Các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu

Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là gì?

Nội dung này được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý: Điều 4 Luật giá 2012

Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.

Bạn có thể tham khảo thêm tại: Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ nào?

Nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia

Trân trọng!

Nguồn:

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, Quý độc giả cần xem Căn cứ pháp lý của tình huống này để có thông tin chính xác hơn.


Các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu
Ngọc Duy

Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các địa phương rà soát, tham mưu cho UBND cấp tỉnh, cho phép lưu thông khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg đối với một số nhóm mặt hàng thiết yếu sau:

- Nhóm thực phẩm (bao gồm các mặt hàng theo danh mục tại Phụ lục II, III, và mục 3, 4, 5, 6, 7, 8 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018; có Phụ lục kèm theo Công văn 4481);

- Nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất (bao gồm các mặt hàng như sắt, thép, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi…); - Nhóm nhiên liệu, năng lượng (như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, than…); - Và các mặt hàng khác theo nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của địa phương. Bộ Công thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất triển khai.

Xem nội dung chi tiết tại Công văn 4481/BCT-TTTN ban hành ngày 27/7/2021.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

.

Cập nhật lúc: 17:05, 02/08/2021 (GMT+7)

(ĐN) - Để thực hiện tốt công tác lưu thông hàng hóa và phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, Sở Công thương vừa có văn bản triển khai, hướng dẫn về danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg trên địa bàn tỉnh.

Các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu
Người dân mua các loại thực phẩm tại một siêu thị ở TP.Biên Hòa.

Danh mục hàng hóa thiết yếu được quy định theo quyết định tại Công văn số 8699/UBND-KTNS ngày 23-7-2021 của UBND tỉnh về một số giải pháp thực hiện trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, đối với các mặt hàng thực phẩm công nghệ, Sở Công thương hướng dẫn cụ thể các mặt hàng nước uống và mặt hàng lương thực, thực phẩm khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân.

Cụ thể, về nước uống bao gồm: nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên. Về một số mặt hàng lương thực, thực phẩm khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân, bao gồm: thực phẩm chức năng; các vi chất bổ sung vào thực phẩm; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu, điều; nông sản thực phẩm khác; đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để bảo quản, chế biến thực phẩm); dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm…

Các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu
Hoạt động ngân hàng, thanh toán điện tử là một trong những dịch vụ thiết yếu. Trong ảnh: Giao dịch tại một chi nhánh ngân hàng trên địa bàn TP.Biên Hòa.

Đối với nhóm mặt hàng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông: bên cạnh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên hóa lỏng, khí thiên nhiên nén, ôxy, các loại nguyên liệu, vật liệu khác phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, y tế.., Sở bổ sung thêm vào nhóm nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ sản xuất, bao gồm: than… và bổ sung nhóm nguyên liệu, vật liệu phục vụ sản xuất, bao gồm: sắt, thép, xi măng…

Trong khi đó, các loại hình dịch vụ thiết yếu gồm:

1. Dịch vụ cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống;

2. Dịch vụ xuất, nhập khẩu hàng hóa; dịch vụ hỗ trợ vận chuyển; dịch vụ bảo vệ;

3. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như: công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp;

4. Cơ sở y tế, dịch vụ y tế công lập và ngoài công lập;

5. Dịch vụ chứng khoán, bưu chính, viễn thông, truyền hình;

6. Cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan trực tiếp đến hoạt động ngân hàng, thanh toán điện tử;

7. Cơ sở đủ điều kiên được phép kinh doanh: phân bón; thuốc bảo vệ thưc vât; giống cây trồng, vât nuôi; thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; thuốc thú ̣ y và sản phẩm xử lý môi trường nuôi thủy sản;

8. Dịch vụ tang lễ, nghĩa trang.

9. Dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải;

10. Dịch vụ công ích (bao gồm: duy tu bảo trì hệ thống chiếu sáng công cộng, đèn tín hiệu giao thông; cắt tỉa chăm sóc cây xanh; thoát nước đô thị; sửa chữa, bảo trì hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật...);

11. Dịch vụ sửa chữa, bảo trì hạ tầng mạng, thiết bị camera phục vụ khu vực, vùng thực hiện cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh…

Tin, ảnh: Hải Quân

Điều 4 Luật Giá năm 2012 có giải thích cụm từ "hàng hoá, dịch vụ thiết yếu" là những hàng hoá, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.

Nhưng đó là định nghĩa Luật Giá đưa ra quy định về những đối tượng sẽ được cơ quan nhà nước điều tiết, bình ổn giá.

Trong khi đó, hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định các loại hàng hoá, dịch vụ thiết yếu trong thời gian thực hiện giãn cách, thực hiện Chỉ thị 16. Đến nay, chỉ có công văn số 2601/2020 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện Chỉ thị 16, nêu một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu. Dựa trên hướng dẫn này, từng địa phương dựa theo tình hình kinh tế xã hội, đặc thù sẽ ra danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chi tiết được phép kinh doanh, sản xuất...

Tuy không có một quy định cứng nào, song khảo sát thực tế cho thấy, "mẫu số chung" của danh mục hàng hoá, dịch vụ thiết yếu trong thời gian giãn cách xã hội, gồm:

Hàng hoá thiết yếu: Thực phẩm tươi sống, gồm thịt (các sản phẩm từ thịt), thủy sản (các sản phẩm từ thủy sản), rau, củ, quả (các sản phẩm từ rau, củ, quả), trái cây, trứng (các sản phẩm từ trứng)...

Người dân TP HCM đi siêu thị mua thực phẩm trong thời gian thành phố này thực hiện giãn cách xã hội. Ảnh: Quỳnh Trần

Hàng công nghệ phẩm: bánh kẹo, muối, bột nêm, gia vị, nước mắm, đường, dầu thực vật. Sữa các loại, mì gói. Nước uống, nước ngọt đóng chai, lon, thùng...

Lương thực: gạo, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn; bột, tinh bột (các sản phẩm từ bột, tinh bột)...

Các nhu yếu phẩm cần thiết khác, như thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế, khẩu trang, nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh, sản phẩm dùng rửa tay, tắm giặt, gội... Nguyên, nhiên vật liệu như xăng, dầu, gas, khí đốt...

Dịch vụ thiết yếu: Siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, tiện ích, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh trái cây, chuỗi cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm (chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu). Nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng. Cơ sở kinh doanh dược phẩm, xăng dầu, điện, nước, nhiên liệu, khám chữa bệnh, cấp cứu...

Cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan tới ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...). Chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hoá, khám, chữa bệnh, tang lễ.

Ngoài ra, danh mục này có thể linh hoạt tuỳ vào tình hình diễn biến dịch bệnh, đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa phương.

Chẳng hạn, năm ngoái khi thực hiện giãn cách xã hội (tháng 4/2020), các dịch vụ trong trung tâm thương mại (gồm siêu thị tổng hợp, văn phòng cho thuê, bệnh viện), dịch vụ ngân hàng, chứng khoán... lần đầu được các địa phương, trong đó có Hà Nội, đưa vào danh mục dịch vụ thiết yếu sau những kiến nghị từ quản lý ngành, và phát sinh nhu cầu thực tế người dân trong đời sống.

Hoặc trong thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 từ ngày 19/7, ngoài các loại hàng hoá, dịch vụ thiết yếu như nhiều địa phương, danh mục áp dụng của Tây Ninh còn có thêm các mặt hàng kim khí, điện máy phục vụ các hoạt động của gia đình, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh (vật tư ngành điện dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp, điện tử, vật tư ngành nước, vật tư nguyên liệu xây dựng ...).

Các nhu yếu phẩm cần thiết theo danh mục của tỉnh Tây Ninh còn có thêm sản phẩm diệt côn trùng, vệ sinh cá nhân...

Ngoài các loại hàng hoá, dịch vụ thiết yếu như nhiều địa phương, danh mục áp dụng của Cần Thơ còn nêu chi tiết bánh mỳ, bánh bao, bún, hủ tiếu... nằm trong nhóm hàng thực phẩm, là những hàng hoá thiết yếu.

Khác với Tây Ninh, tỉnh Khánh Hoà, lại bổ sung thêm thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y vào danh sách hàng hoá thiết yếu khi thực hiện Chỉ thị 16 từ ngày 19/7.

Còn danh mục vừa được Sóc Trăng công bố trong thời gian giãn cách xã hội, nêu chi tiết hơn các sản phẩm từ gạo, nếp cũng được coi là hàng hoá thiết yếu.

Hải Dương, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội hồi tháng 3 năm nay, tỉnh này vẫn cho duy trì dịch vụ khách sạn lưu trú (trừ vui chơi giải trí, massage, games, thể thao, ca nhạc...).

Theo quy định về bình ổn giá tại Luật Giá 2021 và danh mục hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung của Chính phủ (từ 1/10/2019), hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, gồm:

- Xăng, dầu thành phẩm; điện, khí dầu mỏ hoá lỏng; phân đạm, phân NPK, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định pháp luật;

- Vaccine phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; muối ăn, sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; đường ăn (đường trắng, đường tinh luyện); Thóc, gạo tẻ thường; Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định pháp luật;

- Cung cấp điện, nước sinh hoạt; truyền hình trả tiền, điện thoại cố định mặt đất, dịch vụ thông tin di động; Internet; vận chuyển hành khách đường hàng không, đường sắt; Mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp.

Hoài Thu