Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm máy nhóm chi tiết

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền là một trong những cơ chế phức tạp và hoạt động theo một quy trình đã được lắp đặt sẵn và liên kết chặt chẽ với nhau, nhờ đó động cơ mới có thể vận hành một các trơn tru và liên tục.

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm máy nhóm chi tiết
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm 3 nhóm chi tiết chính đó là piston, thanh truyền và trục khuỷu.

Trong bài này, AutoDetailing.vn cùng bạn tìm hiểu các bộ phận, cấu tạo cũng như nhiệm vụ của từng bộ phận có liên quan với nhau như thế nào.

Như chúng ta đã biết, cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm 3 thành phần chính gồm Pit-tông, thanh truyền và trục khuỷu, các thành phần hoạt động theo một qui trình định sẵ và liên quan chắt chẽ với nhau để động cơ có thể hoạt động liên tục.

Pit-tông đảm nhận nhiệm vụ tạo ra lực đẩy cho toàn bộ chiếc xe với các chuyển động lên xuống theo một đường thẳng hay còn gọi là chuyển động tịnh tiến.

Tuy nhiên, để xe vận hành và di chuyển được cần phải dựa vào chuyển động quay của bánh xe, chuyển động này được tạo ra bởi trục khuỷu.

Và cuối cùng, thanh truyền là bộ phận trung gian giúp chuyển đổi chuyển động tịnh tiến từ Píton thành chuyển động quay tròn của trục khuỷu.

Piston với 3 phần chính đó là Piston, đầu Piston và thân Piston liền một khối giống như một máy khí nén nằm bên trong động cơ xe có dạng hình trụ.

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm máy nhóm chi tiết
Piston

Phần đỉnh Piston có 3 dạng đó là đỉnh bằng, đỉnh lồi và đỉnh lõmvới nhiệm vụ chính là nhận áp suất khí đốt nên có tính chịu nhiệt cao.

Phần đầu Piston có các rãnh để lắp xéc măng khí và xéc măng dầu. Ở đáy rãnh xéc măng có các lỗ nhỏ sâu vào bên trong làm nhiệm vụ thoát hoặc cấp dầu cho động cơ.

Phần thân của Piston nối liền với thanh truyền để tạo lực quay trục khuỷu, nhiệm vụ chính của phần thân piston là điều hướng chuyển động trong xi lanh.

Nhiệm vụ của piston cùng với xi lanh và nắp máy tạo thành buồng đốt, nhận lực sinh ra từ khí cháy để truyền lực cho trục khuỷu. Trục khuỷu sinh công để thực hiện các quá trình nạp, nén, cháy, dãn nở và thải khí.

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm máy nhóm chi tiết
Thanh truyền

Thanh truyền có nhiệm vụ dẫn truyền lực từ piston qua trục khuỷu.

Cấu tạo thanh truyền gồm 3 phần:

– Đầu nhỏ là khối trụ tròn để lắp với piston qua một thanh chốt. Tại vị trí tiếp xúc giữa 2 bộ phận piston và thanh truyền sẽ được phủ một lớp bạc mỏng nhằm hạn chế tối đa sự ma sát giúp nâng cao tuổi thọ của 2 bộ phận.

– Đầu to nằm ở phía đối diện đầu nhỏ nối liền trục khuỷu thanh truyền. Bộ phận này được chế tạo với độ chính xác cao, đảm bảo quá trình hoạt động giữa các bu lông không bị lỏng.

– Phần thân có nhiệm vụ gắn kết đầu to và đầu nhỏ của thanh truyền.

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm máy nhóm chi tiết
Trục khuỷu

Trục khuỷu liên kết chặt chẽ với piston thông qua thanh truyền dẫn động, tạo lực quán tính làm cho trục xoay đều. Chính vì thế trục khuỷu được thiết kế đặc biệt để chịu lực uốn, xoắn và mài mòn ở các cổ trục.

Cấu tạo chính của trục khuỷu bao gồm 6 phần:

  • Đầu trục khuỷu.
  • Chốt khuỷu nối liền với thanh truyền để nhận lực.
  • Cổ khuỷu có dạng hình trụ và là trục quay chính.
  • Má khuỷu làm phần liên kết giữa cổ và chốt khuỷu để truyền lực giữa 2 bộ phận.
  • Đối trọng.
  • Đuôi trục khuỷu là phần cuối gắn liền với bánh đà bên trong động cơ xe.

Thị trường có 2 loại trục khuỷu phổ biến:

– Trục khuỷu liền gồm các bộ phận: cổ trục, cổ biên, má khuỷu liên kết thành một khối thống nhất không thể tháo rời.

– Trục khuỷu ghép gồm các bộ phận: cổ biên, cổ trục và má khuỷu riêng biệt được nối lại với nhau bằng thanh trục khuỷu.

Trục khuỷu ghép được dùng nhiều trong động cơ cỡ lớn hoặc động cơ có công suất nhỏ nhưng ít xi lanh và đầu to thanh truyền không bị cắt đôi.

Trục khuỷu có nhiệm vụ chính là nhận lực của piston thông qua thanh truyền dẫn động, biến lực di chuyển tịnh tiến thành lực quay, sau đó nối với các hệ thống khác tạo thành một động cơ hoàn chỉnh.

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền là thành phần chính cấu tạo nên động cơ và nhờ có bộ phận này động cơ mới có thể hoạt động ổn định.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin về cơ cấu trục khuỷu thanh truyền được AutoDetailing.vn tổng hợp và chia sẻ, hi vọng nội dung bài viết đáp ứng nhu cầu quan tâm hiện tại của ngưởi bạn đọc.

AutoDetailing.vn – Blog chia sẻ, đánh giá phụ kiện ô tô cũng như chia sẻ các thông tin hữu ích về thị trường ô tô, cách tự chăm sóc chiếc xe ô tô giúp người dùng trải nghiệm nhiều hơn trên chiếc xe của mình.

Tìm kiếm AutoDetailing.vn qua:

    • Facebook: https://fb/autodetailing.vn
    • Youtube:https://bit.ly/3Hc93rk

I, Giới thiệu chung

- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền chia làm 3 nhóm chi tiết chính. Nhóm pit-tông, nhóm thanh truyền, nhóm trục khuỷu.

- Khi động cơ làm việc pit-tông chuyển động tịnh tiến trong xilanh, trục khuỷu quay tròn, còn thanh truyền là chi tiết truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu.

II, Pit - tông

1, Nhiệm vụ

Pit-tông có nhiệm vụ cùng với xilanh, nắp máy tạo thành không gian làm việc, nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho thục khuỷu để sinh công và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén, cháy–dãn nở và thải khí.

2, Cấu tạo

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm máy nhóm chi tiết

a, Đỉnh pit-tông: có 3 dạng: đỉnh lồi, đỉnh bằng, đỉnh lõm.

* Đỉnh bằng:

- Kết cấu đơn giản

- Diện tích chịu nhiệt nhỏ

- Thường dùng trong động cơ Điezen buồng cháy xoáy lốc

* Đỉnh lồi

- Mỏng, nhẹ, sức bền lớn.

- Diện tích chịu nhiệt lớn.

- Động cơ xăng 4 kỳ và 2 kỳ xupap treo.

* Đỉnh lõm

- Tạo xoáy lốc nhẹ.

- Sức bền kém, diện tích chịu nhiệt > đỉnh bằng.

- Động cơ xăng và Điezen.

b, Đầu pit-tông:

- Có nhiệm vụ bao kín buồng cháy.

- Đầu pit-tông có các rãnh để lắp xecmăng khí và xecmăng dầu, xecmăng dầu được lắp ở phía dưới.

+ Xec-măng khí ngăn không cho khí trên buồng cháy lọt xuống cate.

+ Xec-măng dầu ngăn không cho dầu bôi trơn từ cate lọt vào buồng cháy.

c, Thân pit-tông:

- Thân pit-tông có nhiệm vụ dẫn hướng cho pit-tông chuyển động trong xilanh.

- Trên thân pit-tông có khoan lỗ để lắp chốt pit-tông liên kết với thanh truyền

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm máy nhóm chi tiết

III, Thanh truyền

1, Nhiệm vụ

Thanh truyền là chi tiết truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu.

2, Cấu tạo

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm máy nhóm chi tiết

- Thanh truyền được chia làm 3 phần: đầu nhỏ, thân và đầu to.

+ Đầu nhỏ thanh truyền để lắp vơi chốt pit-tông, có dạng hình trụ.

+ Đầu to thanh truyền để lắp với chốt khuỷu, có thể làm liền khối hoặc làm 2 nửa và dùng bu lông ghép lại với nhau.

+ Bên trong đầu to và đầu nhỏ có lắp bạc lót để dảm ma sát và chống mài mòn.

IV, Trục khuỷu

1, Nhiệm vụ

Trục khuỷu có nhiệm vụ nhận lực từ thanh truyền tạo ra mô men quay để kéo máy công tác, ngoài ra trục khuỷu còn dẫn động cho tất cả các cơ cấu hệ thống để động cơ hoạt động.

2, Cấu tạo

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm máy nhóm chi tiết

- Cấu tạo trục khuỷu gồm :

+ Cổ khuỷu lắp trên ổ đỡ trên thân máy và là trục quay của trục khuỷu.

+ Chốt khuỷu lắp đầu to thanh truyền. Cổ khuỷu, chốt khuỷu có dạng hình trụ.

+ Má khuỷu nối chốt khuỷu và cổ khuỷu, trên má khuỷu còn có đối trọng.

+ Đuôi trục khuỷu lắp vớ bánh đà

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm máy nhóm chi tiết

Lời kết

Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

- Biết được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

- Đọc được sơ đồ cấu tạo của piston, thanh truyền và trục khuỷu