Chỉ có một Trung Quốc là gì

(Chinhphu.vn) - Ngày 3/8, trả lời câu hỏi phóng viên về tình hình eo biển Đài Loan hiện nay, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Việt Nam kiên trì thực hiện chính sách "một Trung Quốc" và mong muốn các bên liên quan kiềm chế, không làm căng thẳng tình hình eo biển Đài Loan, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới./.

Chỉ có một Trung Quốc là gì


  Từ ngày 26 tháng 4 năm 2022, tên miền trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam được thay đổi thành http://vn.china-embassy.gov.cn.
  Vui lòng sử dụng tên miền mới để truy cập trang web của Đại sứ quán chúng tôi, xin thông cảm vì sự bất tiệ...

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 12-12 khẳng định Bắc Kinh cực kỳ quan ngại trước ý kiến của tổng thống đắc cử Donald Trump.

Ông Cảnh nhấn mạnh chính sách “Một Trung Quốc” là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa Mỹ - Trung Quốc và kêu gọi Washington nên hiểu được sự nhạy cảm của vấn đề Đài Loan.

Thêm dầu vào lửa

Thời báo Hoàn Cầu thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 12-12 cũng lên tiếng phản pháo: “Chính sách “Một Trung Quốc” không phải là thứ có thể đem ra mặc cả.

Ông Trump dường như chỉ biết chuyện kinh doanh. Ông ta nghĩ rằng có thể áp đặt giá tiền lên mọi thứ”.

Tờ này còn đe dọa nếu tổng thống đắc cử Donald Trump từ bỏ chính sách “Một Trung Quốc”, Trung Quốc đại lục sẽ tiến hành một loạt chính sách cứng rắn hơn với Đài Loan, sẽ “chứng minh rằng Mỹ không bao giờ còn có thể chi phối được eo biển Đài Loan nữa”.

Trước đó, trong chương trình Fox News Sunday ngày 11-12 (giờ Mỹ), tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố: “Tôi hoàn toàn hiểu được chính sách “Một Trung Quốc” nhưng tôi không hiểu tại sao chúng ta cứ phải bị ràng buộc bởi cái chính sách này trừ khi chúng ta thỏa hiệp với Bắc Kinh về một thứ gì đó, như thương mại chẳng hạn”.

Tuyên bố này một lần nữa như đổ thêm dầu vào lửa, khi cơn giận của Bắc Kinh đối với tổng thống đắc cử Trump vẫn chưa nguôi ngoai sau vụ điện đàm giữa ông và nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn ngày 2-12.

Sẽ không đi quá xa

Trao đổi với Reuters, một trợ lý Nhà Trắng của chính quyền Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama nhấn mạnh lập trường của Mỹ về chính sách “Một Trung Quốc” vẫn không thay đổi. Washington vẫn xem Đài Loan là một phần thuộc lãnh thổ Trung Quốc bất chấp những tuyên bố mới nhất của ông Trump.

Trước đó, phản ứng trước cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái Anh Văn, Nhà Trắng đã cảnh báo những tiến bộ đạt được trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc có thể bị lung lay đến “tận gốc” nếu vấn đề Đài Loan không được xử lý khéo.

Trước nhận xét mới của ông Trump, giới chuyên gia tỏ ra lo ngại rằng nếu ông đẩy vấn đề Đài Loan đi quá xa sẽ có thể kích động một cuộc đối đầu với Trung Quốc. Tổng thống đắc cử Mỹ phải hiểu rằng không phải cái gì cũng nên có sự qua lại công bằng theo kiểu một đổi một như vậy. Bà Jessica Chen Weiss, giáo sư tại Đại học Cornell và là một chuyên gia về Trung Quốc, cảnh báo: “Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đẩy toàn bộ quan hệ của họ với Mỹ trở nên xấu đi để cho thấy thái độ quyết tâm về vấn đề Đài Loan”. 

Mike Green, một cựu cố vấn hàng đầu về châu Á của cựu tổng thống George W. Bush, cho biết kết thúc theo đuổi chính sách “Một Trung Quốc” sẽ là một sai lầm bởi nó sẽ đẩy quan hệ Mỹ - Trung vào tình trạng hỗn loạn và gây nguy hiểm cho sự sẵn lòng hợp tác của Bắc Kinh trong các vấn đề như Triều Tiên. Tuy nhiên, ông Green tin rằng chính quyền mới của ông Trump sẽ không đi quá xa và rằng ông Trump muốn cho Bắc Kinh thấy “ông ấy sẽ không dễ bị ra lệnh trong các vấn đề như Đài Loan”.

Tiếp tục chỉ trích Trung Quốc 

Cũng trong chương trình của Fox News ngày 11-12, ông Trump đã nhắc lại chuyện bị Trung Quốc phản ứng khi điện đàm với bà Thái Anh Văn với thái độ không mấy hài lòng. “Tôi không thích cái kiểu Trung Quốc ra lệnh cho tôi như vậy. Cuộc điện đàm khá ngắn và rất tốt. Vậy thì tại sao lại có một quốc gia nào đó lại nói rằng tôi không thể nghe cuộc gọi đó? Tôi thấy nó thật sự rất thiếu tôn trọng và thật lòng mà nói, đừng có làm như vậy” - ông Trump nói. Tổng thống đắc cử Mỹ cũng tiếp tục chỉ trích chính sách tiền tệ của Bắc Kinh, lên án các hành động của nước này trên Biển Đông và cho rằng Trung Quốc “chẳng giúp được gì” trong vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

Chính sách Một Trung Quốc (chữ Hán phồn thể: 一個中國) là một nguyên tắc trong đó chỉ có một Trung Quốc và Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan tất cả đều thuộc Trung Quốc. Việc chấp nhận hay từ chối nguyên tắc này là một nhân tố quan trọng trong quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nước kiểm soát Trung Quốc đại lục, Tây Tạng, Hồng Kông và Ma Cao và Trung Hoa Dân Quốc. Nhiều quốc gia theo một chính sách của Trung Quốc, nhưng ý nghĩa không hoàn toàn giống nhau. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa độc quyền sử dụng thuật ngữ Nguyên tắc một Trung Quốc trong thông tin liên lạc chính thức.

1 Trung Quốc nghĩa là gì?

Đó sự công nhận trên phương diện ngoại giao quan điểm của Trung Quốc rằng chỉ có duy nhất một quốc gia Trung Quốc, còn Đài Loan một phần của Trung Quốc.

Trung Quốc có nghĩa là gì?

Trung Quốc (giản thể: 中国; phồn thể: 中國; bính âm: Zhōngguó), quốc hiệu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (giản thể: 中华人民共和国; phồn thể: 中華人民共和國; Hán-Việt: Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa Quốc; bính âm: Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó), một quốc gia chủ quyền nằm ở khu vực Đông Á.

Chính sách một Trung Quốc ra đời khi nào?

Chính sách một Trung Quốc xuất hiện từ năm 1949, vào lúc cuộc nội chiến ở Trung Quốc kết thúc. Quốc dân đảng thất bại, chạy về Đài Loan và lập chính phủ riêng, trong lúc phe Cộng sản tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại đại lục. Cả hai đều tuyên bố mình đại diện cho toàn bộ Trung Quốc.

Trung Quốc được mệnh danh là gì?

Quốc gia này được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” với hàng loạt các nhà máy, trụ sở của rất nhiều tập đoàn trên toàn cầu. Trung Quốc có mối quan hệ giao dịch thương mại khắng khít với các quốc gia Châu Á. Đồng thời, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của toàn khu vực.