Bệnh nghề nghiệp của học sinh, sinh viên

Ngày 08/02/2022, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Chử Xuân Dũng ký ban hành Công văn số 338/UBND-KGVX về việc cho học sinh, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố đi học trực tiếp trở lại.

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện nghiêm túc quy trình về phòng chống dịch Covid-19 trước, trong thời gian tổ chức cho học sinh, sinh viên, học viên quay trở lại học tập trực tiếp, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động, phòng chống dịch Covid-19 của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố; phối hợp các cơ quan y tế trên địa bàn xây dựng phương án cụ thể, tổ chức diễn tập xử lý tình huống xảy ra trong nhà trường đảm bảo không đột xuất, bất ngờ.

Bệnh nghề nghiệp của học sinh, sinh viên

Học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp tại Hà Nội trở lại học trực tiếp từ ngày 14/2. Ảnh minh họa: Trung Dũng

Khi đón học sinh, sinh viên, học viên trở lại, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đạt các tiêu chí an toàn về phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.Theo đó học sinh, sinh viên, học viên từ 18 tuổi trở lên, đã tiêm ít nhất 2 mũi vaccine phòng Covid-19 được đi học trực tiếp trở lại từ ngày 14/2/2022.

Giáo viên chưa tiêm ít nhất 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 chỉ tham gia giảng dạy trực tuyến, không giảng dạy trực tiếp. Các nhà trường không tổ chức ăn bán trú; không tổ chức bán cửa hàng ăn uống trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Các đơn vị đào tạo cần nắm rõ thông tin về: Tình hình sức khỏe của học sinh trước khi quay trở lại môi trường học tập trực tiếp; cấp độ dịch và quy định cho đi học trở lại của địa phương – nơi học sinh cư trú và nơi đặt địa điểm đào tạo của nhà trường để bố trí linh hoạt lịch học phù hợp với tình hình, diễn biến của dịch bệnh trên địa bàn.

Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19, cơ sở Giáo dục nghề nghiệp chủ động phối hợp với cơ quan y tế địa phương thực hiện ngay các biện pháp chống dịch tại chỗ. Đồng thời, báo cáo kịp thời về Sở Lao động Thương binh - Xã hội Hà Nội và Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 cấp quận, huyện, thị xã để xử lý theo đúng quy định.

Nhật Tân

ANH THƯ   -   Thứ tư, 26/02/2020 07:28 (GMT+7)

Bệnh nghề nghiệp của học sinh, sinh viên
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ảnh Nguyễn Hải.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, căn cứ tình hình hiện tại, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc tổ chức cho học sinh, sinh viên đi học trở lại bình thường từ ngày 2.3.

Bộ yêu cầu quan tâm, chú trọng công tác tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để học sinh, sinh viên yên tâm quay trở lại học.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải thực hiện nghiêm việc vệ sinh khử trùng, diệt khuẩn trường, lớp; hướng dẫn kỹ năng phòng, chống dịch bệnh và thực hiện các biện pháp giám sát sức khỏe cho giáo viên, học sinh, sinh viên theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn về y tế.

Trước đó, theo báo cáo của Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), tới sáng 18.2, cả nước có 1.603 cơ sở giáo dục nghề nghiệp ban hành quy định cho học sinh, sinh viên nghỉ học đến hết tháng 2.2020.

Đây là các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên - trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp khác.

Bên cạnh đó, một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn bố trí cho học sinh, sinh viên đi học. Chủ yếu là các doanh nghiệp đào tạo sơ cấp và thường xuyên các ngành nghề về dịch vụ như nấu ăn, pha chế đồ uống, làm đẹp.

Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, hầu hết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đều đã tổ chức khử trùng trường học, phòng học. Đồng thời, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các địa phương cũng thường xuyên tiến hành kiểm tra.

Tới thời điểm hiện nay, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chưa nhận được báo cáo về trường hợp nào mắc bệnh hay có triệu chứng nhiễm bệnh COVID-19.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Bệnh nghề nghiệp của học sinh, sinh viên

Tân sinh viên Trường cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn (TP.HCM) - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Theo ông Đỗ Năng Khánh - phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, quan niệm phải vào ĐH bằng mọi giá khiến nhiều học sinh "lao" vào ĐH dù biết mình không đủ thực lực. Mất 4 năm học, bỏ ra khá nhiều tiền để rồi ra trường làm trái nghề là một sự lãng phí lớn. Trong khi đó học nghề có thời gian đào tạo ngắn, chi phí thấp hơn, cơ hội có việc làm lớn thì lại bị coi là lựa chọn cuối cùng khi học sinh không thể vào ĐH.

Ðây chính là khó khăn cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong công tác tuyển sinh. Xuất phát từ lý do đó, Bộ Lao động - thương binh và xã hội đã tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên các cơ sở nghề nghiệp xuất sắc tiêu biểu năm 2020.

Việc tôn vinh sẽ giúp học sinh, sinh viên cảm thấy tự hào, vững tin với lựa chọn của mình. Đồng thời đây cũng là cách để tạo ra môi trường và tạo động lực cho học sinh, sinh viên thi đua học tập, rèn luyện, phấn đấu, phát triển toàn diện về năng lực trong giáo dục nghề nghiệp.

Qua ba vòng xét chọn, Hội đồng xét chọn cấp toàn quốc đã lựa chọn được 130 học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc, tiêu biểu nhất, trong đó có 112 sinh viên và 18 học sinh của 70 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong cả nước.

"130 học sinh, sinh viên được lựa chọn đều xuất sắc và thực sự tiêu biểu, nhiều em là người dân tộc thiểu số đã vượt qua những khó khăn lựa chọn học nghề và xuất sắc trở thành gương tiêu biểu được tôn vinh. Bản thân các em được lựa chọn vào đến vòng tuyên dương toàn quốc đã là xuất sắc và để lại trong ban tổ chức những ấn tượng đặc biệt" - bà Trần Minh Huyền, vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, chia sẻ.

Theo bà Huyền, để trở thành lựa chọn của học sinh, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đa dạng hóa ngành nghề phù hợp với nhu cầu của đối tượng học cũng như có kế hoạch đào tạo cụ thể, không tràn lan, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Ngoài ra, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy và thực hành nâng cao chất lượng đào tạo học viên cũng là một trong những điểm cộng của giáo dục nghề nghiệp.

Vào 19h30 tối nay (9-10), lần đầu tiên Bộ Lao động - thương binh và xã hội tôn vinh 130 học sinh, sinh viên ưu tú nhất của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cả nước. Đây là những học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập, có các giải thưởng, đề tài nghiên cứu khoa học, các sản phẩm ứng dụng trong cuộc sống, đoạt giải cao trong các kỳ thi tay nghề từ cấp trường đến cấp thế giới, là những tấm gương sáng, lan tỏa về việc học tập và rèn luyện trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Thành công nhờ lựa chọn đúng

Đó là điểm chung mà 5 học sinh, sinh viên chia sẻ khi nói về kinh nghiệm chọn trường, chọn nghề. Họ sẽ cùng với 125 học sinh, sinh viên ưu tú khác được tuyên dương trong buổi lễ tối nay (9-10).

* "Chọn học nghề là hoàn toàn đúng đắn"

Bệnh nghề nghiệp của học sinh, sinh viên

Trương Thế Diệu (Trường CĐ nghề Bách khoa Hà Nội) đã giành được huy chương bạc tại Kỳ thi tay nghề thế giới năm 2019, được Chủ tịch nước trao Huân chương Lao động hạng nhì. Giải thưởng tay nghề có được là nhờ suốt 2 năm trời Diệu miệt mài rèn luyện mỗi ngày hơn 10 tiếng đồng hồ tại nước Nga. Khi đang học, Diệu đã được cộng tác với một công ty và được trả lương như người đi làm. Hiện anh phụ trách phần đào tạo kỹ năng nghề của công ty này.

"Mọi người nói học nghề kém sang, nhưng ngay từ khi tốt nghiệp cấp ba bố mẹ tôi đã hướng con đi theo trường nghề. Là người rất giỏi tưởng tượng ra các vật thể 3D nên sau khi nghe tư vấn, tôi chọn ngành cơ khí. Học nghề có cái hay là trường liên kết đào tạo với doanh nghiệp nên sinh viên có cơ hội được học hỏi thực tế với thiết bị rất tốt. Tôi đã được công ty cho đi học tại Nhật, Thái, Nga. Cho đến giờ tôi có thể tự tin khẳng định quyết định chọn CĐ nghề của tôi là hoàn toàn đúng đắn" - Trương Thế Diệu nói.

* Thành công vì thích... ổ điện

Bệnh nghề nghiệp của học sinh, sinh viên

Thời học THPT, từ chỗ mày mò tìm hiểu về ổ điện, Lê Đức Anh quyết định tự học về điện xoay chiều. Chính sở thích này đã dẫn dắt anh vào Trường CĐ Cơ điện Hà Nội. Trong quá trình học, Đức Anh đã giành giải nhất nghề lắp đặt điện tại Kỳ thi tay nghề TP Hà Nội năm 2019; giải nhất nghề lắp đặt điện tại Hội thi tay nghề Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2020. Chàng trai sinh năm 2000 chia sẻ: "Tốt nghiệp cấp ba, tôi tự biết không đủ lực vào ĐH nên chọn CĐ nghề. Tôi chọn ngành điện công nghiệp vì phù hợp với sở thích. Phương châm sống của tôi là miệt mài tích cực làm việc. Tôi mong ước sau này mở một công ty riêng về điện và thành công trong lĩnh vực này".

* Tuyển dụng dựa vào năng lực, chứ không phải bằng cấp

Bệnh nghề nghiệp của học sinh, sinh viên

Đủ điểm vào Trường ĐH Cần Thơ nhưng Lê Thị Hồng Nhi lại quyết định chọn Trường CĐ Du lịch Cần Thơ, khiến ba mẹ và bạn bè ngỡ ngàng. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, cô lớp trưởng năng động, từng giành huy chương vàng môn cầu lông này đã cộng tác với các công ty du lịch và thường đi tour cuối tuần. Số tiền kiếm được giúp Nhi không phải xin cha mẹ tiền chi tiêu sinh hoạt. Trước khi Nhi ra trường, những công ty cô cộng tác đã mời cô về làm việc.

"Ban đầu em cũng rất ngại vì ba má đi đâu cũng bị mọi người hỏi con đỗ CĐ hay ĐH. Nhưng càng học càng thấy mình quyết định chính xác vì nghề mà em đăng ký vào ĐH là quản trị công nghiệp không phù hợp với em. Còn ngành du lịch em càng học càng say mê. Em thấy các công ty bây giờ tuyển dụng cũng thực tế lắm, họ căn cứ vào năng lực của mình chứ không hẳn chỉ coi tấm bằng" - Nhi chia sẻ.

* Học nghề tiết kiệm thời gian, chi phí

Bệnh nghề nghiệp của học sinh, sinh viên

Đúng vào ngày được tin trúng tuyển Trường ĐH Nha Trang thì Nguyễn Trân Huyền My nhận được giấy báo trúng tuyển của Trường CĐ Du lịch Nha Trang. Nhi đã rất phân vân không biết nên chọn trường nào. Sau một ngày suy nghĩ, cô đã chọn trường CĐ vì thích cách học đi đôi với thực hành. Học kỳ nào Huyền My cũng nhận được học bổng. Càng ngày cô càng thấm thía việc chọn đúng ngành nghề quan trọng thế nào. "Không nhất thiết phải học ĐH luôn đâu. Học CĐ thì chi phí, thời gian và tiền bạc ít hơn, ra trường là có việc, kiếm được tiền lo bản thân và gia đình vẫn tốt hơn học ĐH ra trường không có việc" - Huyền My chia sẻ.

* Cô gái yêu làn điệu ví dặm

Bệnh nghề nghiệp của học sinh, sinh viên

Lớn lên từ lời ru của bố và của bà nên dân ca đã ngấm vào máu Nguyễn Thị Thanh Xuân từ nhỏ. Tốt nghiệp cấp ba, Xuân chọn Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật Nghệ An và được cả gia đình ủng hộ. Gia đình Xuân làm nông nghiệp, mấy năm gần đây bố bị bệnh xơ gan nên rất khó khăn. Nhưng càng khó khăn càng thôi thúc Xuân học giỏi. Cô là sinh viên thường xuyên nhận được học bổng của trường. Xuân đã giành giải ba Hội diễn văn nghệ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2019, giải nhất Liên hoan dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh.

Với mong muốn bảo tồn và phát triển dân ca ví dặm, Xuân đã nảy ý tưởng khởi nghiệp mở trung tâm đào tạo bảo tồn và phát triển dân ca ví dặm Hà Tĩnh. Ý tưởng này được giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp của trường CĐ cô đang theo học. Châm ngôn sống của Xuân là "tâm sáng trí trong", dù hoàn cảnh khó khăn thế nào cô cũng sống tích cực.

Bệnh nghề nghiệp của học sinh, sinh viên
Học nghề có nhiều cơ hội việc làm

NGỌC DIỆP