Bệnh ký sinh trùng là gì năm 2024

Bệnh ký sinh trùng là một chứng bệnh nhiễm trùng gây ra hoặc bị truyền nhiễm bởi ký sinh trùng. Nhiều ký sinh trùng không gây bệnh. Bệnh ký sinh trùng có thể ảnh hưởng thực tế đến tất cả các sinh vật sống, bao gồm cả thực vật và động vật có vú. Các nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng được gọi là khoa ký sinh trùng. Lây lan bệnh ký sinh trùng chiếm khoảng 14 000 000 ca tử vong mỗi năm, chiếm 25% tỷ lệ tử vong toàn cầu - một trong bốn nguyên nhân tử vong toàn cầu theo Tổ chức Y tế Thế giới.

Một vài loại ký sinh trùng như Toxoplasma gondii và Plasmodium spp. có thể gây bệnh trực tiếp, nhưng các sinh vật khác có thể gây bệnh do độc tố mà chúng sản xuất.

Thuật ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù sinh vật như vi khuẩn hoạt động như ký sinh trùng, việc sử dụng thuật ngữ "bệnh ký sinh" thường hạn chế hơn. ba loại sinh vật chính gây rối loạn cơ thể là sinh vật đơn bào (gây ra nhiễm trùng nguyên sinh), giun sán (bệnh giun sán), và vật ký sinh ngoài. Sinh vật đơn bào và giun sán thường ký sinh trong (thường sống trong cơ thể vật chủ), trong khi ký sinh ngoài thường sống trên bề mặt của vật chủ. Đôi khi định nghĩa về "bệnh ký sinh trùng" được hạn chế cho các bệnh do ký sinh trong.

Dấu hiệu và triệu chứng[sửa | sửa mã nguồn]

Triệu chứng ký sinh trùng có thể không luôn luôn rõ ràng. Tuy nhiên, triệu chứng có thể bắt chước chứng thiếu máu hay thiếu hụt hormone. Một số triệu chứng gây ra bởi một vài giun truyền nhiễm có thể bao gồm ngứa ảnh hưởng đến hậu môn hoặc vùng âm đạo, đau bụng, giảm cân, tăng sự thèm ăn, tắc nghẽn ruột, tiêu chảy, và nôn cuối cùng dẫn đến mất nước, khó ngủ, giun sán hiện diện trong chất nôn hoặc phân, thiếu máu, đau cơ hay khớp, khó chịu nói chung, dị ứng, mệt mỏi, căng thẳng. Các triệu chứng cũng có thể bị nhầm lẫn với chứng viêm phổi hoặc ngộ độc thực phẩm.

Tác động bệnh ký sinh trùng gây ra từ khó chịu nhẹ đến chết. Ký sinh giun tròn Necator americanus và Ancylostoma duodenale gây ra nhiễm giun móc ở người, dẫn đến thiếu máu và suy dinh dưỡng. Nhiễm trùng này ảnh hưởng đến khoảng 740 triệu người ở các nước phát triển, bao gồm trẻ em và người lớn, vùng khí hậu nhiệt đới đặc biệt ở các vùng nông thôn nghèo tọa lạc tại châu Phi hạ Sahara, Mỹ Latin, Đông Nam Á và Trung Quốc. Giun móc mãn tính ở trẻ em khiến cho thể chất và trí tuệ phát triển kém, kết quả học tập và đi học giảm sút. Phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng bởi chứng nhiễm giun móc cũng có thể phát triển thành chứng thiếu máu, dẫn đến hậu quả tiêu cực cho cả mẹ và trẻ sơ sinh. Một số trong số đó là: cân nặng khi sinh thấp, hiếm sản xuất sữa, cũng như tăng nguy cơ tử vong cho mẹ và bé.

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Động vật có vú có thể nhiễm ký sinh trùng từ thức ăn hoặc nước ô nhiễm, bọ cắn, hoặc tương tác tình dục. Uống nước ô nhiễm có thể bị lây nhiễm Giardia. Ký sinh trùng thường thâm nhập vào cơ thể thông qua da hoặc miệng. Tiếp xúc gần gũi với vật cưng có thể dẫn đến nhiễm ký sinh trùng, như chó và mèo là vật chủ chứa nhiều ký sinh trùng. Các rủi ro khác có thể khiến con người nhiễm ký sinh trùng là đi bộ bằng chân trần, phân xử lý không đầy đủ, thiếu vệ sinh, xúc gần với người mang ký sinh trùng cụ thể, và ăn thức ăn chưa nấu chín hoặc nhiễm độc. Ký sinh trùng cũng có thể được chuyển đến vật chủ do vết cắn của một côn trùng lây bệnh, ví dụ muỗi, rệp.

Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể bị nhiễm ký sinh trùng. Vậy những dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng cụ thể là gì và có phương hướng nào để phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng?

1. Loài ký sinh trùng vào cơ thể qua những con đường nào?

Trước khi đi sâu vào những dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng, cùng tìm hiểu xem các chuyên gia y tế nói về con đường đi vào cơ thể của những ký sinh trùng.

Theo các chuyên gia y tế, ký sinh trùng thường đi vào cơ thể theo đường tiêu hóa hoặc đôi khi là qua da của chúng ta. Do vậy, bất cứ ai cũng rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng khi tiếp xúc ở các khu vực bị ô nhiễm, ẩm mốc hay sử dụng thức ăn đồ uống không an toàn và hệ miễn dịch yếu.

Ký sinh trùng ở người có nhiều loài nhưng những loài này cũng chỉ có hai con đường lây nhiễm chính đó là qua đường tiêu hóa và qua da. Cụ thể:

1.1. Theo đường tiêu hóa

  • Giun móc: Giun móc đi vào cơ thể thông qua nguồn nước, hoa quả và rau xanh bị ô nhiễm. Khi bị nhiễm giun móc, loài ký sinh trùng này theo đó sẽ bám vào thành nội tạng hút máu của cơ thể để sống.
  • Giun đũa: Đây là trùng dây ký sinh nhiều nhất ở nội tạng, chúng có chiều dài từ 15-35cm. Loài ký sinh trùng này gây truyền nhiễm thông qua thực phẩm ăn vào. Trứng của giun đũa sinh sôi nảy nở và đi xuyên vào thành nội tạng, đi vào máu. Thông qua máu chảy vào phổi, sau đó bị ho ra rồi nuốt vào và tiếp tục trở về nội tạng.
  • Sán dây: Sán dây đi vào cơ thể thông qua thực phẩm ô nhiễm. Trong 3, 4 tháng sán sẽ trưởng thành và ký sinh ở trong cơ thể đến 25 năm. Trứng của sán dây có thể thông qua phân bài trừ ra ngoài, có thể sinh tồn ở trong thực vật, sau đó được trâu, bò ăn vào hoặc truyền lây cho con người.
    Bệnh ký sinh trùng là gì năm 2024

Sán dây xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn bị ô nhiễm

  • Trùng hình cung: Loài ký sinh trùng hình cung thâm nhập vào trong hệ thống thần kinh trung ương thông qua thức ăn chưa chín hẳn hoặc bị các con vật nuôi trong nhà lây nhiễm loại ký sinh trùng này.
  • Khuẩn Giardia: Khuẩn Giardia tồn tại ở trong nước uống và đây là loài ký sinh trùng nguyên sinh, ở trong cơ thể người chúng ký sinh và sinh trưởng ở trong nội tạng, có thể gây ra các bệnh lây nhiễm Giardia.
  • Amip bệnh lỵ: Loài ký sinh trùng này chủ yếu lây truyền cho con người và các loài thân dài khác. Chúng tồn tại ở trong nước, trong môi trường ẩm ướt và trong đất, có thể lây nhiễm cho hoa quả và rau xanh.

1.2. Ký sinh trùng lây qua bề mặt da

  • Trùng ghẻ: Thông qua tiếp xúc để truyền nhiễm trùng ghẻ đẻ trứng trên da của người gây ra phản ứng và phát viêm cho da.
  • Giun kim: Giun kim là ký sinh trùng thường gặp nhất. Nhiễm giun kim thông qua vết thương bên ngoài hoặc vết trầy xước để thụ tinh giao phối. Giun kim đẻ trứng ở bên ngoài cơ thể, thông thường ở xung quanh phần hậu môn, gây ra ngứa ngáy. Giun bé sẽ gây truyền nhiễm qua tay.
  • Sán máng: Những loài trùng này sinh hoạt ở trong nước, khi cơ thể tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, chúng sẽ phá hỏng da.
  • Ấu trùng từ muỗi: Ở trong mỗi con muỗi đều có loài ký sinh trùng này, chích đốt và truyền loài ký sinh trùng này vào trong máu. Sau đó chúng tiến vào các tuyến hạch, đặc biệt là tuyến hạch ở phần bắp đùi và sinh trưởng ở đó, cần thời gian một năm mới phát triển thành trùng.

Khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng mà không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ rất nguy hiểm. Theo đó, hãy dựa vào những dấu hiệu cơ bản dưới đây để có những biện pháp điều trị hiệu quả hơn.

Bệnh ký sinh trùng là gì năm 2024

Muỗi truyền kí sinh trùng vào cơ thể khi chích vào máu

Sau đây là 8 dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng phổ biến nhất:

2.1.Bệnh về da

Một số vấn đề về da do do các ký sinh trùng gây ra như phát ban đỏ, chàm và các dạng dị ứng da khác. Ngoài ra, các chất thải của ký sinh trùng bị tích tụ ngay dưới da còn làm tăng mức eosinophils trong máu. Điều này có thể dẫn đến các bệnh về da như loét, sưng tấy, tổn thương ở da.

2.2. Tiêu hóa kém

Vấn đề tiêu hóa kém chính là một trong những dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng đường ruột, chúng có thể gây viêm và dẫn đến tiêu chảy mãn tính. Thậm chí, ký sinh trùng sinh trưởng còn thải chất độc hại gây nên tình trạng táo bón mãn tính, đầy hơi, nôn và cảm giác bỏng rát trong dạ dày.

2.3. Ngứa hậu môn

Giun kim là loài ký sinh trùng gây ra hiện tượng ngứa hậu môn. Khác với các loài ký sinh trùng khác, đặc tính của loài giun kim là chúng không tiến vào trong máu, chúng không thể sinh tồn với các bộ phận khác của cơ thể. Giun kim đẻ trứng ở ngoài cơ thể, thông thường là xung quanh hậu môn, gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

2.4. Mệt mỏi

Cơ thể luôn cảm thấy uể oải liên tục ngay cả sau khi ăn và ngủ đúng cách. Điều này chủ yếu liên quan đến giun đường ruột làm suy giảm chất dinh dưỡng bằng cách chúng ăn hết các thức ăn bổ dưỡng đi vào cơ thể.

2.5. Luôn có cảm giác thèm ăn

Khi cơ thể nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn tới sự thay đổi đột ngột trong thói quen ăn uống, cụ thể là là cảm giác thèm ăn luôn thường trực. Thực tế, việc bạn ăn nhiều hơn bình thường cùng với việc giảm cân thường là một dấu hiệu khi cơ thể bị nhiễm sán dây hoặc giun tròn. Lý do là khi ký sinh trùng tiêu thụ một lượng thực phẩm của người bị nhiễm bệnh, nên sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy đói. Mặc dù ăn nhiều nhưng cơ thể lại không hấp thu được gì cả.

Bệnh ký sinh trùng là gì năm 2024

Nhiễm sán dây khiến cơ thể ăn nhiều mà không tăng cân

2.6. Nghiến răng

Nghiến răng bất thường là một trong những dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng. Một nghiên cứu sức khỏe được tiến hành ở nước Mỹ năm 2010 đã khẳng định mối tương quan giữa nhiễm ký sinh đường ruột và tật nghiến răng ở trẻ nhỏ trong lúc ngủ.

2.7. Thiếu máu

Sự lây nhiễm của giun tròn đường ruột hoặc giun đũa có thể dẫn đến thiếu chất sắt trong cơ thể, từ đó gây ra tình trạng thiếu máu.

2.8. Thay đổi tâm tính

Khi bị lây nhiễm ký sinh trùng, tâm trạng có thể bị thay đổi, khiến bạn cảm thấy lo lắng, bất an và các triệu chứng này có mối tương quan với các vấn đề về tiêu hóa. Sở dĩ, ruột cũng chứa các nơ-ron và chất dẫn truyền thần kinh, rất quan trọng cho hệ thần kinh đường ruột khỏe mạnh. Ký sinh trùng sinh trưởng trong ruột thải ra các chất thải độc khiến người bệnh luôn cảm thấy nặng nề, căng thẳng và thậm chí là trầm cảm.

Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp những thắc mắc về những dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng thường gặp nhất. Do vậy, khi thấy cơ thể mình có những dấu hiệu nghi ngờ kể trên, hãy nhanh chóng tìm đến các bác sĩ để có những phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị, phòng ngừa phát hiện sớm nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa. Với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn kinh nghiệm sẽ xứng đáng là địa chỉ để Quý khách hàng có thể an tâm gửi gắm sức khỏe của mình.

Để đăng ký tư vấn và khám điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.