng tiền thường xuyên.

Những điều cần biết về lãi suất tiết kiệm hiện nay

Bảng so sánh lãi suất tiết kiệm các ngân hàng mới nhất năm 2022

Nếu có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm với kỳ hạn ngắn dưới 3 tháng, những ngân hàng cỡ vừa và nhỏ đang là lựa chọn hợp lý, khi có mặt bằng lãi suất gửi tiết kiệm lên đến 4%/năm. Nhóm ngân hàng lớn lại chỉ áp dụng lãi suất tiền gửi kỳ hạn này ở mức 3,4%/năm. Sở dĩ các ngân hàng lớn có thể đưa ra mức lãi suất thấp hơn bình quân hệ thống ngân hàng vì đã có được hệ thống mạng lưới rộng, dễ tiếp cận người có nhu cầu gửi.

Đối với kỳ hạn 6-12 tháng, so sánh lãi suất các ngân hàng hiện nay động từ 5,3%-7%/năm. Đặc biệt, hầu hết ngân hàng đều đưa ra mức lãi suất rất cao cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng. Điều này cũng cho thấy nhu cầu vốn của các ngân hàng thương mại chủ yếu tập trung ở các khoản tiền gửi dài hạn, nhằm bù đắp tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn của hệ thống đang ở mức tương đối cao.

Lưu ý khi gửi tiết kiệm ngân hàng

Bảng so sánh lãi suất tiết kiệm các ngân hàng mới nhất năm 2022

  • Số tiền tối thiểu để mở sổ tiết kiệm dao động 500.000 – 1.000.000 đồng (tùy ngân hàng).
  • Không thay đổi chữ ký liên tục khi gửi tiết kiệm hoặc thực hiện các giao dịch khác với ngân hàng.
  • Sổ tiết kiệm nên cất giữ cẩn thận, khi mất phải thông báo ngay cho ngân hàng.
  • Không cho bất kỳ ai (kể cả nhân viên ngân hàng) nợ sổ hoặc nhờ giữ giúp sổ tiết kiệm.

Kết luận

Trên đây là bảng so sánh lãi suất các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam, bạn đã có lựa chọn ngân hàng nào để đồng hành cùng mình trong chặng đường tiết kiệm trong tương lai chưa? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm: Lãi suất ngân hàng nào cao nhất vào tháng 4/2022?

Bảng so sánh lãi suất tiết kiệm các ngân hàng mới nhất năm 2022
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

Nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi trên thị trường cũng như chuẩn bị cho nhu cầu tín dụng từ nay đến cuối năm, nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng biểu lãi suất huy động. Đáng chú ý, đã có thành viên thuộc nhóm ngân hàng thương mại nhà nước tham gia cuộc đua tăng lãi suất.

HÀNG LOẠT NGÂN HÀNG TĂNG LÃI SUẤT TIẾT KIỆM

Theo tổng hợp của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), lãi suất huy động trung bình đối với cả hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng tiếp tục có diễn biến tăng nhẹ trong tháng 5, lần lượt ở mức 0,02 và 0,03 điểm phần trăm, lên mức 4,92%/năm và 5,69%/năm. So với cùng kỳ năm 2021, cả 2 loại lãi suất trung bình này cũng tăng lần lượt 0,05 và 0,10 điểm phần trăm.

Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ (vốn dưới 5.000 tỷ đồng) là nhóm duy nhất có lãi suất tăng ở cả 2 loại kỳ hạn, cùng ở mức 0,10 điểm phần trăm, lên 5,61%/năm (6 tháng) và 6,23%/năm (12 tháng).

Ngược lại, nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn (vốn trên 5.000 tỷ đồng) giảm 0,02 điểm phần trăm đối với kỳ hạn 6 tháng xuống còn 4,68%/năm và 0,01 điểm phần trăm đối với kỳ hạn 12 tháng, xuống 5,45%/năm.

Trong khi đó, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục không điều chỉnh lãi suất trong tháng 5. Lãi suất trung bình kỳ hạn 6 tháng tiếp tục được duy trì ở mức 3,78%/năm trong tháng thứ 11 liên tiếp; trong khi lãi suất kỳ hạn 12 tháng vẫn đang không thay đổi ở mức 4,95%/năm sau 9 tháng.

Bước sang đầu tháng 6/2022, thêm hàng loạt ngân hàng điều chỉnh tăng biểu lãi suất tiết kiệm. Thậm chí, thành viên trong nhóm ngân hàng thương mại nhà nước cũng tham gia cuộc đua tăng lãi suất này.

Cụ thể, BIDV là ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước đầu tiên tham gia làn sóng tăng lãi suất huy động sau gần một năm giữ nguyên mức lãi suất cũ. Ngân hàng này điều chỉnh tăng 0,1 điểm phần trăm lãi suất ở tất cả kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên, hiện cố định ở 5,6%/năm.

Mặc dù không tăng lãi suất gửi tại quầy, nhưng Vietcombank cũng cộng thêm 0,1 điểm phần trăm cho hình thức gửi trực tuyến trên website lên mức 5,6%/năm.

Tại nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, Techcombank sau một thời gian để lãi suất tiền gửi thấp hơn nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối thì mới đây đã tăng thêm 0,3 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi tại quầy đối với kỳ hạn 36 tháng, mức tăng đối với các kỳ hạn ngắn từ 0,3 - 0,45 điểm phần trăm. Ngoài ra, nhằm thu hút khách hàng mới, Techcombank có chính sách tặng thêm 0,5%/năm lãi suất đối với khách hàng gửi tiền lần đầu.

Tương tự, VPBank tăng thêm 0,3 điểm phần trăm lãi suất đối với tiền gửi các kỳ hạn 13, 24 và 36 tháng, đưa lãi suất lên 6,4%/năm. Trường hợp giá trị tiền gửi trên 300 triệu đồng với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, lãi suất cao hơn 0,3 - 0,5%/năm so với gửi tại quầy.

Ngoài ra, một số ngân hàng thương mại tư nhân khác cũng gia nhập cuộc đua lãi suất gồm: NCB tăng thêm từ 0,3-0,5 điểm phần trăm với một số kỳ hạn; ACB, SHB, OceanBank, BaoVietBank, PGBank… điều chỉnh tăng lãi suất trong biên độ 0,1-0,4 điểm phần trăm. Không những vậy, tại ABBank, VIB… khách hàng còn được áp dụng chương trình tặng lãi suất từ 0,5 – 1,5 điểm phần trăm khi tham gia mở sổ tiết kiệm tại quầy.

Nhìn chung tổng thể toàn hệ thống, năm nay nhu cầu tín dụng đã và đang tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Điều này khiến các ngân hàng phải tăng lãi suất tiết kiệm để củng cố nguồn vốn cho hệ thống ngân hàng ở các kỳ hạn, qua đó đáp ứng nhu cầu tín dụng tốt hơn từ nay đến cuối năm.

Riêng việc các ngân hàng thương mại chỉ điều chỉnh nhẹ biểu lãi suất huy động chủ yếu là do vẫn giữ được lợi thế về nguồn vốn. Trong đó, nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng này trong 3 tháng đầu năm tăng khoảng 66.000 tỷ đồng. Ngoài ra, các chương trình miễn phí chuyển khoản kể từ đầu năm 2022 cũng đang phát huy hiệu quả để hút tiền gửi không kỳ hạn về.

LÃI SUẤT TIẾT KIỆM NGÂN HÀNG NÀO CAO NHẤT ?

Do nhiều ngân hàng thay đổi biểu lãi suất nên bảng xếp hạng lãi suất tiền gửi cao nhất trong tháng 6/2022 cũng có một vài thay đổi so với tháng trước đó.

Dẫn đầu danh sách vẫn là SCB với mức lãi suất 7,6%/năm. Mức lãi suất niêm yết này đối với kỳ hạn 13 tháng và chỉ áp dụng cho món tiền gửi có số dư từ 500 tỷ đồng trở lên.

Đứng thứ hai là Kienlongbank khi tăng mạnh 0,55 điểm phần trăm từ mức 6,75%/năm lên 7,3%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 36 tháng lĩnh lãi cuối kỳ.

HDBank đang đứng vị trí thứ ba trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng tháng này. Lãi suất ngân hàng HDBank vẫn tiếp tục duy trì ở mức 7,15%/năm, áp dụng cho số tiền gửi từ 300 tỷ đồng trở lên gửi tại kỳ hạn 13 tháng.

Theo sau đó là hai ngân hàng Techcombank và ACB với lãi suất khá cao là 7,1%/năm. Techcombank áp dụng mức lãi suất này với khoản tiết kiệm tối thiểu 999 tỷ đồng tại kỳ hạn 12 tháng. Trong khi đó ACB đang niêm yết lãi suất 7,1%/năm cho tiền gửi từ 100 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 13 tháng.

Bảng so sánh lãi suất tiết kiệm các ngân hàng mới nhất năm 2022

Bên cạnh đó, khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn gửi tiền ở một số ngân hàng khác cũng có lãi suất tiết kiệm tương đối cạnh tranh như MSB (7%/năm); LienVietPostBank (6,99%/năm); BacABank (6,90%/năm); NCB (6,90%/năm); MB (6,9%/năm); VietABank (6,9%/năm)... Nhưng các ngân hàng này đều có những tiêu chuẩn riêng để đạt được mức lãi suất như trên, chứ không cào bằng cho mọi khoản tiền gửi.

Tại nhóm 4 ngân hàng có vốn nhà nước, Vietcombank, VietinBank, BIDV và VietinBank có lãi suất cao nhất là 5,6%/năm. Trong khi đó Agribank huy động vốn với lãi suất cao nhất là 5,5%/năm.