Cổ phần bán đấu giá tiếng anh là gì năm 2024

Đấu giá hàng hóa (tiếng Anh: Auction of goods) là hoạt động thương mại với mục đích chọn người mua trả giá cao nhất cho hàng hóa. Các chủ thể trong hoạt động này bao gồm bên đấu giá và bên nhận đấu giá được pháp luật qui định về quyền và nghĩa vụ.

Cổ phần bán đấu giá tiếng anh là gì năm 2024

Hình minh họa (Nguồn: Kempton Express).

Đấu giá hàng hóa (Auction of goods)

Đấu giá hàng hoá - danh từ, trong tiếng Anh được dịch là Auction of goods.

"Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất." (Theo Luật thương mại năm 2005)

Phương thức đấu giá hàng hóa

- Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng;

- Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đấu giá

Về quyền

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người tổ chức đấu giá có các quyền sau đây:

- Yêu cầu người bán hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá, tạo điều kiện cho người tổ chức đấu giá hoặc người tham gia đấu giá kiểm tra hàng hoá đấu giá và giao hàng hoá được bán đấu giá cho người mua hàng trong trường hợp người tổ chức đấu giá không phải là người bán hàng đấu giá;

- Xác định giá khởi điểm trong trường hợp người tổ chức đấu giá là người bán hàng đấu giá hoặc được người bán hàng uỷ quyền;

- Tổ chức cuộc đấu giá;

- Yêu cầu người mua hàng thực hiện việc thanh toán;

- Nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả theo qui định.

Về nghĩa vụ

- Tổ chức đấu giá hàng hoá theo đúng nguyên tắc, thủ tục do pháp luật qui định và theo phương thức đấu giá thoả thuận với người bán hàng.

- Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hoá đấu giá.

- Bảo quản hàng hoá đấu giá khi được người bán hàng giao giữ.

- Trưng bày hàng hoá, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét.

- Lập văn bản bán đấu giá hàng hoá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan.

- Giao hàng hóa đấu giá cho người mua phù hợp với hợp đồng tổ chức dịch vụ đấu giá hàng hoá.

- Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá bán đấu giá phải đăng kí quyền sở hữu theo qui định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người bán hàng.

- Thanh toán cho người bán hàng tiền hàng đã bán, kể cả khoản tiền chênh lệch thu được từ người rút lại giá đã trả hoặc trả lại hàng hoá không bán được cho người bán hàng theo thoả thuận.

Trường hợp không có thoả thuận thì phải thanh toán tiền cho người bán hàng chậm nhất là ba ngày làm việc sau khi nhận được tiền của người mua hàng hoặc phải trả lại ngay hàng hoá trong thời hạn hợp lí sau cuộc đấu giá.

Quyền và nghĩa vụ của người bán hàng không phải là người tổ chức đấu giá

Về quyền

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người bán hàng có các quyền sau đây:

- Nhận tiền hàng đã bán đấu giá và khoản chênh lệch thu được theo qui định hoặc nhận lại hàng hoá trong trường hợp đấu giá không thành;

- Giám sát việc tổ chức bán đấu giá hàng hoá.

Về nghĩa vụ

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người bán hàng có các nghĩa vụ sau đây:

- Giao hàng hoá cho người tổ chức đấu giá, tạo điều kiện để người tổ chức đấu giá, người tham gia đấu giá xem xét hàng hoá và cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá;

Đấu giá là một quá trình mua và bán bằng cách đưa ra món hàng cần đấu giá, ra giá và sau đó bán món hàng cho người ra giá cao nhất.

Đấu giá tăng dần được cho là hình thức đấu giá phổ biến nhất được sử dụng hiện nay. Người tham gia trả giá công khai với nhau, với mỗi giá đưa ra tiếp theo được yêu cầu cao hơn giá đưa ra trước đó. Nhà đấu giá có thể thông báo giá, các nhà thầu có thể tự gọi giá thầu của họ (hoặc có ủy quyền gọi ra giá thầu thay cho họ) hoặc giá thầu có thể được gửi qua phương tiện điện tử với giá thầu hiện tại cao nhất được hiển thị công khai. Trong một cuộc đấu giá kiểu Hà Lan, nhà đấu giá bắt đầu với giá chào bán cao nhất đối với một số lượng vật phẩm tương tự; giá được hạ xuống cho đến khi người tham gia sẵn sàng chấp nhận giá của người bán đấu giá cho một số lượng hàng hóa trong lô hoặc giá đã hạ đến mức giá thấp nhất có thể chấp nhận của người bán. Trong khi đấu giá có liên quan nhiều nhất trong trí tưởng tượng của công chúng với việc bán đồ cổ, tranh vẽ, đồ sưu tầm quý hiếm và rượu vang đắt tiền, đấu giá cũng được sử dụng cho hàng hóa, gia súc, đồ âm thanh và ô tô đã qua sử dụng. Trong lý thuyết kinh tế, một cuộc đấu giá có thể đề cập đến bất kỳ cơ chế hoặc bộ quy tắc giao dịch nào để trao đổi.

Khái quát[sửa | sửa mã nguồn]

Về phương diện kinh tế, một cuộc đấu giá là phương pháp xác định giá trị của món hàng chưa biết giá hoặc giá trị thường thay đổi. Trong một số trường hợp, có thể tồn tại một mức giá tối thiểu hay còn gọi là giá sàn; nếu sự ra giá không đạt đến được giá sàn, món hàng sẽ không được bán (nhưng người đưa món hàng ra đấu giá vẫn phải trả phí cho nơi người phụ trách việc bán đấu giá).

Trong ngữ cảnh của cuộc đấu giá, một từ vựng tiếng Anh thường được dùng là bid hay auction, nghĩa là giá đề nghị. Đấu giá có thể áp dụng cho nhiều loại mặt hàng: đồ cổ, bộ sưu tập (tem thư, tiền, xe cổ, tác phẩm nghệ thuật, bất động sản cao cấp, các mặt hàng đã qua sử dụng, sản phẩm thương mại (cá, tôm), giống ngựa đua thuần chủng và các cuộc bán đấu giá cưỡng ép (thanh lý, phát mãi). Có nhiều cách phân loại đấu giá.