Cơ sở lý luận đánh giá cán bộ

Cơ Sở Lý Luận Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động Tại Công Ty Tnhh Tm Xl Điện Cs

  • Cơ Sở Lý Luận Chung Về Quản Trị Nhân Lực
  • Cơ Sở Lý Luận Về Động Lực Làm Việc Và Tạo Động Lực Làm Việc Cho Ngươi Lao Động
  • Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch
  • Công Tác Tuyển Dụng Và Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Thiết Bị Dân Dụng
  • Khóa Luận Phân Tích Hoạt Động Quản Trị Nhân Lực Tại Công Ty May
  • Nâng Cao Chất Lượng Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Lắp Máy
  • Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng Và Thiết Bị
  • Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty Đèn
  • Phân Tích Công Tác Quản Trị Bán Hàng Tại Công Nhựa
  • 2 - quy trình tuyển dụng
  • Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Nhà Nước Đối Với CBCC Cấp Phường

Preview text

0909232620

Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức

  1. Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 1.1. Khái niệm cán bộ, công chức Ở Việt Nam, chính quyền địa phương (CQĐP) ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là CQĐP ở xã) là cấp chính quyền thấp nhất trong hệ thống CQĐP. Theo nghĩa rộng, CB,CC cấp xã được hiểu là toàn bộ những người đang đảm nhận các chức danh, chức vụ trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị ở cấp xã, bao gồm Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã.

Điều 4, Luật CB,CC năm 2008 quy định: Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội. Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Theo đó, cán bộ và công chức cấp xã có những tiêu chí chung là: công dân Việt Nam; giữ một công vụ, nhiệm vụ thường xuyên; hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, giữa cán bộ và công chức cấp xã cũng được phân định rõ theo tiêu chí riêng, gắn với cơ chế hình thành. Cụ thể, cán bộ cấp xã gắn với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã. Công chức cấp xã là những người được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế.

Trong khuôn khổ đề tài này, thuật ngữ CB,CC cấp xã được hiểu là những người được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ hay được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ làm việc ở chính quyền cấp xã, hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 1.1. Khái niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Chất lượng đội ngũ CBCC là chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá sức khỏe, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và khả năng thích ứng của đội ngũ cán bộ, công chức đối với yêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đặt ra. 1

Đây là một loại lao động có tính chất đặc thù riêng, xuất phát từ vị trí, vai trò của chính đội ngũ lao động này. Chất lượng của đội ngũ CBCC thể hiện ở trình độ, năng

1 Trần Đình Thảo (2012), Xây dựng đội ngũ công chức của huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam: thực trạng và những giải pháp, tạp chí “Phát triển kinh tế- xã hội Đà Nẵng”, Đà Nẵng..

0909232620

lực chuyên môn, sự hiểu biết về chính trị - xã hội, phẩm chất đạo đức, khả năng thích nghi với sự chuyển đổi của nền kinh tế mới... Chất lượng của CBCC còn bao hàm tình trạng sức khỏe, người CBCC cần phải có đủ điều kiện sức khỏe để thực thi nhiệm vụ, công việc được giao. Chất lượng của đội ngũ CBCC là một trạng thái nhất định của đội ngũ CBCC, thể hiện mối quan hệ phối hợp, tương tác giữa các yếu tố, các thành phần cấu thành nên bản chất bên trong của đội ngũ CBCC. Chất lượng của cả đội ngũ không phải là sự tập hợp giản đơn số lượng, mà là sự tổng hợp sức mạnh của toàn bộ đội ngũ. Sức mạnh này bắt nguồn từ phẩm chất vốn có bên trong của mỗi CBCC và nó được tăng lên gấp bội bởi tính thống nhất của tổchức, của sự giáo dục, đào tạo, phân công, quản lý và kỷ luật trong đội ngũ.

Từ những đặc điểm trên, có thể khái niệm: Chất lượng đội ngũ CBCC là một hệ thống những phẩm chất, giá trị được kết cấu như một chỉnh thể toàn diện được thể hiện qua phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi CBCC và cơ cấu, số lượng, độ tuổi của cả đội ngũ. 1.1. Vai trò, đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 1.1.2. Vai trò Chính quyền địa phương ở xã là cấp trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Nhà nước. CB,CC cấp xã là người trực tiếp quản lý, điều hành đảm bảo mọi

hoạt động chính trị, KTXH, quốc phòng và an ninh ở địa phương. Bên cạnh đó, CB,CC cấp xã là những người gần dân nhất, trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, hàng ngày triển khai, hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Vai trò của CB,CC cấp xã thể hiện trên một số khía cạnh như: CB,CC xã là người giữ vai trò hiện thực hoá sự lãnh đạo Đảng và quản lý của Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở cơ sở. Tổ chức thực hiện mọi quyết định của cấp uỷ cấp trên, cấp uỷ cùng cấp và mọi chủ trương, kế hoạch, sự chỉ đạo của chính quyền cấp trên, cũng như mọi chương trình, kế hoạch của CQĐP ở xã. CB,CC xã là cầu nối quan trọng nhất giữa Đảng, nhà nước với nhân dân; xây dựng và thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở. Có thể nói, CB,CC cấp xã có vai trò quan trọng trong CQĐP ở xã nói riêng và trong hệ thống chính quyền nhà nước nói chung. Xây dựng CB,CC cấp xã có đủ năng lực và phẩm chất là yêu cầu quan trọng nhất trong việc xây dựng và củng cố CQĐP ở xã vững mạnh.

1.1.2. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

0909232620

dẫn đến tuyển dụng chưa đúng người đúng việc, trong xác định nội dung, hình thức và đối tượng đào tạo, công tác đào tạo cơ bản chưa đáp ứng nhu cầu, tiêu chuẩn chức danh và cơ cấu công chức; đánh giá còn nặng về hình thức, chưa có tiêu chí đánh giá chất lượng công việc phù hợp... Điều này làm giảm tính sáng tạo, tính chịu trách nhiệm của các đơn vị trong việc quản lý công chức và thực thi công vụ.

  • Hợp lý về mặt cơ cấu: Với một cơ cấu công chức hợp lý sẽ giúp cho việc xác định biên chế một cách phù hợp và hiệu quả, giúp nhà quản lý tiến hành hoạt động tuyển dụng, bố trí quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, quản lý công chức phù hợp, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của đơn vị, tạo điều kiện cho công chức yên tâm thực hiện nhiệm vụ, tạo môi trường văn hóa tốt trong cơ quan, đơn vị. Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý trước hết cần đảm bảo sự hài hòa về độ tuổi. Bên cạnh đó, cần có sự hợp lý về cơ cấu giới tính, cơ cấu ngạch cán bộ, công chức. Để phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã phải đổi mới theo hướng trẻ hóa, hài hòa về độ tuổi để đảm bảo sự chuyển tiếp giữa các thế hệ. Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã cần quan tâm đến cơ cấu về giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngạch công chức, ngành nghề trình độ đào tạo. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức nữ làm lãnh đạo trong tương lai tương xứng với địa vị, vai trò của người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.2. Thể lực Sức khỏe vừa là mục đích, đồng thời nó cũng là điều kiện của sự phát triển nên yêu cầu bảo vệ và nâng cao thể lực của con người là một đòi hỏi rất chính đáng mà xã hội phải đảm bảo. Nâng cao thể lực cho đội ngũ CBCC cấp xã được biểu hiện ở việc nâng cao chất lượng môi trường làm việc, an toàn trong khi làm việc và nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho đội ngũ CBCC, bao gồm các tiêu chí: - Sức khỏe thể hiện sự dẻo dai về thể lực của nguồn nhân lực trong quá trình làm việc. Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ được thể hiện qua trình độ hiểu biết của con người mà còn cả sức khỏe của bản thân người đó. Phân loại sức khỏe nguồn nhân lực của Bộ Y tế quy định được xếp theo các mức trên cơ sở đánh giá tuyệt đối để có nhận xét định tính cho từng loại.

  • Thể lực hay thể chất nguồn nhân lực thể hiện vóc dáng về chiều cao, cân nặng và có thang đo nhất định. Đối với từng ngành khác nhau sẽ có yêu cầu thể chất khác nhau. Thể chất nguồn nhân lực được biểu hiện qua quy mô và chất lượng thể chất.

0909232620

Quy mô thể hiện số lượng người được sử dụng, thời gian nguồn nhân lực làm việc tại cơ quan, tổ chức. Chất lượng thể hiện thông qua độ tuổi và giới tính. 1.2. Trí lực Nâng cao trí lực của đội ngũ CBCC chính là việc đào tạo nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ quản lý con người, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới chất lượng đội ngũ CBCC. Các tiêu chí đánh giá về trí lực của cán bộ, công chức bao gồm trình độ học vấn và trình độ chuyên môn; kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm làm việc:

  • Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn mà nguồn nhân lực có được chủ yếu thông qua đào tạo, có thể được đào tạo về ngành đó trước khi đảm nhiệm công việc. Đó là các cấp bậc học trung cấp, CĐ, ĐH và trên ĐH. Các bậc học này chủ yếu được đào tạo ngoài công việc và đào tạo lại trong công việc họ đang thực hiện thông qua các lớp tập huấn hay bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ... Bất kỳ một vị trí, công việc nào đều có yêu cầu thực hiện công việc ứng với trình độ chuyên môn nhất định. Tiêu chuẩn đối với công chức cấp xã được quy định tại Thông tư số 06/2012/TTBNV của Bộ Nội vụ: Về trình độ văn hóa: Tốt nghiệp THPT. Về trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đảm nhiệm. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên. Quy định đối với cán bộ cấp ủy của xã được áp dụng theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV, ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ: tốt nghiệp THPT, có trình độ trung cấp chính trị trở lên, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên, đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước.

Đối với cán bộ đoàn thể xã: tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên, trình độ sơ cấp chính trị (hoặc tương đương) trở lên, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương đương trình độ sơ cấp trở lên.

  • Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ: là khả năng ứng xử và giải quyết công việc. Khả năng này bộc lộ thông qua sự hiểu biết, nhận thức và rèn luyện để có kỹ năng giải quyết công việc. Kỹ năng này hình thành có sự trải nghiệm thực tế hay còn gọi là

0909232620

pháp luật của Nhà nước; tận tụy phục vụ nhân dân, không quan liêu hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn cho nhân dân khi đến giải quyết công việc. - Tác phong làm việc và mức độ phối hợp trong công việc: Có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp và những người xung quanh, lời nói đi đôi với việc làm. Bên cạnh đó, mỗi người CBCC phải có sự phối hợp chặt chẽ trong công việc với đồng nghiệp, với lãnh đạo, với những người cấp dưới để đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế tối đa tình trạng bất đồng quan điểm dẫn đến bất mãn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

  1. Các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 1.3. Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và đất nước.

Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ; phải gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ, bảo đảm sự liên thông quy hoạch của cả đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị. Quy hoạch cán bộ, công chức là nội dung trọng yếu của công tác tổ chức, là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trên cơ sở dự báo nhu cầu công chức, nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị, công việc được giao. Nói đến quy hoạch không chỉ nói tới việc lập kế hoạch chung mà phải xác định rõ yêu cầu, căn cứ, phạm vi, nội dung, phương pháp tiến hành quy hoạch.

Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải được xây dựng dựa trên cơ sở quy hoạch cấp ủy đảng các cấp, lấy quy hoạch cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch ở cấp trên, bảo đảm sự liên thông, gắn kết giữa quy hoạch của các địa phương, ban, bộ, ngành với nhau.

Những yêu cầu đối với công tác quy hoạch cán bộ, công chức:

  • Phải đánh giá đúng cán bộ, công chức trước khi đưa vào quy hoạch. Quy hoạch cán bộ phải theo phương châm “mở” và “động”: Giới thiệu cán bộ vào quy hoạch không khép kín trong từng địa phương, không chỉ đưa vào quy hoạch những cán

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan

Đại học kinh tê

Huê

0909232620

bộ tại chỗ mà cần xem xét, đưa vào quy hoạch những CBCC có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và triển vọng đảm nhiệm chức danh quy hoạch ở địa phương, đơn vị khác.

Quy hoạch cán bộ là tạo nguồn để chủ động chuẩn bị cán bộ cho việc bổ nhiệm, bố trí nhân sự. Cán bộ trong quy hoạch ở thời điểm đưa vào quy hoạch không nhất thiết phải đáp ứng đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn của chức danh quy hoạch, mà cần được rèn luyện, thử thách, đào tạo, bồi dưỡngtheo tiêu chuẩn của chức danh được quy hoạch.

Đảm bảo số lượng, yêu cầu về độ tuổi và cơ cấu cán bộ nữ trong quy hoạch và thực hiện công khai trong công tác quy hoạch cán bộ, tránh tình trạng nghi ngờ, hạ thấp uy tín lẫn nhau.

1.3. Công tác tuyển dụng công chức cấp xã Tuyển dụng công chức là một hoạt động công, do cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền thực hiện và chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật thuộc ngành. Thông qua tuyển dụng để tạo nguồn công chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức “Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế”. 3 Tuyển dụng công chức là một trong những nội dung quan trọng quyết định chất lượng của đội ngũ công chức hiện tại cũng như tương lai. Mục đích của việc tuyển dụng công chức là nhằm tìm được những người đủ tài và đức, đủ phẩm chất tốt để đảm nhiệm công việc. Tuyển dụng công chức là tiền đề hết sức quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội ngũ công chức nhà nước trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội để đảm đương những nhiệm vụ được giao.

Do đặc thù của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay, một bộ phận lớn cán bộ, công chức không phải trải qua quy trình tuyển dụng, thi tuyển, mà có những người được bổ nhiệm, hoặc những cá nhân nổi bật tại cơ sở (thôn, xóm, tổ dân phố...) được bồi dưỡng thêm và đảm nhiệm một số vị trí tại một số đơn vị cấp xã. Do vậy, công tác tuyển dụng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng đội ngũ CBCC.

1.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã Đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC có vai trò đặc biệt quan trọng, vì đào tạo ở đây không chỉ đơn thuần là đào tạo về chuyên môn mà còn đào tạo, bồi dưỡng về đạo đức, chính trị, ý thức trách nhiệm, tác phong làm việc, vai trò và vị trí của người cán

3 Chính ph ủ (2013), Ngh đ nh sồế 112/2013/NĐ-CP ngày 05/12/2013 vếồ cồng chị ị ức xã, ph ường, th trấến, Hà N i ị ộ

Đại học kinh tê

Huê

0909232620

ngũ cán bộ , công chức cấp xã. 5

Việc bố trí, sử dụng, phân công công tác cho CBCC phải đảm bảo phù hợp giữa quyền hạn và nhiệm vụ được giao với chức danh, chức vụ và ngạch công chức được bổ nhiệm.

1.3. Đánh giá thực hiện công việc đối với cán bộ, công chức cấp xã Đánh giá CBCC là khâu quan trọng trong công tác cán bộ, song, đây là một công việc rất khó, rất nhạy cảm vì có ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác của công tác cán bộ. CBCC được đánh giá theo các nội dung:

Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; Tinh thần trách nhiệm trong công tác; Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Việc đánh giá CBCC phải được thực hiện hàng năm, trước khi bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc nhiệm kỳ, thời gian luân chuyển. Kết quả đánh giá, phân loại CBCC được đánh giá ở các mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; Không hoàn thành nhiệm vụ. Nếu CBCC 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chếvề năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụnhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bố trí công tác khác. Nếu CBCC 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ.

  1. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 1.4. Nhân tố khách quan Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã bao gồm một số nhân tố như: tình hình kinh tế- chính trị của xã hội, của đất nước và địa phương trong từng giai đoạn; trình độ văn hóa, sức khỏe của dân cư; sự phát triển của công nghệ thông tin; đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quan điểm sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của Đảng, Nhà nước và địa phương...

5 Chính ph ủ (2012), Ngh đ nh sồế 24/2012/NĐ-CP ngày 15/3/2014 quy đ nh vếồ tuy n d ng, sị ị ị ể ụ ử d ng và qu n lý cồngụ ả ch ức, Hà N i. ộ

0909232620

  • Quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị nói chung và bộ máy nhà nước nói riêng.
  • Thể chế quản lý cán bộ, công chức cấp xã: bao gồm hệ thống luật pháp, các chính sách, chế độ liên quan đến tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và phát triển, thù lao lao động, đề bạt...
  • Truyền thống văn hóa của địa phương: Phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có nguồn gốc, trường thảnh từ chính quê hương. Do vậy, truyền thống, văn hóa của địa phương có ảnh hưởng tới suy nghĩ và cách ứng xử cũng như tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
  • Thu nhập của cán bộ, công chức: Nhu cầu vật chất vẫn là vấn đề cấp bách của cán bộ, công chức hiện nay. Mức lương, thưởng hiện nay vẫn còn hạn chế, lương tăng không đủ bù so với mức tăng của các mặt hàng trong xã hội. Điều đó làm cho mức sống trở nên khó khăn hơn đối với cán bộ, công chức nhà nước.
  • Môi trường làm việc cũng là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức. Nó liên quan đến thể chế, bộ máy, cơ chế đánh giá và sử dụng con người. Một môi trường làm việc mà ở đó cán bộ, công chức có đức, có tài được trọng dụng, được cất nhắc lên các vị trí quan trọng thì sẽ tạo được tâm lý muốn vươn lên, thực hiện các công việc đạt chất lượng cao hơn, hình thành tâm lý tự phấn đấu, hoàn thiện bản thân để được công nhận và sử dụng.
  • Chế độ chính sách đảm bảo lợi ích vật chất đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã bao gồm các chế độ, chính sách như: tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... Đây chính là một trong những yếu tố thúc đẩy sự tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, cũng như là động lực, là điều kiện đảm bảo để họ phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực trong việc hoàn thành tốt công việc được giao.

1.4. Nhân tố chủ quan

Nhận thức của cán bộ, công chức: Đây là yếu tố cơ bản và quyết định nhất tới chất lượng của mỗi CBCC nói riêng và đội ngũ CBCC cấp xã nói chung, bởi vì nó là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong của mỗi con người. Nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, việ làm đúng đắn, khoa học và ngược lại.