Bố cục của văn bản Bức tranh của em gái tôi

HoidapVietJack giới thiệu bố cục tác phẩm Bức tranh của em gái tôi Ngữ văn lớp 6 Cánh diều đúng nhất giúp học sinh dễ dàng nắm được đầy đủ kiến thức văn bản Bức tranh của em gái tôi lớp 6.

Có thể chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ... phát huy tài năng): Cô bé Kiều Phương được phát hiện là có tài năng hội họa.

- Phần 2 (Tiếp theo đến …muốn cả anh cùng đi nhận giải): Sự thay đổi trong tình cảm của người anh đối với nhân vật Kiều Phương.

- Phần 3 (Còn lại): Người anh nhận ra những nhược điểm của mình và tình cảm trong trẻo, nhân hậu của em gái.

                                                 

Bố cục của văn bản Bức tranh của em gái tôi

Phần 2: Nội dung chính bài Bức tranh của em gái tôi - Ngữ văn lớp 6

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình

                                          

Bố cục của văn bản Bức tranh của em gái tôi

Phần 3: Tóm tắt Bức tranh của em gái tôi - Ngữ văn lớp 6

Tóm tắt tác phẩm Bức tranh của em gái tôi - Mẫu 1

Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội hoạ tên là Kiều Phương - thường gọi là Mèo. Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện, người anh thấy buồn, thất vọng vì mình không có tài năng và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó, cậu nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh mình qua cái nhìn của em. Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.

                                                 

Bố cục của văn bản Bức tranh của em gái tôi

Tóm tắt tác phẩm Bức tranh của em gái tôi - Mẫu 2

Người anh coi thương cô em gái Kiều Phương nên đặt tên là Mèo vì mặt cô bé hay bị bôi bẩn lem luốc. Một hôm, người anh thấy em gái tự chế ra màu vẽ. Khi tài năng hội hoạ được phát hiện và khẳng định, Kiều Phương được cả nhà yêu mến và quan tâm. Người anh cảm thấy mình bất tài và ruồng bỏ. Lén xem những bức tranh em gái vẽ, cậu ta phải công nhận là đẹp. Được sự giới thiệu của hoạ sĩ Tiến Lê, cô bé được tham gia cuộc thi vẽ quốc tế thiếu nhi và được giải nhất với bức tranh “anh trai tôi”. Đứng trước bức tranh, cảm giác của người anh chuyển từ ngỡ ngàng sang hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Cậu nhận ra những điều đáng chê trách của mình cùng với tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu đáng quý của em gái.

  Tải tài liệu

Bài viết liên quan

« Bài kế sau Bài kế tiếp »

Hãy cùng các thầy cô tại TOPLOIGIAI Soạn bài Bức tranh của em gái tôi NGẮN NHẤT các em nhé. Soạn văn 6 ngắn nhất dành cho các bạn muốn có một bản soạn văn ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ nội dung chính của bài học.

Tóm tắt, bố cục truyện Bức tranh của em gái tôi 

Tóm tắt:

Kiều Phương có khả năng hội họa tiềm ẩn. Khi tài năng được bộc lộ, người anh của Kiều Phương cảm thấy ghen tị, mặc cảm dẫn đến sự khó chịu, dần xa lánh em. Ngày cùng em đi nhận giải, khi thấy được tình cảm của Kiều Phương với mình, người anh vô cùng xúc động và hối hận vì sự hẹp hòi của mình.

Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu ... phát huy tài năng): tài năng của người em gái bộc lộ

- Đoạn 2 (tiếp theo ...  cùng đi nhận giải): người anh ghen tị và mặc cảm với em 

- Đoạn 3 (phần còn lại): tình cảm của em gái và người anh nhận ra sai lầm 

Soạn bài Bức tranh của em gái tôi 

Soạn Câu 1 trang 34 ngắn nhất

Tóm tắt:

Kiều Phương có khả năng hội họa tiềm ẩn. Khi tài năng được bộc lộ, người anh của Kiều Phương cảm thấy ghen tị, mặc cảm dẫn đến sự khó chịu, dần xa lánh em. Ngày cùng em đi nhận giải, khi thấy được tình cảm của Kiều Phương với mình, người anh vô cùng xúc động và hối hận vì sự hẹp hòi của mình.

Soạn Câu 2 trang 34 ngắn nhất

a. Nhân vật chính trong truyện: cả hai anh em Kiều Phương. Vì cả hai nhân vật đều đóng vai trò quan trọng và được nhắc đến nhiều nhất trong câu truyện

b. + Truyện kể theo lời nhân vật người anh bằng ngôi thứ nhất. 

+ Việc lựa chọn vai kể này làm cho sự việc trong truyện diễn biến một cách tự nhiên, logic, và những suy nghĩ, tình cảm của người anh được bộc bạch chân thật, chi tiết nhất

Soạn Câu 3 trang 34 ngắn nhất

a. Diễn biến tâm trạng của người anh:

- Từ trước cho tới khi thấy em gái tự chế màu vẽ: tỏ ra người lớn, tò mò 

- Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện: ghen tị 

- Khi lén xem tranh em vẽ: mặc cảm, thua kém 

- Khi đứng trước bức tranh được giải nhất: ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ, hối hận

b. Khi tài năng người em gái được phát hiện người anh cảm thấy không thể thân với em như trước do ranh giới mong manh mà người anh đã tự vạch ra. Ranh giới đó chính là cảm giác thua kém, ghen tị và cảm giác không được mọi người chú ý

c. Nười anh ngỡ ngàng vì quá bất ngờ, ngạc nhiên và hãnh diện khi được em gái vẽ, thấy chân dung mình qua con mắt em lại đẹp như vậy, hãnh diện vì có người em tài giỏi. Đồng thời xấu hổ khi thấy mình quá hẹp hòi, ích kỉ với em

Soạn Câu 4 trang 34 ngắn nhất

Trong đoạn kết truyện, người anh cảm động, những suy nghĩ nghẹn lại không nói ra thành lời. Đồng thời hổ thẹn với tình cảm, tấm lòng nhân hậu của em gái mình và xấu hổ hối hận khi thấy mình không xứng đáng. 

Em nhận thấy nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, tuy có ích kỉ, đối xử chưa đúng nhưng chính sự nhân hậu của cô em gái, cùng tình cảm hai anh em đã giúp người anh hối lỗi và trưởng thành

Soạn Câu 5 trang 34 ngắn nhất

Nhân vật cô em gái trong truyện: là cô bé hồn nhiên, tài năng, yêu thương anh. Đồng thời rất độ lượng và nhân hậu. Có lẽ tình cảm trong sáng, nhân hậu là điều đáng mến nhất của cô bé này.

Luyện tập

Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đứng trước bức tranh, người anh tự vấn: “Ôi! Đây là ai? Mình ư? Không! Tại sao mình có thể đẹp như này”. Người anh vô cùng cảm động, nước mắt nghẹn lại. Bức tranh đẹp quá, đẹp đến nỗi anh còn không nhận ra chính mình trong tranh nữa. Anh tự hỏi tại sao mình hẹp hòi, ích kỷ vậy mà em gái vẫn luôn xem mình là người thân yêu nhất? Cảm xúc dâng trào đan xen giữa niềm hãnh diện về cô em gái với sự xấu hổ, xấu hổ khi không ngờ với em, mình hoàn hảo đến vậy, còn mình thì...

Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Hầu hết mọi người sẽ vui cùng niềm vui đó.

- Số ít sẽ thể hiện lòng đố kị

- Tùy trường hợp người đó được nhiều người yêu quý hay ghét bỏ hay không.

Tổng kết bài Bức tranh của em gái tôi

Bố cục của văn bản Bức tranh của em gái tôi

Các bài viết liên quan truyện Bức tranh của em gái tôi

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 6 tài liệu tác giả tác phẩm Bức tranh của em gái tôi thuộc bộ sách Cánh diều hay nhất, gồm 4 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Bức tranh của em gái tôi Ngữ văn lớp 6.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Bức tranh của em gái tôi – Cánh diều Ngữ văn lớp 6:

 

Bố cục của văn bản Bức tranh của em gái tôi

Tác giả tác phẩm Bức tranh của em gái tôi - Ngữ văn lớp 6

I. Tác giả

Bố cục của văn bản Bức tranh của em gái tôi

- Tên: Tạ Duy Anh sinh năm 1959

- Quê quán: Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)

- Sự nghiệp văn học: 

    + Ông là cây bút trẻ trong thời kỳ đổi mới

   + Ông trở thành thành viên của Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1993. Hiện nay ông là Biên tập viên của Hội nhà văn Việt Nam

- Tác phẩm chính

    + Bến thời gian, Bố cục hoàn hảo, Ngày hội cuối cùng, Đi tìm nhân vật (tiểu thuyết), Dưới bàn tay vô hình,...

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Truyện ngắn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Truyện ngắn in trong Bức tranh của em gái tôi, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2008.

Bố cục của văn bản Bức tranh của em gái tôi

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất

5. Tóm tắt: 

- Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc này tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiêù Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình.

6. Bố cục: 

- Phần 1 (từ đầu đến “phát huy tài năng”): Tài năng của em gái được phát hiện

- Phần 2 (tiếp đó đến “anh cùng đi nhận giả”): Lòng ghen tị và mặc cảm của người anh

- Phần 3 (còn lại): Người anh nhận ra sai lầm của mình và tấm lòng của em gái

7. Giá trị nội dung: 

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình

8. Giá trị nghệ thuật: 

- Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, chân thật

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Nhân vật người anh trai

- Từ trước cho đến lúc nhìn thấy em gái tự chế màu vẽ: nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, xem thường

- Khi tài năng của em gái được phát hiện: cảm thấy buồn và thất vọng về mình, cảm thấy mặc cảm vì bản thân mình không có tài năng gì, khó chịu và hay gắt gỏng với em, không thể chơi thân với em như trước

- Khi lén xem những bức tranh em gái vẽ: thầm cảm phục tài năng của em gái mình

- Khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái trong phòng trưng bày: ngạc nhiên, hãnh diện rồi xấu hổ

=> Người anh vừa đáng trách nhưng đồng thời cũng đáng cảm thông vì đã nhận ra tấm lòng trong sáng, nhân hậu của em gái, biết nhận ra sai lầm của bản thân và sữa chữa nó

2. Nhân vật người em gái – Kiều Phương

- Say mê hội họa: mặt luôn bị bôi bẩn, hay lục lọi các đồ vật, tự chế thuốc vẽ, vẽ đẹp

- Hồn nhiên, trong sáng, hiếu động

- Độ lượng, nhân hậu

=> Giúp người anh nhận ra lỗi lầm của mình bằng tài năng và tấm lòng.