Cách giảm cấu hình game MU

Dưới đây là một số phương pháp cải thiện tốc độ khung hình thấp với phần cứng mà bạn đang có.

Dưới đây là một số phương pháp cải thiện tốc độ khung hình thấp với phần cứng mà bạn đang có.

Gần như game thủ nào cũng từng gặp vấn đề tốc độ khung hình thấp. Thường là một game đang chạy bình thường, sau đó bắt đầu giật khi nhân vật của bạn đi vào một thành phố lớn hay môi trường phức tạp. Tầm nhìn của bạn bắt đầu giống như đang trình chiếu hình ảnh, mọi thứ trở nên rời rạc khi bạn xoay camera quá nhanh và những vật thể chuyển động như tóc hay biểu ngữ trở nên kém nhịp nhàng.

Tất cả gây ra một trải nghiệm không thực sự sống động, nhưng đâu là nguyên nhân? Tốc độ khung hình, được đo bằng số khung hình trên một giây (FPS), thông báo số lần phần cứng đồ họa của bạn vẽ lại màn hình trong một giây. Bo mạch đồ họa, CPU và RAM đều tham gia vào việc tạo hình học, chi tiết, ánh sáng và hiệu ứng, những yếu tố tạo nên một trong những khung hình đó.

Khi một linh kiện trong chuỗi gây nghẽn cổ chai, ví dụ như khi CPU của bạn bắt GPU kết xuất một lượng lớn đối tượng cùng một lúc, thì máy tính của bạn vẽ được ít khung hình trên một giây hơn. Tốc độ khung hình giảm có thể do code không được tối ưu hóa, trục trặc hoặc các thiết lập trong game tạo ra khối lượng công việc lớn hơn khả năng xử lý của phần cứng.

Vậy làm thế nào bạn đạt được tốc độ khung hình tốt hơn? Tìm CPU nhanh hơn, nhiều RAM hơn, hoặc bo mạch đồ họa mới hơn có thể hữu ích. Tuy nhiên, trước hết bạn nên cập nhật phần mềm và điều chỉnh thiết lập để xem có đạt được tốc độ khung hình cao hơn mà không cần thực hiện những thay đổi quan trọng trong hệ thống.

Hãy cùng xem qua một số giải pháp khả thi.

Đóng các tiến trình nền
Trước tiên, hãy đảm bảo không có chương trình nào làm chậm mọi thứ. Mở Task Manager (CTRL+SHIFT+ESC), sau đó nhấp chuột vào thẻ CPU và Memory để kiểm tra xem có phần nào đang chiếm nhiều dung lượng của CPU hoặc RAM (ví dụ như một trình duyệt web với rất nhiều thẻ đang mở).

Cập nhật game
Sau đó, hãy đảm trò chơi đã được cập nhật. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của trò chơi, các nhà phát triển thường phát hành những bản vá có ảnh hưởng lớn đến hiệu năng. Bật chế độ cập nhật tự động để đảm bảo bạn không bỏ lỡ bản nào.

Cập nhật Trình điều khiển
Cập nhật trình điều khiển của bạn. Trình điều khiển đồ họa mới dành cho GPU rời và GPU tích hợp đều được phát hành thường xuyên để tối ưu hóa những trò chơi mới. Sử dụng tiện ích của nhà sản xuất để tải các trình điều khiển này.

Nếu bạn dùng bộ xử lý Intel® Core™ (thế hệ thứ 4 hoặc mới hơn) với đồ họa tích hợp, hãy thử tìm trò chơi tại gameplay.intel.com để tìm thiết lập đề xuất. Những tiện ích dành cho bo mạch đồ họa rời cũng có thể tự động phát hiện trò chơi đã cài đặt. Nếu tiện ích đồ họa của bạn có khả năng này, hãy đảm bảo rằng nó nhận ra trò chơi bạn đang thử chơi. Điều đó có thể cải thiện hiệu năng ngay lập tức.

Sửa bản cài đặt
Nếu vấn đề về hiệu năng trong một trò chơi nghiêm trọng một cách bất thường, hãy thử sửa bản cài đặt. Trong Steam, bạn có thể làm vậy bằng cách mở thẻ Library, nhấp chuột phải vào trò chơi, rồi nhấp vào mục "Properties". Sau khi đã vào cửa sổ Properties, nhấp vào thẻ "Local Files", rồi chọn "Verify Integrity of Game Files".

Hầu hết trò chơi sẽ tự động kiểm tra máy tính của bạn sau khi cài đặt và chọn thiết lập tùy chỉnh. Tuy nhiên, nếu bạn đang đọc bài viết này, bạn có thể nhận thấy rằng những thiết lập đó không ưu tiên tốc độ khung hình như bạn muốn. Sau đây là một số thiết lập phổ biến cần giảm (hoặc tắt đi) để tăng hiệu năng một cách đáng kể.

Thiết lập đổ bóng có thể gồm nhiều kỹ thuật ánh xạ bóng có tác động đến hiệu năng khác nhau, từ khối lượng bóng dùng nhiều CPU cho đến những kỹ thuật dùng nhiều GPU như dò tia, kỹ thuật tính toán tất cả các tia phát ra từ mọi nguồn ánh sáng đơn. Những kỹ thuật này có tác dụng làm mịn những cạnh răng cưa, thể hiện một cách chính xác những hình dạng đổ bóng, và giúp phần đổ bóng khớp với chuyển động của vật thể nguồn.

Tăng những thiết lập này sẽ làm cho phần đổ bóng mượt mà hơn, nhưng để ở mức vừa hay thấp có thể cải thiện tốc độ khung hình mà chỉ gây tác động nhỏ về hình ảnh trong những tựa game nhịp độ nhanh.

Tùy chọn Khử răng cưa làm mịn các cạnh gồ ghề (một vật gọi là "răng cưa") xuất hiện trên các đối tượng kỹ thuật số được dựng lên từ các điểm ảnh hình vuông. Các kỹ thuật Khử răng cưa lấy mẫu đánh giá các điểm ảnh trên màn hình để đoán màu sắc chính xác của điểm ảnh lân cận, sau đó điền vào khoảng trống để xóa đi các cạnh răng cưa.

Giảm số mẫu cần lấy (ví dụ từ 4x xuống còn 2x) là bước đầu tiên giúp cải thiện hiệu năng. Từ đó, hãy tìm các kỹ thuật Khử răng cưa mà trò chơi nhận thấy sử dụng GPU ít hơn: ví dụ như FXAA có tác động ít hơn so với MSAA. Nếu bạn vẫn gặp vấn đề về hiệu năng, hãy thử tắt hết tùy chọn Khử răng cưa để xem các cạnh gồ ghề có gây khó chịu không.

Phản chiếu Ảnh động có thể đòi hỏi phần cứng của bạn phải kết xuất một cảnh hai lần (hoặc một phiên bản của cùng một cảnh), điều đó có thể gây quá tải cho GPU. Trong game bắn súng nhịp độ nhanh, bạn hiếm khi dừng lại ngắm nhìn hành động được phản chiếu trên cửa sổ; hãy thử bỏ hiệu ứng phản chiếu đi để xem có làm tăng thêm khung hình.

Đổ bóng Cố định cải thiện điểm tiếp xúc giữa các chi tiết gần nhau, ánh sáng và bóng đổ. Đây là một hiệu ứng bạn nên thử giảm đi (hoặc tắt) trước khi giảm chất lượng của độ chi tiết.

Nguồn sáng Thể tích khiến cho trục ánh sáng có độ sâu, do đó người chơi có thể nhìn thấy hạt bụi hoặc các hạt rất nhỏ khác, ví dụ như khói, bay lơ lửng. Những khối ánh sáng này, đôi khi được gọi là "tia sáng thần thánh", gây hao tốn hiệu năng lớn trong một số game.

Hiệu ứng Làm mờ Chuyển động mô phỏng hoạt động của máy quay truyền thống bằng cách làm mờ các vật thể nền khi góc nhìn của người chơi di chuyển. Mặc dù hiệu ứng này có thể giúp che giấu tốc độ khung hình thấp, nhưng bản thân hiệu ứng giả thường ảnh hưởng đến hiệu năng. Nếu bạn thích hình ảnh giống trong phim, hãy bật thiết lập này; nếu bạn thích hình ảnh kỹ thuật số rõ ràng, hãy xem trò chơi của bạn trông thế nào sau khi tắt đi.

Cuối cùng, độ phân giải có tác động rất lớn đến hiệu năng. Thêm nhiều điểm ảnh trên mỗi khung hình nghĩa là GPU của bạn phải làm việc nhiều hơn. Nếu hiệu năng không như bạn mong muốn với độ phân giải 1080p, hãy cân nhắc giảm độ phân giải xuống 720p, điều đó có thể tăng khả năng chơi của máy mà không tác động nhiều đến hình ảnh của trò chơi. Hãy thử cách này và đánh giá xem tốc độ khung hình tăng lên có đáng để giảm độ trung thực hình ảnh không.

Mặc dù bạn có thể không muốn giảm độ phân giải trong game thể hiện đồ họa một người chơi, nhưng cách tính toán khi chơi trực tuyến lại khác. Trong các game cạnh tranh đòi hỏi phản ứng nhanh, nhiều người chơi chỉ chọn độ phân giải 1080p hoặc thấp hơn, vì như vậy cho phép họ luôn đạt tốc độ khung hình cao hơn. Trong cả hai tựa game đó, đa số các game thủ chuyên nghiệp nói rằng họ đều chơi ở độ phân giải 1080p và tốc độ khung hình cao (144 FPS hoặc nhanh hơn).

Khi cập nhật trình điều khiển hoặc cập nhật game mà tốc độ khung hình không cải thiện, bạn chỉ có còn cách điều chỉnh thiết lập thủ công. Khi làm vậy, hãy cân nhắc giảm ba yếu tố này trước tiên: đổ bóng, phản chiếu và ánh sáng. Sau đó hãy tìm trên mạng những chủ đề hỗ trợ có đưa ra các tùy chọn ưu tiên hiệu năng dành riêng cho game mà bạn đang chơi.

Nếu bạn thấy phải từ bỏ quá nhiều chi tiết trong thiết lập đồ họa mới đạt được tốc độ khung hình như mong muốn , thì vẫn còn một lựa chọn khác: nâng cấp lên một hệ thống mới với GPU và CPU nhanh hơn. Một bo mạch đồ họa mới có thể giúp bạn kết xuất khung cảnh nhanh chóng với độ phân giải cao hơn, và CPU mạnh hơn có thể giúp hệ thống của bạn quản lý nhiều đối lượng trên màn hình và các hiệu ứng xử lý hậu kỳ. Nếu phần cứng bạn đang có hoạt động không hiệu quả, hãy cân nhắc mua một hệ thống mới được dựng riêng để chơi game nghiêm túc.