Có nên làm thẻ căn cước công dân

Ngày 23/01/2021, Thông tư số 06/2021/TT-BCA quy định về mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử được ban hành. Theo đó, chúng ta tích cực triển khai chuyển đổi sang thẻ gắn chip mang đến nhiều lợi ích cho người dân trong quá trình sử dụng loại thẻ này.

Có nên làm thẻ căn cước công dân

Thẻ CCCD gắn chíp mang đến cho công dân nhiều tiện lợi khi sử dụng - ảnh minh họa

1. Lợi ích của người dân khi sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip 

Thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử còn được gọi là thẻ căn cước điện tử (viết tắt là e-ID). Đây là mẫu thẻ căn cước mới được Bộ công an quy định được sử dụng với rất nhiều các mục đích khác nhau và đem đến nhiều lợi ích cho người dân.

Xem thêm >> 5 điều người dân cần biết về thẻ căn cước công dân gắn chip

1.1 Thông tin cá nhân được bảo mật cao 

Thẻ CCCD gắn chip điện tử được gắn 1 con chip điện tử có kích thước nhỏ giống như trên thẻ ATM. Chip điện tử sử dụng trên thẻ CCCD tuân thủ quy định bảo mật của thế giới và Việt Nam, trên chip có thực hiện ký số, do vậy khó làm giả, bảo đảm độ tin cậy trong thực hiện các giao dịch. 

Ngoài ra chip có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học (như dấu vân tay), cho phép xác thực bảo đảm chính xác con người. Khi sử dụng thẻ CCCD gắn chip người dân có thể hoàn toàn yên tâm bởi thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác, giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ, bảo đảm an toàn bảo mật nhất là trong các giao dịch tài chính.

Ngoài ra, khi đề xuất sử dụng CCCD có gắn chíp điện tử, Bộ Công an đã xây dựng phương án đảm bảo tính bảo mật thông tin được lưu trữ trên chip. Phương án bảo mật này được các đơn vị chuyên môn đánh giá, nghiệm thu, bảo đảm bảo mật trước khi đưa vào phát hành sử dụng rộng rãi trong xã hội.

1.2 Tránh giả mạo giấy tờ

Thẻ CCCD gắn chip có mức độ bảo mật cao và được tích hợp công nghệ đặc biệt, áp dụng sinh trắc học để quản lý khiến cho việc giả mạo giấy tờ rất khó. Ngoài 1 con chip điện tử, thẻ còn kết hợp mã QR code để thuận lợi trong việc kiểm tra kiểm soát thông tin. 

Mặt khác, việc xác thực danh tính có thể thực hiện “offline” mà không cần kết nối Internet tạo thuận lợi rất nhiều khi thực hiện các giao dịch, kiểm tra hay giám sát thông tin bằng các thiết bị khác.

1.3 Tích hợp được nhiều loại giấy tờ khác nhau trong thẻ căn cước công dân gắn chip

Một trong những ưu điểm lớn của thẻ CCCD gắn chip được đánh giá cao đó là thẻ có thể tích hợp được hơn 30 loại giấy tờ khác nhau như: giấy phép lái xe; thẻ bảo hiểm y tế; sổ BHXH; sổ hộ khẩu; tạm trú tạm vắng…

Nhờ việc tích hợp được nhiều loại giấy tờ thẻ CCCD gắn chip trở nên vô cùng thuận tiện. Thay vì việc phải làm và mang theo rất nhiều các loại giấy tờ khác nhau thì người dân có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chip để làm mọi giao dịch.

Có nên làm thẻ căn cước công dân

Thẻ CCCD mới tích hợp nhiều loại giấy tờ quan trọng của cá nhân - ảnh minh họa

1.4 Tạo thuận lợi khi lưu trú tại nước ngoài hay ký các hợp đồng giao dịch

Trước đây khi người dân chỉ sử dụng chứng minh nhân dân 9 số hay thẻ CCCD mã vạch, việc check thông tin tại nước ngoài hay ký hợp đồng quốc tế đều phải làm rất nhiều các thủ tục để xác nhận do trên những thẻ này chỉ in tiếng Việt.

Trên thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử được in song ngữ, gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh. Nhờ các thông tin cá nhân được in tiếng Anh mà công dân khi đi lưu trú tại nước ngoài, du lịch hay ký các hợp đồng quốc tế sẽ rất thuận lợi. 

Infographic >> Thẻ CCCD có gắn chip và những lợi ích khi sử dụng

2. Lợi ích của cơ quan quản lý khi triển khai thẻ căn cước công dân gắn chip 

Bên cạnh những lợi ích của người dân thì cơ quan quản lý cũng sẽ có rất nhiều các lợi ích khi người dân sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip. Có 6 lợi ích thường thấy bao gồm:

  1. Hạn chế các giấy tờ, thủ tục hành chính

  2. Rút ngắn quy trình làm việc, tiết kiệm chi phí, nguồn lực thực hiện. 

  3. Dễ dàng kiểm tra giám sát thông tin của người dân

  4. Hạn chế tối đa được việc giả mạo giấy tờ, góp phần giảm thiểu các hành vi phạm tội.

  5. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được phát triển, bảo đảm chất lượng, đồng bộ, chính xác, đầy đủ, kịp thời; 

  6. Thông tin được xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Thẻ căn cước công dân gắn chip mang đến rất nhiều cách lợi ích không chỉ cho người dân mà cho cả cơ quan quản lý. Triển khai áp dụng thẻ CCCD gắn chip điện tử góp phần tích cực vào việc đổi mới cách thức quản lý hiện đại. Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin về dân cư vững vàng phù hợp với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội.

Xem thêm >> 7 câu hỏi liên quan đến thẻ CCCD gắn chip phổ biến nhất

Kết luận

Việc chuyển đổi sang sử dụng thẻ CCCD gắn chịp điện tử về lâu dài sẽ mang đến nhiều thuận tiện cho cả công dân và các cơ quan quản lý của nhà nước. Hiện nay việc hỗ trợ chuyển đổi từ thẻ CCCD đang được triển khai tại nhiều địa phương trên cả nước và được nhiều người dân ủng hộ. Hy vọng rằng với những thay đổi mới trong các sử dụng thẻ CCCD sẽ mang đến cho người dân nhiều sự thuận tiện và giảm bớt các thủ tục hành chính.

Nếu như bạn đọc cần hỗ trợ thêm hoặc giải đáp các thắc mắc xung quanh nội dung bài viết, bạn có thể liê hiện với BHXH điện tử eBH tại:

Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn

Trụ sở chính: Số 11, Đặng Thùy Trâm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội (024.37545222).

Văn phòng TP.HCM: 33A Cửu Long, phường 2, Tân Bình, TP.HCM (028.35470355)

Văn phòng Bình Dương: B4-08 Cao ốc BICONSI, Bình Dương (0274.3848886)

Văn phòng Đồng Nai: 93/75 Đồng Khởi, Tân Phong, TP.Biên Hoà (0251.8871868)

Văn phòng Đà Nẵng: Tầng 4 toà EVNGENCO 2, 143 Xô Viết Nghệ Tĩnh (0236.3868363)

Website: https://ebh.vn/

Fanpage: Bảo hiểm xã hội điện tử eBH

TIN LIÊN QUAN >> 

>> Công dân làm thẻ căn cước công dân gắn chip ở đâu?

>> Quy trình và thủ tục làm thẻ căn cước công dân gắn chip

>> Mẫu CC01 - Mẫu tờ khai căn cước công dân mới nhất

>> Từ 1/1/2021 chính thức cấp thẻ căn cước gắn chip

Mục lục bài viết

  • 1. Các trường hợp phải đổi sang cước công dân gắn chip
  • 2. Có bắt buộc phải đổi sang cước công dân gắn chip không ?
  • 3. Lệ phí làm Căn cước công dân gắn chip từ 01/01/2022 là bao nhiêu ?
  • 4. Các trường hợp miễnlệ phí:
  • 5. Các trường hợp không phải nộp lệ phí:
  • 6. Quy trình làm Căn cước công dân gắn chip
  • 6.1 Nơi làm Căn cước công dân gắn chip ?
  • 6.2 Thời gian thực hiện thủ tục cấp mới, cấp đổi cước công dân là bao lâu ?

Luật sư tư vấn:

Vấn đề Bạn quan tâm, Luật Minh Khuê xin trao đổi như sau:

1. Các trường hợp phải đổi sang cước công dân gắn chip

TheoĐiều 23 Luật Căn cước công dân năm 2014,Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, công dân phải đi làm căn cước công dân (CCCD) gắn chíp nếu đang dùng thẻ chứng minh nhân dân (CMND), cước công dân mã vạch mà thuộc các trường hợp sau:

- Công dân dùng thẻ Căn cước công dân mã vạch mà đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi hoặc chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng;

- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

- Xác định lại giới tính, quê quán;

- Có sai sót về thông tin trên thẻ;

- Bị mất thẻ Căn cước công dân; chứng minh nhân dân;

- Người đang dùng chứng minh nhân dân mà thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Vì thế, nếu thời điểm hiện nay, công dân đang dùng chứng minh nhân dân/cước công dân thuộc một trong các trường hợp trên thì phải đi đổi sang cước công dân gắn chip. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu, người dân có thể yêu cầu đổi sang cước công dân gắn chip mà không cần bất cứ lí do nào.

2. Có bắt buộc phải đổi sang cước công dân gắn chip không ?

Theo Điều 38 Luật Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực (01/01/2016) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Còn theokhoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA:

- Thẻ cước công dân đã được cấp trước ngày 23/01/2021 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.

- Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ cước công dân gắn chip

Như vậy, các trường hợp công dân đã được cấp chứng minh nhân dân , cước công dân gắn mã vạch mà còn nguyên vẹn,còn thời hạn sử dụng, không thuộc trường hợp phải đổi, cấp lại, nếu người dân chưa có nhu cầu đổi sangcước công dângắn chip thì vẫn sử dụng bình thường cho đến khi hết hạn.

Theo chỉ đạo của Bộ Công an, từ ngày 22/01/2021, Công an các tỉnh dừng cấp chứng minh nhân dân 9 số, thẻ cước công dân mã vạch để chuyển sang cấp cước công dân gắn chip điện tử. Nghĩa là trước ngày này, nhiều người dân vẫn được cấp chứng minh nhân dân, cước công dân mã vạch.

Chứng minh nhân dân có thời hạn rất dài, lên đến 15 năm. Đối với những người vừa được cấp chứng minh nhân dân cuối tháng 01/2021 thì 15 năm nữa (tháng 01/2036) những thẻ này mới hết hạn sử dụng. Lúc này, người dân mới bắt buộc phải đổi sang cước công dân gắn chip.

Còn với những người đủ 40 tuổi, vừa cấp cước công dân mã vạch cuối tháng 01/2021 thì đến 60 tuổi (20 năm nữa - năm 2041) họ mới đến tuổi bắt buộc đổi thẻ tiếp theo. Những người đủ 38 tuổi đổi thẻ cuối tháng 01/2021 (được đổi thẻ ở mốc 40 tuổi trước 02 năm) thì đến năm 2043 họ mới phải đổi thẻ.

Như vậy không có quy định bắt buộc tất cả người dân phải đổi sang cước công dân, nếu bạn đang sử dụng chứng minh nhân dân và chưa có nhu cầu đổi sang cước công dân thì bạn có thể tiếp tục sử dụng đến khi hết hạn chứng minh nhân dân.

3. Lệ phí làm Căn cước công dân gắn chip từ 01/01/2022 là bao nhiêu ?

Như chúng ta đã biết, để khuyến khích người dân thực hiện thủ tục đổi thẻ cước công dân thì người dân hiện được giảm 50% lệ phí cấp Căn cước công dân đến hết ngày 31/12/2021, sau đó sẽ áp dụng lại mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC.

Cụ thể, từ ngày 01/01/2022, người dân áp dụng mức thulệ phínhư sau:

- Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

- Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

= Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

Vậy các trường hợp miễn lệ phí khi làm Căn cước công dân gắn chíp là gì ?

4. Các trường hợp miễnlệ phí:

- Đổi thẻ Căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;

- Đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân là:

- Bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

- Con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới;

- Công dân thường trú tại các huyện đảo;

- Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

- Công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;

- Đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

5. Các trường hợp không phải nộp lệ phí:

- Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu;

- Đổi thẻ Căn cước công dân khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

- Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý Căn cước công dân.

6. Quy trình làm Căn cước công dân gắn chip

Để đổi Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số hoặc Căn cước công dân mã vạch sang Căn cước công dân gắn chip công dân phải thực hiện các bước sau đây:

Bước 1:Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.

Bước 2:Công dân xuất trình chứng minh nhân dân đã được cấp trước đó.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin của công dân trong Tờ khai cước công dân (trường hợp công dân kê khai trực tuyến thì thu nhận qua thiết bị đọc mã vạch hoặc thiết bị thu nhận thông tin vào hệ thống) với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu cước công dân để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân.

Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cần xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin đã thay đổi.

Trường hợp công dân đủ điều kiện, thủ tục thì cán bộ cơ quan quản lý cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin cước công dân và thẻ cước công dân theo quy định.

Bước 3:Công dân đóng lệ phí cấp cước công dân theo quy định

Bước 4:Cán bộ cơ quan quản lý cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ cước công dân cho người đến làm thủ tục.

- Trả lại chứng minh nhân dân (chưa cắt góc) cho công dân đến làm thủ tục để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân nếu chứng minh nhân dân còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ).

- Thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nếu chứng minh nhân dân đã được cấp trước đó bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ).

6.1 Nơi làm Căn cước công dân gắn chip ?

TheoThông tư 11/2016/TT-BCA,Thông tư 48/2019/TT-BCA, công dân có thể đến Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú để thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân gắn chip.

Riêng đối với trường hợp cấp lại thẻ căn cước công dân do bị mất hoặc cấp đổi thẻ căn cước công dân do thẻ bị hư hỏng không sử dụng được; cấp đổi thẻ căn cước công dân khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi thì người dân có thể đến bất kỳ Công an cấp tỉnh nào nơi thuận tiện nhất để làm thủ tục.

6.2 Thời gian thực hiện thủ tục cấp mới, cấp đổi cước công dân là bao lâu ?

Thời gian làm căn cước công dân của anh trong trường hợp này bao lâu còn phụ thuộc vào các yêu tố địa lý và kinh tế xã hội cụ thể như: Nếu ở thành thị thời gian sẽ nhanh hơn ở miền núi, hải đảo. Để rõ hơn vấn đề này mình có thể tham khảo Điều 25Luật căn cước công dân năm 2014quy định như sau:

"Điều 25. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:

1. Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

4. Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân."

Như vậy thời gian thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân được quy định cụ thể dối với từng khu vựcnhằm thuận tiện cho người dân theo dõi thời hạn thực hiện của cơ quan có thẩm quyền, cũng như đảm bảo quyền lợi của người dân. Người hợp cơ quan nhà nước chậm thực hiện, thực hiện quá thời hạn quy định thì người dân có thể khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính - Công ty luật Minh Khuê