Các ngân hàng tăng lãi suất mới nhất năm 2022

Sau Tết, nhiều ngân hàng tung các chương trình ưu đãi tăng lãi suất huy động, tặng quà, lì xì may mắn cho khách hàng để thu hút lượng tiền nhàn rỗi của người dân.

Lãi suất huy động đang nóng dần 

Cuộc đua lãi suất huy động nóng dần kể từ thời điểm cuối năm 2021. Ngay sau Tết, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) nâng mức lãi suất cao nhất lên tới 12,4%/năm trong tháng đầu tiên, với kỳ hạn 12 tháng khi gửi tiết kiệm Prime Savings trên ngân hàng số VPBank Neo. Đây là mức lãi suất cao kỷ lục tại VPBank. Điều kiện khách hàng phải gửi tối thiểu là 10 triệu đồng. Đặc biệt, sản phẩm tiết kiệm này chỉ áp dụng cho khách hàng chưa có tiền gửi online hoặc khách hàng mới trong vòng 3 tháng tính từ thời điểm gửi tiền.

Không chỉ VPBank gia nhập "đường đua tăng lãi suất”, trước đó SCB tăng lãi suất huy động online 0,2% ở kỳ hạn từ 13 tháng trở lên.

Eximbank tăng 0,1 - 0,3%/năm; OCB tăng 0,2%/năm.

GPBank công bố biểu lãi suất tiền gửi mới áp dụng từ ngày 8.12 ghi nhận mức tăng đồng loạt 0,3% so với tháng 11 ở các kỳ hạn 6 tháng trở lên.

Techcombank công bố biểu lãi suất huy động vốn khách hàng cá nhân mới nhất áp dụng từ ngày 15.12 tăng 0,25-0,4% so với tháng trước ở tất cả kỳ hạn. 

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay? 

Theo khảo sát tại các ngân hàng thương mại, trong tháng 2.2022, lãi suất tiết kiệm cao nhất kỳ hạn 12 tháng vào khoảng 5,75 -7,4%/năm.

Lãi suất ngân hàng cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về Nam A Bank với mức 7,4% cho kỳ hạn 16 tháng, 24 tháng và 36 tháng đối với tiền gửi tiết kiệm trực tuyến. Lãi suất ngân hàng cao nhất kỳ hạn 12 tháng cũng là Nam A Bank với mức 7,2%.

Các ngân hàng tăng lãi suất mới nhất năm 2022

Lãi suất ngân hàng đã rục rịch tăng từ cuối năm ngoái. Ảnh TL

Xếp thứ hai trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng cao nhất là SCB với mức lãi suất 7,25% cho kỳ hạn 13 tháng.  

Mức lãi suất ngân hàng cao nhất ở kì hạn 6 tháng hiện nay là SCB với mức lãi suất là 6,65% và lĩnh lãi cuối kỳ.

Ở kỳ hạn 3 tháng, PVcomBank, SCB, GPBank đang niêm yết lãi suất cao nhất hệ thống ngân hàng với mức lãi suất 4%/năm. 

Lãi suất cao nhất kỳ hạn 1 tháng là 4% thuộc về PVcomBank, SCB, GPBank.

4 ngân hàng Big4 là Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đồng loạt có mức lãi suất cao nhất là 5,5-5,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành lãi suất năm 2022 ra sao? 

Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết: Với định hướng lạm phát như hiện nay, áp lực lạm phát trên phạm vi toàn cầu đang tăng, hệ số xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện chiếm đến 200% GDP, áp lực lạm phát nhập khẩu khá cao. Việc duy trì mặt bằng lãi suất không thay đổi cũng là áp lực lớn với ngành ngân hàng.

Việc thay đổi chính sách của Ngân hàng trung ương lớn trên thế giới cũng là áp lực đối với Việt Nam.

Hầu hết Ngân hàng Trung ương trên thế giới có xu hướng thu hẹp chính sách tiền tệ, tăng lãi suất. Cụ thể, Fed cho biết có khả năng thu hẹp nới lỏng định lượng và tăng 3 lần trong năm 2022. Fed đã xác thực lạm phát là hiện hữu thay vì quan điểm cho rằng "lạm phát chỉ là nhất thời" như trước đây.

Các ngân hàng tăng lãi suất mới nhất năm 2022

Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết: "Trong điều kiện cho phép, NHNN điều hành ổn định lãi suất, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế". Ảnh TL

Theo dõi của NHNN, trong năm qua có tổng cộng 118 đợt tăng lãi suất và 16 lượt giảm lãi suất trên toàn cầu. Mới đây, một trong 7 ngân hàng trung ương trong nhóm G7 là Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) tăng lãi suất. Đây là điều khá bất ngờ và điều này tác động lớn đến ngân hàng các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tạo áp lực cho Ngân hàng Nhà nước duy trì lãi suất ổn định. Tuy nhiên tác động của dịch COVID-19 là rất lớn.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, năm 2022 dựa trên kinh tế vĩ mô, diễn biến lạm phát, trong điều kiện cho phép, NHNN điều hành ổn định lãi suất, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế.

Theo Báo Lao động

Các ngân hàng tăng lãi suất mới nhất năm 2022

Các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi để huy động vốn trong dân ngay từ ngày giao dịch đầu xuân Nhâm Dần 2022 - Ảnh: H.HƯNG

Hôm 7-2, ngày đầu tiên giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các ngân hàng đều áp dụng chương trình ưu đãi hấp dẫn như tăng lãi suất huy động, tặng quà, lì xì may mắn cho khách hàng để thu hút lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân.

Cụ thể, tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), khách hàng nhận được lãi suất cao nhất lên tới 12,4%/năm với kỳ hạn 12 tháng khi gửi tiết kiệm Prime Savings trên ngân hàng số VPBank Neo. Đây là mức lãi suất cao kỷ lục tại VPBank và các ngân hàng khác tại thời điểm này.

Với Prime Savings, lãi suất tiền gửi được nhân đôi trong tháng đầu tiên. Tuy nhiên, với điều kiện khách hàng phải gửi tối thiểu là 10 triệu đồng. Đặc biệt, sản phẩm tiết kiệm này chỉ áp dụng cho các khách hàng mới hoặc khách hàng đã được định danh thuộc phân khúc Prime của ngân hàng và chưa từng gửi tiết kiệm online trước đó. Hình thức ưu đãi nhân đôi lãi suất được áp dụng trong vòng 1 tháng kể từ ngày khách hàng gửi tiết kiệm Prime Savings lần đầu tiên.

Còn tùy theo kỳ hạn và sản phẩm tiết kiệm khác, lãi suất huy động tại VPBank có nhích lên 0,5% - 0,7%/năm so với cùng kỳ năm trước. Còn so với cách đây 1 tháng, lãi suất nhích lên 0,2 - 0,3% tùy theo kỳ hạn. Đơn cử, tiền gửi online kỳ hạn 12 tháng được niêm yết lãi suất 6,2%/năm, còn gửi 6 tháng là 5,5%/năm.

Tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), lãi suất gửi tiết kiệm online cao hơn 0,8%/năm so với gửi tại quầy. Theo bảng lãi suất mà MSB đang niêm yết, lãi suất tiền gửi tại quầy cao nhất là 5,6% cho kỳ hạn 12 tháng; còn 5 - 5,3%/năm cho kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng.

Cũng để hút lượng tiền gửi sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) tăng lãi suất tiền gửi 0,2 - 0,5%/năm kể từ ngày 7-2. Theo đó, lãi suất tiết kiệm cao nhất tại Techcombank là 5,8%/năm với kỳ hạn 36 tháng; tiếp đến là mức 5,2%/năm với kỳ hạn 12 tháng.

Đối với VietinBank, khách hàng gửi tiết kiệm online cũng được cộng thêm 0,3 - 0,4%/năm so với gửi tại quầy và mức lãi suất áp dụng đầu xuân năm mới Nhâm Dần cũng cao hơn so với cùng kỳ năm trước 0,2 - 0,4/năm tùy theo kỳ hạn gửi.

Theo đó, lãi suất cao nhất 6%/năm được áp dụng cho kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng. Còn khách hàng gửi kỳ hạn 9 tháng chỉ được nhận lãi suất 4,4%/năm.

Tại một số ngân hàng khác, để hút lượng tiền gửi trong dân cư, chính sách ưu đãi được tung ra là tặng quà, lì xì may mắn đầu xuân. Như Vietcombank, ngân hàng này lì xì 100.000 đồng cho khách hàng khi gửi tiết kiệm tại quầy trong ngày 7 và 8-2. Cụ thể, các khách hàng khi gửi tiết kiệm tối thiểu 10 triệu đồng với kỳ hạn trên 6 tháng hoặc từ 70 triệu đồng kỳ hạn từ 2 đến dưới 6 tháng... đều được lì xì 100.000 đồng.

Đánh giá nguyên nhân lãi suất huy động tăng nhẹ trở lại, theo các chuyên gia ngân hàng là do lạm phát đang có xu hướng nhích lên. Các ngân hàng cần nâng lãi suất huy động để duy trì mặt bằng lãi suất thực dương. Bên cạnh đó, nhu cầu tín dụng cũng tăng cao khi hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi và phát triển trong bối cảnh bình thường mới.

Còn về lãi suất đầu ra, mặt bằng sẽ duy trì như mức hiện tại và có thể giảm nhẹ ở một số ngành, lĩnh vực ưu tiên khi gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đi vào cuộc sống.

Về xu hướng lãi suất của năm 2022, trao đổi với báo chí hồi cuối tháng 12-2021, ông Phạm Chí Quang, phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), cho biết điều hành ổn định lãi suất dựa trên diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm lãi suất cho vay.

Đối với lãi suất huy động sẽ ổn định. Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành đảm bảo hài hòa quyền lợi của người gửi tiền và thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Các ngân hàng tăng lãi suất mới nhất năm 2022
Lãi suất tiền gửi ngân hàng cả tháng nay hầu như không biến động, vì sao?

L.THANH

Lãi suất liên ngân hàng đã có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng vẫn duy trì ở mức khá cao. Nhiều ngân hàng rục rịch điều chỉnh tăng lãi suất huy động.

Theo thống kê của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tăng trưởng tín dụng (tới ngày 28-1-2022) đạt 2,74%, mức cao nhất trong 10 năm qua.

Tín dụng tăng mạnh đã khiến cho thanh khoản hệ thống ngân hàng có phần căng thẳng hơn và phải sử dụng tới kênh thị trường mở (OMO) là nơi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sử dụng nghiệp vụ mua các giấy tờ có giá với các ngân hàng thương mại (NHTM) nhằm bơm tiền ngắn hạn ra ngoài hệ thống sau gần 1 năm kênh này đóng băng.

Lãi suất liên ngân hàng cũng tăng lên mức cao nhất trong vòng nhiều tháng. Thanh khoản căng thẳng thời gian qua một phần đến từ yếu tố mùa vụ khi nhu cầu thanh toán chi trả dịp Tết nguyên đán tăng cao. Tuy nhiên, BVSC cho rằng khi yếu tố này qua đi, lãi suất liên ngân hàng cũng sẽ hạ nhiệt trở lại.

Theo báo cáo về thị trường tiền tệ do Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa công bố, ghi nhận lãi suất cho vay qua đêm hiện là 2,51%/năm, giảm 0,89 điểm % so với mức cao nhất ghi nhận vào ngày 10-2-2022.

Mặc dù vậy, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng vẫn duy trì ở mức khá cao, trên 166.800 tỉ đồng. Cụ thể, ngày 22-2 vừa qua doanh số giao dịch đối với kỳ hạn qua đêm cao hơn nhiều doanh số bình quân khoảng 118.100 tỉ đồng trong tháng 1-2022.

Bước sang năm 2022, khi các hoạt động của nền kinh tế được kỳ vọng mở cửa hoàn toàn trở lại, cộng thêm việc Chính phủ thực hiện chương trình hỗ trợ phục hồi nền kinh tế thông qua cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá, nhiều chuyên gia dự báo tăng trưởng tín dụng có thể lên tới 15% cho cả năm nay.

Do đó, thời kỳ tiền rẻ có lẽ đã qua và mặt bằng lãi suất năm 2022 khó giảm thêm so với cuối năm 2021.

Các ngân hàng tăng lãi suất mới nhất năm 2022

Ảnh minh họa

Trong thời gian tới, BVSC dự báo áp lực lạm phát sẽ cao hơn khi giá nhiều loại nguyên vật liệu đã đang có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là xăng dầu, cùng triển vọng mở cửa lại toàn bộ nền kinh tế. Áp lực này có thể sẽ khiến nhiều ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất huy động.

Ghi nhận cụ thể của báo Pháp luật TP.HCM tại một số ngân hàng thương mại, đã có nơi tăng lãi suất huy động lên tới 0,2%/năm so với trước đó.

Cụ thể, ngay từ đầu tháng 1 năm nay, ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Hiện lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 3-5 tháng tại ngân hàng này đang là (4%/năm); 6 tháng (5,9%/năm); từ 12 tháng cho đến 36 tháng cùng có mức lãi suất là 7%/năm.

Đáng chú ý, những khách hàng VIP, có số tiền gửi từ 500 tỉ đồng trở lên và chọn kỳ hạn gửi 13 tháng lãi cuối kỳ sẽ được hưởng mức lãi suất lên tới 7,6%/năm. Đây có thể là mức lãi suất cao nhất thị trường hiện nay.

Tương tự, tại VPBank lãi suất tiết kiệm cũng được điều chỉnh tăng tại kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng.

Cụ thể, lãi suất 6 tháng được niêm yết ở mức 4,8%/năm (trước đó chỉ có 4,5%/năm). Riêng kỳ hạn 12 tháng được tăng tới 0,8%/năm tức là từ 4,8%/năm lên 5,6%/năm.

Đáng chú ý, đối với khách hàng có hạn mức gửi tiền từ 50 tỉ đồng trở lên đang đang VPBank áp dụng mức lãi suất là tiền gửi kỳ hạn 12 tháng lên tới 6,4%/năm- tương đương tăng tới 1,1%/năm so với biểu lãi suất công bố trước đó.

Ngoài ra, một số ngân hàng khác như MSB, ACB, Techcombank, MB cũng điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi nhưng mức tăng thấp và chỉ ở một số kỳ hạn.

Ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn (vốn trên 5.000 tỉ đồng) là nhóm NH duy nhất nâng lãi suất đối với kỳ hạn 6 tháng, mức tăng 0,02 điểm phần trăm lên 4,56%/năm nhưng không thay đổi lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng, duy trì ở mức 5,307%/năm.

Ngược lại, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ giảm 0,02 điểm phần trăm đối với cả hai loại kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng, xuống còn lần lượt 4,42%/năm và 6,04%. Trong khi đó, nhóm ngân hàng có gốc quốc doanh tiếp tục không điều chỉnh lãi suất trong tháng 2 vừa qua.

Các ngân hàng tăng lãi suất mới nhất năm 2022
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng

(PLO)- Các ngân hàng đang tăng lãi suất huy động, trong khi lạm phát thấp kỷ lục đã giúp người gửi tiền tiết kiệm vẫn có mức lãi ổn định.