Cách rèn kỷ luật bản thân

Khi học tập và làm việc tại nhà, giờ giấc của bạn sẽ linh hoạt hơn. Bạn có thể dậy muộn hơn một chút, thức khuya hơn một chút mà không sợ ảnh hưởng đến lịch trình ngày hôm sau. Đồng thời, bạn cũng không chịu sự giám sát sát sao từ cấp trên nữa. Tình hình hiện tại nghe có vẻ thoải mái nhưng thực chất lại đòi hỏi bạn tự giác và kỷ luật hơn.

Nếu không tự rèn luyện kỷ luật cho bản thân, chúng ta rất dễ thay đổi nhịp sinh hoạt theo hướng tiêu cực. Ví dụ, một vài người sẽ thức quá khuya và ngủ bù đến trưa. Lối sống này vừa làm chậm công việc, vừa tác động xấu đến sức khỏe thể chất. Vài người khác lại ăn uống không điều độ hoặc phụ thuộc vào đồ ăn đóng hộp.

Có thể thấy, để duy trì chất lượng cuộc sống trong mùa dịch, chúng ta rất cần sự tự giác. Hãy cùng ELLE điểm qua những việc bạn có thể làm để xây dựng kỷ luật cho bản thân mình nhé.

Đặt mục tiêu rõ ràng

Nếu không xác định được đích đến, bạn sẽ rất dễ lạc đường hoặc đi chệch hướng. Vì vậy, nếu muốn tạo kỷ luật cho bản thân, bạn phải có mục tiêu cụ thể. Bạn muốn tập trung hơn khi làm việc? Bạn muốn thay đổi đồng hồ sinh học của mình? Hãy xác định xem bản thân đang muốn gì. 

Trong quá trình lựa chọn mục tiêu, bạn nên lưu ý một số điểm sau. Mục tiêu cần phải lớn hơn năng lực hiện tại của bạn. Điều này sẽ thúc đẩy bạn phấn đấu và phát triển bản thân. Tuy nhiên, nó cũng cần thực tế và phù hợp với bạn. Một mục tiêu quá xa vời sẽ khiến bạn mau nản lòng. Bạn cũng nên đặt thời gian cho các mục tiêu để tạo ra áp lực thời gian.

Làm theo kế hoạch

Để tạo kỷ luật cho bản thân, bạn nên làm việc có kế hoạch. Sau khi xác định mục tiêu, bạn nên vạch ra những bước tiến cho tương lai. Kế hoạch của bạn càng chi tiết, con đường bạn đi càng rõ ràng. Nhờ đó, bạn sẽ không rơi vào trạng thái lưỡng lự hoặc hoang mang.

Mặt khác, bạn không thể thay đổi hoàn toàn nếp sinh hoạt trong thời gian ngắn. Vì vậy, đừng ngại chia nhỏ mục tiêu thành nhiều giai đoạn. Nếu muốn rèn luyện thói quen dậy sớm, bạn nên bắt đầu bằng việc đặt báo thức sớm hơn bình thường 30 phút. Sau khi cơ thể đã quen, bạn lại thay đổi báo thức đến khi đạt được khung giờ mong muốn. Cuối mỗi giai đoạn, bạn nên so sánh kết quả với kế hoạch ban đầu. Các thành tựu nhỏ sẽ cho bạn tự tin và động lực đối mặt với mục tiêu lớn. Bạn cũng có thể kịp thời xác định điểm chưa tốt để khắc phục.

Tin vào ý chí của bản thân

Một nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) đã chỉ ra rằng ý chí của một người phụ thuộc vào niềm tin của người đó. Nếu bạn tin ý chí của mình không đủ lớn, bạn sẽ không bao giờ gom góp đủ động lực để thay đổi. Ngược lại, nếu bạn không tự vạch ra giới hạn cho khả năng tự chủ của mình, bạn gần như sẽ không thấy kiệt sức.

Tóm lại, niềm tin vào ý chí của chính bạn sẽ quyết định sức mạnh của chúng. Để có động lực tiến đến mục tiêu, bạn cần loại bỏ những trở ngại tiềm thức và thực sự tin tưởng chính mình.

Duy trì thói quen

Con người phát triển nhờ thói quen. Vì thế, sự nhất quán là mấu chốt của quá trình rèn luyện tính kỷ luật. Bạn cần liên tục thực hiện hoạt động mà bạn muốn biến thành thói quen và không ngắt quãng. Ví dụ, khi đã quen với việc thức dậy lúc 6 giờ, bạn nên thức dậy vào đúng thời điểm đó mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần. 

Nếu một tác nhân nào đó làm đứt gãy chuỗi hoạt động của bạn, bạn nên tìm cách khắc phục ngay. Đừng lấy nó làm lý do để từ bỏ thói quen mới hình thành của mình.

Cách rèn kỷ luật bản thân
Cách rèn kỷ luật bản thân

Ảnh: Pexels / Vlada Karpovich

Xác định và rời xa cám dỗ

Mỗi chúng ta đều có điểm yếu, ví dụ như những món ăn ngon, một bộ phim kịch tính hay tin tức “nóng” trên mạng. Chúng là những cám dỗ sẽ lôi kéo chúng ta rời xa kế hoạch của mình. Để có thể khắc phục điểm yếu, bạn cần thừa nhận sự tồn tại của chúng trước.

Hãy viết ra danh sách những điều có thể cám dỗ bạn và loại bỏ chúng khỏi môi trường xung quanh. Người ta thường nói: “Xa mặt cách lòng”. Chỉ cần không nhìn thấy, bạn sẽ có thể từ bỏ chúng. Đây là bước quan trọng trong quá trình cải thiện tính tự kỷ luật. 

Nếu bạn muốn xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh trong mùa dịch, đừng đặt thêm thức ăn vặt về nhà. Nếu bạn muốn nâng cao khả năng tập trung khi làm việc tại nhà, hãy đặt điện thoại ra xa hoặc tắt thông báo mạng xã hội. Bạn cũng có thể tải các ứng dụng như SelfControl hay Forest để tạm “khóa” điện thoại trong thời gian làm việc. 

Tự thưởng cho bản thân

Rèn luyện kỷ luật là một quá trình khó khăn. Vì vậy, những nỗ lực mà bạn bỏ ra xứng đáng được tán dương.

Mỗi khi bạn hoàn thành một mục tiêu nào đó, dù lớn hay nhỏ, hãy tự thưởng cho bản thân. Phần thưởng có thể là bất cứ thứ gì, ví dụ như một que kem, một chiếc bánh hay một bộ phim, miễn là bạn yêu thích nó. Cách này sẽ tạo ra cho bạn nhiều sự hào hứng và động lực hơn để phát triển bản thân và tiến lên phía trước.

Cách rèn kỷ luật bản thân
Cách rèn kỷ luật bản thân

Ảnh: Unsplash / Roman Kraft

Tìm bạn đồng hành

Các chuyên gia chỉ ra rằng bạn sẽ tuân thủ kế hoạch tốt hơn khi có người theo dõi. Vì vậy, bạn có thể rủ thêm một người bạn thân tham gia vào quá trình rèn luyện kỷ luật này. Các bạn có thể đặt mục tiêu, lập kế hoạch và phấn đấu cùng nhau. Sự đồng hành này không chỉ giúp bạn nghiêm túc hơn mà còn mang tới cảm giác hào hứng, vui vẻ. 

Hơn nữa, nếu mọi chuyện trở nên khó khăn, bạn sẽ không phải trải qua một mình mà đã có người bên cạnh chia sẻ, động viên và tiếp thêm sức mạnh.

Cách rèn kỷ luật bản thân

Kỷ luật bản thân là gì? Ai cũng biết rằng trong cuộc sống để có thể thành công thì cần phải kỷ luật với bản thân của chính mình. Thế Nhưng không phải ai cũng biết và sẵn sàng làm điều đó. Để có được kỷ luật cho bản thân là một quá trình rèn luyện lâu dài gian khổ. Bạn phải đánh đổi nhiều thứ và hy sinh những mong muốn cá nhân để đạt được kết quả cuối cùng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về kỷ luật bản thân và những nguyên tắc kỷ luật bản thân bất biến. Qua đó giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về khái niệm này và có rèn luyện để có một cuộc sống tốt hơn.

Tổng quan về kỷ luật bản thân là gì? 

Trước khi đi tìm hiểu về đặc điểm của kỷ luật bản thân cũng như những nguyên tắc cơ bản trong rèn luyện kỷ luật bản thân. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khái niệm cơ bản về kỷ luật bản thân là gì. Có thể là một phần lý thuyết tuy vậy nó hết sức quan trọng giúp bạn có một cách nhìn đúng đắn về khái niệm. 

Kỷ luật bản thân là gì?

Kỷ luật bản thân là khả năng tự kiểm soát và tiết chế hành vi, tính cách của bản thân một cách có chủ đích và nhất quán với mục tiêu đã đề ra. Nó là hành vi chống lại những sở thích, mong muốn cá nhân và cám dỗ tức thời trong một khoảng thời gian dài. Buộc bản thân theo những quy tắc mục tiêu hành động đã đề ra từ trước. 

Như vậy chúng ta thấy có 2 đặc điểm cơ bản của kỷ luật bản thân bao gồm: Tính chống lại sở thích cá nhân, và kiên trì thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong thời gian dài. Một hành động mang tính bột phát trong thời điểm nhất định không được xem là kỷ luật bản thân. Kỷ luật bản thân không phải là một điều dễ dàng, bởi vì nó chống lại những ham muốn sở thích thường thấy của con người. Ai cũng biết rằng một người sống thiếu kỷ luật là một người thất bại kém cỏi. Tuy vậy không phải ai cũng sẵn sàng chống lại điều đó và có một cuộc sống kỷ luật. Nếu bạn sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chống lại cám dỗ, chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau tìm hiểu về các nguyên tắc cơ bản trong kỷ luật bản thân. 

Chúng ta đã cùng nhau điểm qua khái niệm cơ bản về kỷ luật bản thân là gì? Vậy như thế nào thì được xem là kỷ luật bản thân? Kỷ luật không đơn thuần là việc thực hiện theo đúng kế hoạch đã định ra từ trước. Đó là một quá trình rèn luyện phấn đấu chống lại ham muốn của chính bản thân mình. Một người kỷ luật bản thân tốt là một người bao gồm các đặc điểm sau:

Có mục tiêu rõ ràng: 

Một người kỷ luật với bản thân là một người có mục tiêu sống rõ ràng. Họ biết mình muốn gì và cần làm gì để đạt được mục tiêu đó. Họ sống làm việc vì mục tiêu đã đề ra. Xem mục tiêu đã đề ra là cái đích cuối cùng để họ hướng tới. Không một người nào sống kỷ luật bản thân mà không có mục tiêu trong cuộc sống.

Kiên trì bền bỉ: 

Đặc điểm tiếp theo của kỷ luật bản thân là tính kiên trì và sự bền bỉ. Các hành động mang tính bột pháp không được xem là kỷ luật. Vì vậy kỷ luật trí hình thành khi bạn đủ nỗ lực Kiên chỉ trong một thời gian dài. Bạn sẽ không bao giờ đầu hàng trước bất kỳ khó khăn hay thử thách. Đặc biệt với các cám dỗ từ bên ngoài tác động vào, bạn phải đấu tranh để chống lại nó.

Khả năng tự kiểm soát bản thân:

Đặc điểm tiếp theo của kỷ luật bản thân đó là khả năng tự kiểm soát bản thân. Bởi vì bạn đang chống lại những mong muốn cơ bản in của bản thân mình. Nếu bạn không thể kiểm soát bản thân tốt bạn sẽ dễ dàng chạy theo những nhu cầu cơ bản. Và một người có tính kỷ luật cao là người biết vượt qua những mong muốn để có được thành công. 

Người ít bị xao nhãng: 

Một người thường xuyên bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài không thể có tính kỷ luật bản thân tốt. Bởi lẽ để có tính kỷ luật tốt Bạn cần phải bỏ qua những cám dỗ từ phía bên ngoài. Trong đầu bạn chỉ có quyết tâm Quyết tâm và bám sát mục tiêu hành động. Bạn buộc bản thân mình tránh xa những những tác động xấu khiến bạn bị xao nhãng.

Lặp đi lặp lại một công việc:

Đặc điểm cuối cùng của tính kỷ luật bản thân đó là quá trình lặp đi lặp lại của một hoặc một số công việc nhất định. Hầu hết các công việc đòi hỏi tính kỷ luật bản thân đều có tính lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian. Những công việc có thể giải quyết ngay lập tức thường ít hoặc không cần giới tính kỷ luật bản thân. Một số công việc đòi hỏi tính lặp đi lặp lại ví dụ như: Tập thể dục, học ngoại ngữ,…

Bạn có thể ủng hộ chúng tôi bằng cách tham khảo thêm dịch vụ Thuê Gopro tại Hà Nội của chúng tôi khi muốn đi du lịch nhé.

Cách rèn kỷ luật bản thân
Tổng quan về kỷ luật bản thân

Tại sao bạn cần kỷ luật bản thân thật tốt?

Để từ bỏ những thói quen sở thích thường ngày chắc hẳn bạn phải nhận được một điều gì đó tương xứng. Với kỷ luật bản thân cũng như vậy, những khó khăn thử thách mà bạn phải trải qua sẽ được nhận lại những thành quả xứng đáng.  Một số lợi ích mà bạn có thể nhận được từ tính kỷ luật bản thân bao gồm: 

      • Nhận được sự tin tưởng từ người khác: Không ai tin một kẻ sống buông thả thiếu tính kỷ luật đặc biệt là trong những công việc quan trọng. Vì vậy khi bạn có thể để rèn luyện bản thân trong một khuôn khổ kỷ luật thì điều đầu tiên bạn nhận được đó là sự tin tưởng từ người khác.
      • Kiềm chế cảm xúc bản thân: Nó vàng một người có tính kỷ luật bản thân là một người có khả năng kiềm chế cảm xúc. Trong cuộc sống việc kiềm chế cơn nóng giận và các cảm xúc nhất thời là một điều vô cùng cần thiết. Nó sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích to lớn.
      • Sớm đạt thành công: Rõ ràng để đạt được các mục tiêu trong cuộc sống bạn cần hành động nhất quán và liên tục. Trong khi đó kỷ luật bản thân là một điều tối cần thiết để bạn có thể làm được điều này.
      • Loại bỏ các thói quen xấu: Khi bạn đã rèn luyện được tính kỷ luật bản thân tốt thì mọi tác động xấu từ bên ngoài sẽ dễ dàng bị loại bỏ. Những thói quen ảnh hưởng đến tương lai và cuộc sống của bạn như: ngủ nướng, hức khuya, chơi game, xem phim, lười vận động, trì hoãn sẽ dễ dàng bị loại bỏ. 

Đã có rất nhiều các chia sẻ về những nguyên tắc cơ bản trong rèn luyện kỷ luật bản thân. Như vậy những chia sẻ đó thường mang nặng tính lý thuyết và không thể áp dụng được vào thực tế. Bởi lẽ để có thể rèn luyện được tính kỷ luật bản thân bạn cần có một kế hoạch và mục tiêu rõ. Bạn cần biết mình cần phải làm gì và làm từng bước như thế nào. Dưới đây Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn bạn 8 nguyên tắc cơ bản giúp bạn kỷ luật bản thân. 

1. Có mục tiêu sống rõ ràng:

Điều đầu tiên để có được tính kỷ luật bản thân đó là cần có một mục tiêu sống rõ ràng. Không ai sống và có động lực làm việc khi không biết mình đang làm gì cái gì. Vì vậy để có thể bắt đầu rèn luyện kỷ luật bản thân bạn cần có một mục tiêu rõ ràng và cụ thể. Mục tiêu càng cụ thể chi tiết tới đâu thì động lực làm việc của bạn càng lớn tới đó. 

Khi lựa chọn một mục tiêu bạn cần lưu ý hai điều: Mục tiêu đủ lớn, và có thể làm được. Một mục tiêu đủ lớn là một mục tiêu vượt qua năng lực hiện tại của bạn. Nó phải vượt quá những gì bạn đang có ở thời điểm hiện tại. Có như vậy bạn mới có động lực để phấn đấu và phát triển bản thân theo hướng tích cực. Thế Nhưng một mục tiêu tốt là một mục tiêu phải có thể làm được. Nếu một mục tiêu quá xa vời và phí thực tế nó sẽ nhanh chóng làm bạn chán nản và từ bỏ. 

2. Làm việc với kế hoạch cụ thể

Nguyên tắc thứ hai trong rèn luyện kỷ luật bản thân đó là làm việc có kế hoạch cụ thể. Khi có một mục tiêu bạn phải có kế hoạch hành động chi tiết cụ thể. Việc này giúp bạn biết mình nên làm gì trước nên làm gì sau và cần nộp lại công việc gì. Một kế hoạch cụ thể phải đi kèm các kết quả và mục tiêu nhỏ. Mục tiêu nhỏ này được chia thành các giai đoạn khác nhau. Trải qua những giai đoạn bạn này bạn cần nhìn lại và đánh giá Xem kết quả mình đã đạt được như thế nào so với kế hoạch đã đề ra. Nó sẽ giúp bạn cải thiện những điều chưa tốt và tạo động lực lớn hơn cho bạn trong thời gian tới.

Cách rèn kỷ luật bản thân

3. Hành động ngay lập tức. 

Một trong những kẻ thù của kỷ luật bản thân là “nốt”: Nốt hôm nay, nốt lần này, nốt ngày mai. Nếu bạn còn trì hoãn đồng nghĩa với việc bạn còn thất bại. Hãy hành động ngay lập tức khi bạn đang mong muốn cải thiện điều đó. Không có “nốt” và bạn phải hành động ngay lập tức. Chỉ cần bạn trì hoãn thì năng lượng tích cực của bạn sẽ dần dần biến mất. Bạn sẽ không còn muốn tiếp tục hành động trong những khoảng thời gian tiếp theo; bởi vì bạn đã cho phép mình làm sai 1 lần.

4. Hình thành một thói quen liên tục

Cùng với hành động ngay lập tức Đó là hình thành một thói quen liên tục. Để có thể rèn luyện tính kỷ luật bản thân bạn cần phải hành động liên tục và không bị ngắt quãng. Bất kể Lý do là gì Nguyên nhân từ đâu bạn cần phải hành động liên tục ốc và liên tục. Khi gặp một khó khăn nào đó cản trở thành động của bạn. Ngay lập tức bạn cần tìm cách để khắc phục chữ không phải tìm lý do để đổ lỗi. Có như vậy bạn mới có thể rèn luyện cho mình một tính kiên trì và kỉ luật tốt.

Nguyên tắc thứ năm trong kỷ luật bản thân là rời xa những cám dỗ. Là con người ai cũng có những mong muốn sở thích cá nhân. Và ngoài kia có vô số những cám dỗ khiến bạn dễ dàng bị cuốn theo. Bạn không thể tự tin vào bản thân ăn có thể vượt qua mọi cám dỗ của cuộc sống. Vì vậy thay vì việc đợi chúng đến và chống lại thì bạn hãy rời xa chúng càng xa càng tốt. Bởi lẽ ngay cả khi bạn đủ sức mạnh để vượt qua thì bạn cũng mất thời gian vì nó. Bạn sẽ bị phân tâm và không còn tập trung vào công việc mà bạn đang làm.

6. Tập trung vào công việc

Nguyên tắc Thứ Sáu trong kỷ luật bản thân là hãy tập trung vào một hoặc một số công việc nhất định. Chúng ta là con người vì vậy chúng ta chỉ có thể hoàn thành tốt một số công việc nhất định. Tránh tham lam ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc. Nếu bạn cố gắng để hoàn thành quá nhiều việc cùng một lúc có thể bạn sẽ mất đi tính kỷ luật bản thân. Bạn dễ dàng bị xao nhãng buồn chán và sa đà vào những thú vui thường ngày.

7. Cân đối thời gian và sức khỏe.

Kỷ luật bản thân là một quá trình lâu dài và cần có phương pháp. Bạn không nên cố gắng vượt qua giới hạn bản thân trong một khoảng thời gian ngắn. Bởi lẽ nếu bạn làm như vậy bạn sẽ không có thể tiếp tục kiên trì trong những khoảng thời gian kế tiếp. Hãy cố gắng cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Bạn đảm bảo giữa các quãng nghỉ và sức khỏe của mình trong một cuộc chiến trường kỳ. Tất nhiên bạn không được phá vỡ quy tắc mà mình đã đặt ra. Hãy để cho mình những khoảng thời gian tự do nhưng quãng nghỉ và sức khỏe được đảm bảo tối đa. 

8. Tìm một người bạn đồng hành.

Nguyên tắc thứ tám cũng là nguyên tắc cuối cùng trong kỷ luật bản thân đó là hãy tìm cho mình một người bạn đồng hành. Bạn hãy nhớ nguyên tắc muốn đi xa thì đi cùng nhau. Vì vậy không ai đơn độc sống trong một thế giới chỉ có mình họ. Hãy tìm cho mình những người đồng quan điểm, đồng chí hướng và sống có cùng một mục đích để làm việc cùng nhau. Họ sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần và động lực làm việc cống hiến cũng như kỷ luật bản thân trong một khoảng thời gian dài. Hãy chắc chắn rằng họ cũng là một người có khả năng kiểm soát bản thân tốt. Có như vậy bạn mới có động lực để phấn đấu và phát triển bản thân một cách tốt nhất. Nếu bạn lựa chọn một người nhanh chóng từ bỏ mục tiêu thì có thể bạn cũng sẽ làm tương tự như họ.

Những nội dung liên quan đến kỷ luật bản thân có thể bạn quan tâm

Cách rèn kỷ luật bản thân

Tạm kết về chủ đề kỷ luật bản thân 

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khái niệm cơ bản về kỷ luật bản thân. Đồng thời thông qua bài viết chúng ta đã tìm hiểu về 8 nguyên tắc bất biến giúp bạn rèn luyện kỷ luật bản thân một cách tốt nhất. Theo đó để có thể rèn luyện kỷ luật bản thân bạn cần phải có một mục tiêu rõ ràng, Một kế hoạch hành động cụ thể và một sự kiên trì nỗ lực. Trong cuộc sống không có điều gì là dễ dàng đặc biệt là những điều trái với những sở thích cơ bản của con người. Để có được thành công bạn buộc phải hy sinh những cái lợi trước mắt, và những mong muốn nhất thời.

Trên đây là góc nhìn cá nhân dựa trên kinh nghiệm sống của tác giả với chủ đề kỷ luật bản thân. Trong chia sẻ này có thể có rất nhiều sai sót. Chính vì vậy chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình từ bạn đọc. Qua đó giúp chúng tôi có thể cải thiện và gửi tới các bạn những nội dung hay hơn hấp dẫn hơn trong thời gian tiếp theo. Chúc bạn luôn có một cuộc sống thành công và như như mong muốn. 

Cách rèn kỷ luật bản thân