Các văn bản quy định về chứng từ kế toán

Các đơn vị hành chính, sự nghiệp đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán thuộc loại bắt buộc quy định trong Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc. Ngoài các chứng từ kế toán bắt buộc được quy định tại Thông tư này và các văn bản khác, đơn vị hành chính, sự nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán, phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị. Mẫu chứng từ bắt buộc theo quy định của Thông tư 107/2017/TT-BTC bao gồm Phiếu thu, phiếu chi, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng và Biên lai thu tiền.

Điều 16 Luật Kế toán quy định “Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
  1. Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
  1. Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
  1. Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;

đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

  1. Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
  1. Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán”.

Căn cứ các quy định nói trên, trường hợp độc giả hỏi đơn vị sẽ tự thực hiện thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đơn vị có thể vận dụng theo mẫu chứng từ hướng dẫn của Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa để thiết kế mẫu chứng từ cho đơn vị mình và trong trường hợp này không cần chữ ký của người bán hàng.

Chứng từ kế toán là một loại giấy tờ được sử dụng trong nghiệp vụ kế toán để có thể nắm rõ được việc thu chi của cá nhân hay của một tổ chức kinh doanh. Vậy thì chứng từ kế toán được hiểu là gì và quy định về chứng từ kế toán như thế nào là câu hỏi của rất nhiều người. Vì thế, hãy cùng NewCA giải đáp những thắc mắc ấy ngay trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm của chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán là những loại giấy tờ phản ánh rõ ràng về nghiệp vụ kinh tế, tài chính chi phí phát sinh và đã hoàn thành của một tổ chức doanh nghiệp, làm căn cứ ghi sổ kế toán.

Nội dung của chứng từ kế toán bao gồm những thành phần sau đây:

  • Tên cùng với số hiệu của chứng từ kế toán
  • Ngày, tháng, năm thành lập của chứng từ kế toán
  • Tên, địa chỉ của cơ quan, đơn vị, tổ chức doanh nghiệp hoặc của cá nhân lập chứng từ kế toán
  • Tên, địa chỉ của cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân nhận chứng từ kế toán
  • Nội dung về nghiệp vụ kinh tế và các chi phí tài chính phát sinh
  • Số lượng, đơn giá và thành tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã thu chi ghi bằng số và tổng số tiền dùng để thu chi ghi bằng số và ghi bằng chữ
  • Chữ ký và họ tên đầy đủ của người lập, người kiểm duyệt và những người có liên quan đến bản chứng từ kế toán đấy.
  • Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán nêu trên thì chứng từ kế toán có thể có thêm các nội dung khác tùy theo từng loại chứng từ.
    Các văn bản quy định về chứng từ kế toán
    Quy định về chứng từ kế toán – Chứng từ kế toán là gì?

Quy định về chứng từ kế toán theo thông tư 133

Theo thông tư 133, doanh nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán cho phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ các quy định về chứng từ kế toán cụ thể như sau:

Tổng quan quy định về chứng từ kế toán

Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp phải được thực hiện theo đúng như quy định của Luật Kế Toán, theo nghị định chi tiết một số điều luật kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

Các loại chứng từ kế toán tại phần danh mục thì đều thuộc loại hướng dẫn. Doanh nghiệp được phép chủ động xây dựng và thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp nhưng phải đáp ứng được nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, dễ kiểm soát, đối chiếu, kiểm tra.

Các doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế đặc thù thuộc những đối tượng điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác thì áp dụng theo những quy định về chứng từ kế toán tại các văn bản đó.

Các văn bản quy định về chứng từ kế toán
Quy định về chứng từ kế toán

Xem thêm: Dịch vụ kế toán Việt Nhật – NewCA

Quy định về chứng từ kế toán – Chữ ký

Trước hết, chứng từ kế toán cần phải có đầy đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Cùng với đó, chữ ký này phải được ký bằng loại mực không phai. Ngoài ra, bạn không được phép đóng dấu những chữ ký khắc sẵn lên chứng từ kế toán hoặc sử dụng loại mực màu đỏ để ký.

Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người, một tổ chức cần phải thống nhất. Người tạo, người duyệt và những người ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung xuất hiện trong chứng từ kế toán.

Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc những người được ủy quyền theo quy định của pháp luật ký. Nghiêm cấm người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký những mẫu chứng từ kế toán chưa ghi rõ hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký.

Bên cạnh đó, việc phân cấp chữ ký trên chứng từ kế toán phải do giám đốc hoặc người đại diện của doanh nghiệp được quy định phù hợp với pháp luật, yêu cầu quản lý để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ về an toàn tài sản của doanh nghiệp.

Chứng từ kế toán liên quan đến việc chi tiền thì phải do người có thẩm quyền duyệt chi và sau đó kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật ký trước khi thực hiện. Đặc biệt, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng cho việc chi tiền phải ký theo từng liên.

Trong trường hợp các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì cần phải cử người phụ trách mảng kế toán để giao dịch với ngân hàng, giao dịch với khách hàng. Và khi đó, chữ ký của kế toán trưởng sẽ được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của đơn vị, tổ chức, cơ sở doanh nghiệp đó. Người phụ trách kế toán trong trường hợp này phải thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm và quyền quy định của kế toán trưởng.

Chứng từ kế toán điện tử thì cần có chữ ký điện tử. Chữ ký này sẽ có giá trị giống hệt với chữ ký trên chứng từ kế toán bằng giấy.

Các văn bản quy định về chứng từ kế toán
Quy định về chứng từ kế toán

Xem thêm: Cách lập tờ khai thuế môn bài theo Thông tư 80/2021/TT-BTC mới nhất

Tóm tắt nội dung

Chứng từ kế toán là gì?

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm của chứng từ kế toán. Theo quy định về chứng từ kế toán, chứng từ kế toán là những loại giấy tờ phản ánh rõ ràng về nghiệp vụ kinh tế, tài chính chi phí phát sinh và đã hoàn thành của một tổ chức doanh nghiệp, làm căn cứ ghi sổ kế toán.

Quy định về chứng từ kế toán theo thông tư 133

– Quy định chung về chứng từ kế toán – Quy định về chữ ký có trên chứng từ kế toán

Bài viết đã cung cấp một số thông tin về quy định về chứng từ kế toán và nếu doanh nghiệp, tổ chức của bạn vẫn có thắc mắc thì hãy liên hệ ngay với NewCA chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Các nội dung trên chứng từ kế toán cần đảm bảo những yếu tố gì?

Theo quy định của điều 17 Luật kế toán, chứng từ kế toán phải có đầy đủ các yếu tố chủ yếu sau:.

Tên gọi..

Số hiệu của chứng từ.

Ngày tháng năm lập chứng từ.

Tên gọi, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ.

Tên gọi, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ.

Nội dung nghiệp vụ, kinh tế tài chính phát sinh..

Chứng từ kế toán bao gồm những gì?

Chứng từ kế toán bao gồm các loại giấy tờ liên quan như: Hóa đơn, phiếu thu chi, phiếu xuất/nhập khẩu hay những vật mang tin trong quá trình trao đổi, mua/bán hàng hóa.

Tại sao phải lập chứng từ kế toán?

Việc lập chứng từ kế toán có ý nghĩa quan trọng vì nó đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình ghi nhận và báo cáo thông tin tài chính của doanh nghiệp. Chứng từ kế toán cung cấp căn cứ hợp lý cho việc xác định và phân loại các khoản thu, chi, tài sản và nợ phải trả.

Ai ký chứng từ kế toán?

- Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký. - Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện.