Con của người vào đảng khai như thế nào năm 2024

Theo quy định hiện hành, đảng viên sinh con thứ 3, 4, 5 có thể bị kỷ luật đảng. Tuy nhiên, nếu đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây, đảng viên, quần chúng đã sinh con thứ 3 trở đi vẫn được kết nạp lại, kết nạp vào đảng, cụ thể:

1. Tiêu chuẩn, điều kiện kết nạp lại vào Đảng đối với đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm quy định sinh con thứ 3, 4, 5

Theo Điều 4 Quy định 05-QĐi/TW năm 2018, tiêu chuẩn, điều kiện, thẩm quyền kết nạp lại vào Đảng đối với đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình được quy định như sau:

- Đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình chỉ được xem xét, kết nạp lại vào Đảng khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện như sau:

+ Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện kết nạp theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương và yêu cầu thực tế của công tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị;

+ Là người có uy tín trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư, được cấp uỷ nơi công tác và nơi cư trú, các tổ chức đoàn thể mà mình là thành viên đánh giá cao về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, về ý thức trách nhiệm đối với nhân dân;

+ Phải có thời gian phấn đấu ít nhất là 24 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ ba hoặc 36 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ tư kể từ ngày bị đưa ra khỏi Đảng đến ngày chi bộ họp xét đề nghị kết nạp vào Đảng.

Việc kết nạp lại đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình vào Đảng phải được ban thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi ban thường vụ cấp uỷ huyện (hoặc tương đương) quyết định kết nạp.

2. Tiêu chuẩn, điều kiện kết nạp vào Đảng đối với quần chúng vi phạm quy định sinh con thứ 3, 4, 5

Điều 5 Quy định 05-QĐi/TW quy định tiêu chuẩn, điều kiện, thẩm quyền kết nạp vào Đảng đối với quần chúng vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình như sau:

- Quần chúng vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình chỉ được xem xét, kết nạp vào Đảng khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bao gồm:

+ Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện kết nạp theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương và yêu cầu thực tế của công tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị;

+ Là người có uy tín trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư, được cấp uỷ nơi công tác và nơi cư trú, các tổ chức đoàn thể mà mình là thành viên đánh giá cao về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, về ý thức trách nhiệm đối với nhân dân;

+ Phải có thời gian phấn đấu ít nhất là 24 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ ba hoặc 36 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ tư kể từ ngày sinh con đến ngày chi bộ họp xét đề nghị kết nạp vào Đảng.

Việc kết nạp quần chúng vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình vào Đảng do ban thường vụ cấp uỷ huyện (hoặc tương đương) xem xét, quyết định.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, đảng viên, quần chúng vi phạm quy định sinh con thứ 3, 4, 5 vẫn có thể được kết nạp đảng nếu đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nêu trên.

3. Đảng viên vi phạm quy định sinh con thứ 3, 4, 5 bị xử lý kỷ luật thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 52 Quy định 69-QĐ/TW, Đảng viên vi phạm chính sách dân số có thể bị xử lý kỷ luật như sau:

- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

+ Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.

+ Vi phạm chính sách dân số.

- Trường hợp vi phạm đã kỷ luật và đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):

- Tuyên truyền, phổ biến hoặc ban hành văn bản có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

- Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định.

Trường hợp vi phạm quy định nêu trên gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

* Hỏi: Tôi là cán bộ công chức, bản thân công tác tốt nên được cơ quan xem xét kết nạp vào Đảng. Tuy nhiên, trong quá trình xác minh lý lịch đã phát sinh vấn đề như sau: đảng ủy xã nơi mẹ tôi từng sống từ chối xác nhận lý lịch vì lý do anh ruột của mẹ tôi (tức là cậu ruột của tôi) chưa chấp hành việc nhận tiền đền bù giải tỏa di dời do ông cho rằng chưa được đền bù thỏa đáng. Người của địa phương đó đề nghị gia đình tôi nên thuyết phục cậu tôi nhận tiền đền bù thì sẽ giải quyết, xác minh lý lịch cho tôi vì họ cho rằng cậu tôi không chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của địa phương. Xin hỏi, địa phương đó giải quyết như vậy có đúng quy định không? Trong trường hợp này tôi phải làm sao?

Trả lời:

Tại điểm 3, mục 3.4 Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 5-1-2012 của Ban Bí thư (khóa XI) “Một số vấn đề cụ thể về thi hành Điều lệ Đảng” có nêu việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng như sau:

1. Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:

- Người vào Đảng;

- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

2. Nội dung thẩm tra đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Như vậy, trường hợp anh ruột của mẹ bạn (tức là cậu ruột của người vào Đảng) không phải là đối tượng cần thẩm tra về việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Bạn nên yên tâm tiếp tục phấn đấu, vận động người thân chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vì công tác thẩm tra lý lịch của người vào Đảng là trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng và nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch.

* Hỏi: Chi bộ chúng tôi đang thực hiện công tác phát triển đảng cho một cảm tình đảng và đã tiến hành xác minh lý lịch. Theo chúng tôi hiểu, căn cứ Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 5-1-2012 của Ban Bí thư thì ngoài bản thân cảm tình đảng, người cần xác minh là “cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”, nhưng khi đưa hồ sơ lên đảng ủy thì đảng ủy yêu cầu phải xác minh cả anh, chị, em ruột của bản thân cảm tình đảng và bên vợ của người đó. Xin hỏi, yêu cầu này có đúng không? Chi bộ nên thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm 3, mục 3.4 Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 5-1-2012 của Ban Bí thư “Một số vấn đề cụ thể về thi hành Điều lệ Đảng” có nêu:

  1. Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:

- Người vào Đảng;

- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

  1. Phương pháp thẩm tra:

Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng)….

Như vậy, anh, chị, em ruột của người vào Đảng hoặc anh, chị, em ruột của vợ (chồng) người vào Đảng không phải là đối tượng cần thẩm tra về lý lịch; tuy nhiên, nếu một trong những trường hợp vừa nêu đang là đảng viên thì chi bộ có thể đến tổ chức đảng đang quản lý đảng viên để xác nhận và đối chiếu lý lịch. Chi bộ nên liên hệ trực tiếp ban tổ chức quận ủy, huyện ủy (hoặc tương đương) để được hướng dẫn liên quan đến trường hợp cụ thể nêu trên.

Trong thực tế, có trường hợp: bản thân của người xin vào Đảng, vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của bản thân và của vợ hoặc chồng có vấn đề về chính trị cần thẩm tra, Ban Tổ chức Thành ủy có hướng dẫn người xin vào Đảng cần khai lại lý lịch, trong đó phải khai bổ sung những thân nhân khác là bác, chú, cô, cậu, dì ruột (theo mẫu M5).