Công thức tính công lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng

Ibaitap: Qua bài [Định nghĩa] [Công thức tính] Công có ích, Công toàn phần và Hiệu suất các máy cơ đơn giản & bài tập tham khảo ôn tập phân biệt công có ích, công toàn phần, công hao phí, công thức tính các loại công và hiệu suất các máy cơ đơn giản và một số bài tập tham khảo.

Trên thực tế ở các loại máy cơ đơn giản luôn tồn tại ma sát vì vậy công mà ta thực hiện phải thắng được ma sát và nâng vật lên.

Ta có:

  • Công mà ta thực hiện là Công toàn phần.
  • Công nâng vật lên là Công có ích.
  • Công để thắng ma sát là Công hao phí.
⇒ Công toàn phần = Công có ích + Công hao phí

II. CÔNG THỨC TÍNH CÔNG CÓ ÍCH, CÔNG TOÀN PHẦN CỦA CÁC LOẠI MÁY CƠ ĐƠN GIẢN

1. Ròng rọc cố định

Đối với ròng rọc cố định, lực kéo F bỏ ra chính bằng lực P của vật, nên ròng rọc cố định chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không có tác dụng thay đổi độ lớn của vật.

Công thức tính công lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng

Ta có: 

F = P\(A_{ích} = P. S_1\)

\(A_{tp} = F. S_2\)

Trong đó:

  • F: Lực kéo vật (N).
  • P: Trọng lượng của vật (N).
  • \(A_{ích}\): Công có ích (J).
  • \(A_{tp}\): Công toàn phần (J).
  • \(S_1 , S_2\): lần lượt là độ cao cần nâng vật và độ dài của dây kéo (m).

2. Ròng rọc động

Nếu sử dụng dòng dọc động, ta sẽ được lợi 2 lần về lực F kéo nhưng sẽ bị thiệt 2 lần về đường đi và ngoài ra sẽ không thể đổi chiều kéo vật.

Công thức tính công lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng

Ta có: 

\(F = \frac{P}{2}\)
\(A_{ích} = P. S_1\)
\(A_{tp} = F. S_2\)

Trong đó:

  • F: Lực kéo vật (N).
  • P: Trọng lượng của vật (N).
  • \(A_{ích}\): Công có ích (J).
  • \(A_{tp}\): Công toàn phần (J).
  • \(S_1 , S_2\): lần lượt là độ cao cần nâng vật và độ dài của dây kéo (m).

3. Đòn bẩy

Khi dùng đòn bẩy để nâng vật nếu \(l_1 < l_2\) thì \(P > F\) hay nếu \(l_1 > l_2\) thì \(P < F\) (trong đó nếu \(l_1, l_2\) lần lượt là khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của các lực \(P, \ F\) ).

Vậy nên khi dùng đòn bẩy nếu lợi về lực sẽ thiệt về đường đi và ngược lại nếu lợi về đường đi sẽ thiệt về lực, tùy thuộc vào nhu cầu cần sử dụng.

Công thức tính công lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng

Ta có: 

\(\frac{P}{F} = \frac{l_2}{l_1} \)\(A_{ích} = P. h_1\)

\(A_{tp} = F. h_2\)

Trong đó:

  • F: Lực kéo vật (N).
  • P: Trọng lượng của vật (N).
  • \(A_{ích}\): Công có ích (J).
  • \(A_{tp}\): Công toàn phần (J).
  • \(l_1, l_2\) lần lượt là khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của các lực \(P, \ F\)
  • \(h_1 , h_2\): lần lượt là độ cao cần nâng vật và độ cao của điểm tác động lực (m).

4. Mặt phẳng nghiêng

Khi sử dụng mặt phẳng nghiêng có thể kéo hoặc đẩy vật lên với lực nhỏ hơn so với trọng lượng của vật nên theo định luật về công sẽ thiệt hơn về đường đi, với mặt phẳng nghiêng càng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ.

Công thức tính công lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng

Ta có: 

\(\frac{P}{F} = \frac{l}{h} \)\(A_{ích} = P. h\)

\(A_{tp} = F. l = P. h + F_{ms}.l\)

Trong đó:

  • F: Lực kéo vật (N).
  • P: Trọng lượng của vật (N).
  • \(F_{ms}\): Lực ma sát (N).
  • \(A_{ích}\): Công có ích (J).
  • \(A_{tp}\): Công toàn phần (J).
  • l: Chiều dài mặt phẳng nghiêng (m).
  • h: Độ cao mặt phẳng nghiêng (m).

III - HIỆU SUẤT CỦA MÁY CƠ ĐƠN GIẢN

Ta có tỉ số giữa công có ích và công toàn phần được gọi là hiệu suất.

Từ đó ta có công thức tính hiệu suất của các máy cơ đơn giản như sau:

\(H = \frac{A_{ích}}{A_{tp}} . 100 \%\)

Trong đó:

  • H: Hiệu suất của máy cơ đơn giản.
  • \(A_{ích}\): Công có ích (J).
  • \(A_{tp}\): Công toàn phần (J).

IV. BÀI TẬP THAM KHẢO

Ví dụ: Dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125 N, trên thực tế có ma sát và lực kế là 175 N. Vậy hiệu suất của mặt phẳng nghiêng đã dùng trên là bao nhiêu?

Lời giải tham khảo:

Ta có trọng lực của vật đã cho là: P = 10. 50 = 500 (N)

Dùng mặt phẳng nghiêng kéo vật lên cao 2m ta cần thực hiện 1 công là:

\(A_{ích} = P. h = 500. 2 = 1000\) (J)

Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125 N, nên ta có chiều dài mặt phẳng nghiêng đã cho là:

\(l = \frac{A_{ích}}{F} = \frac{1000}{125} = 8\) (m)

Trên thực tế có ma sát và lực kế là 175 N nên ta có công thực tế (Công toàn phần) là:

\(A_{tp}\) = 175. 8 = 1400 (J)

Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là:

\(H = \frac{A_{ích}}{A_{tp}} . 100 \%\) 

= \(\frac{1000}{1400}.100 \%\)

≈ 71,433%

Lực ma sát không còn xa lạ đối với mọi người, nhưng gần đây rất nhiều người thắc mắc không biết công thức tính lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng là như thế nào? Vậy để giải đáp cho câu hỏi này hãy cùng Góc Hạnh Phúc tìm hiểu chuyên sâu qua bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm:

Khái niệm về lực ma sát là gì?

Trong Vật Lý, lực ma sát được hiểu là một loại lực cản xuất hiện giữa những bề mặt vật chất, chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt. Hiểu theo cách đơn giản thì lực ma sát chính là những lực cản trờ chuyển động của một vật, nó tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nó.

Công thức tính công lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng

Những loại lực ma sát

  • Lực ma sát trượt: Nó sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác, và luôn ngược hướng chuyển động.
  • Lực ma sát lăn: Nó sinh ra khi mà một vật lăn trên bề mặt của vật khác, thường rất nhỏ so với lực ma sát trượt.
  • Lực ma sát nghỉ: Lực này giữ cho vật không trượt khi mà bị tác dụng của những lực khác.

Công thức tính lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng chính xác

Cách giải chung

Cho hệ chiếu Oxy với Ox chính là trục song song với mặt phẳng chuyển động. Trục Oy chính là trục vuông góc với chuyển động. Từ đó phân tích các lực tác dụng lên vật như sau:

  • Áp dụng định luật II Newton ta có:

Công thức tính công lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng
(1)

  • Chiếu (1) lên trục Ox ta được: F1x + F2x + … + Fnx = m.a (2)
  • Chiếu (1) lên trục Oy ta được: F1y + F2y + … + Fny = 0 (3)
  • Từ (2) và (3) ta được đại lượng cần tìm. Tiếp theo áp dụng công thức về chuyển động thẳng biến đổi đều như sau:

v = v0 + at

v2 – v02 = 2as

s = v0t + 1/2at2

Trường hợp khi vật chuyển động đi lên mặt phẳng nghiêng góc α

Chọn hệ quy chiếu Oxy giống như hình vẽ bên dưới, chiều dương chính là chiều chuyển động.

Công thức tính công lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng

Vật chịu tác dụng của những lực là:

Công thức tính công lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng

Theo định luật II Newton ta được:

Công thức tính công lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng

Tiếp theo chiếu trục Ox ta có: F = Px – ƒms = ma

Suy ra F = Psinα – μN = ma (1)

Chiếu trục Oy ta có: N = Py = Pcosα (2)

Thay (2) vào (1) ta được: F – Psinα – μPcosα = ma

Từ đó áp dụng những công thức biến đổi đều có thể tính ra những giá trị.

Công thức tính công lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng

Một số kiến thức liên quan

Công thức tính lực ma sát là:

Fms = μt.N

Công thức tính lực ma sát trượt là:

Fmst = μt.N

Trong đó biết Fmst chính là hệ số ma sát trượt

                       Fms là hệ số ma sát

                       N là độ lớn phản lực (đơn vị N)

Những bài tập tính lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng có lời giải dễ hiểu

Bài tập 1: Một chiếc xe trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng góc α = 400. Hệ số ma sát trượt là m = 0,4464. Chiều dài mặt phẳng nghiêng là l = 2 m, lấy g = 10 m/s2 và hệ số ma sát μ = 2,732. Tính gia tốc chuyển động của vật đó?

Công thức tính công lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng

Lời giải

Công thức tính công lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng

Những lực tác dụng vào vật là: trọng lực, lực ma sát, phản lực của mặt phẳng nghiêng và hợp lực

Công thức tính công lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng

Chiếu lên trục Oy ta được: – Pcosα + N = 0

=> N = mgcosα (1)

Chiếu lên trục Ox ta được: Psinα – Fms = max

=> mgsinα – μN = max (2)

Từ (1) và (2) => mgsinα – mgcosα = max

=> ax = g(sinα – μcosα) = 2 m/s2

Bài tập 2: Một vật khối lượng m = 2kg nằm cân bằng trên một phẳng nghiêng góc 500. Biết rằng g = 10 m/s2. Cho hệ số ma sát μ = 2. Lực ma sát tác dụng lên vật là bao nhiêu?

Lời giải

Các lực tác dụng vào vật gồm trọng lực, lực ma sát, phản lực của mặt phẳng nghiêng và hợp lực

Công thức tính công lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng

Chiếu lên trục Oy ta được: -Pcosα + N = 0

=) N = mgcosα = 10.cos50 = 6,4 N

Fms = μ.N = 2.6,4 = 12,8 N

Hy vọng rằng với những kiến thức về lực ma sát trên mặt phẳng nghiêng mà Góc Hạnh Phúc đã cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết và hữu ích trong quá trình học tập nhé.