Công ty cũ tiếng anh là gì

Nếu bạn còn đang lo lắng vì bản thân sắp hoặc sẽ tham gia vào một buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh nhưng chưa biết nên chuẩn bị những gì. Đừng lo! Đã có Glints giúp bạn gỡ rối các câu hỏi tiếng Anh về bản thân trong phỏng vấn và gợi ý cách trả lời giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

1. Tell me something about yourself (Hãy giới thiệu về bản thân bạn)

Dù ở bất kỳ ngành nghề nào thì đây cũng sẽ là một trong những câu hỏi tiếng Anh phỏng vấn phổ biến nhất về bản thân được đặt ra từ nhà tuyển dụng ngay từ giây đầu tiên. Câu hỏi này là giúp mở màn để đối phương tìm hiểu thông tin cơ bản về bạn và cách cư xử của bạn với một người mới gặp gỡ. Do vậy, bạn nên trả lời một cách ngắn gọn với phong thái tự tin và thân thiện nhất.

– Gợi ý trả lời: “My name is A. I’m 25 years old and I live in Hanoi. I have 3-year experience in Marketing. In my free time, I usually watch movies, read books about Marketing, and read news on the Internet.”

2. What are your strengths and weaknesses? (Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?)

Đa phần nhà tuyển dụng sẽ đặt ra câu hỏi này cho các ứng viên đã có background phù hợp với vị trí họ đang tuyển dụng. Mục đích là để đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên. Đôi khi, điểm yếu ứng viên thể hiện ra lại chính là điểm mạnh khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao và ngược lại. Điều nhà tuyển dụng muốn bạn thể hiện khi trả lời câu hỏi này chính là bộc lộ tính cách thật của bạn và mức độ phù hợp của bạn với văn hóa công ty họ.

– Gợi ý trả lời: “My biggest strength is that I am a hardworking person. I usually go to work early and start my work before my colleagues come. When my team has a project, I try my best to finish my tasks on schedule no matter how late I stay at the company. If I complete my daily tasks before the deadlines, I usually find others to do, such as searching the recent trends to consider whether they can be used for my next projects.

My biggest weakness is always my communication skills. I’ve been pretty shy and anxious as a kid. Over the years, however, I’ve been really working on the issue.”

3. What do you know about our company? (Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?)

Các nhà tuyển dụng có thể sẽ đánh rớt bạn nếu bạn không nêu ra được ít nhất 3 thông tin giá trị liên quan đến công ty họ. Không một nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một người không quan tâm đến công ty mình. Với các câu hỏi tiếng Anh giới thiệu về bản thân tương tự như thế này, bạn hãy cố gắng nêu ra càng nhiều càng tốt những điều bạn biết về công ty họ. Điều này sẽ thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và bạn thực sự muốn ứng tuyển vào vị trí này.

– Gợi ý trả lời: “I understand that X is one of the most popular companies in the country. Everyone has at least one of your products in their houses and it shows me that X plays an essential role in our life. That’s what I really admire, and I hope that I can create the same value by joining the company.”

4. How did you know about this position? (Bạn biết về thông tin tuyển dụng cho vị trí này qua đâu?)

Mặc dù thoạt nhìn, đây có vẻ là một câu hỏi đơn giản, nhưng bạn nên tận dụng mọi cơ hội có thể để thể hiện sự quan tâm của mình đối với công ty.

Ngay cả khi bạn không thể liên tục cập nhật danh sách việc làm trên trang web của công ty, hãy thể hiện rằng bạn luôn quan tâm và theo sát (tất nhiên là theo cách chuyên nghiệp). Thể hiện sự phấn khích và tò mò trong bạn.

Nếu ai đó trong công ty nói với bạn về vị trí hoặc đề nghị bạn ứng tuyển, hãy đảm bảo bạn sẽ đề cập đến điều đó.

Bạn sẽ có nhiều cơ hội được tuyển dụng hơn nếu ai đó đáng tin cậy có thể chứng minh cho các kỹ năng của bạn. Vì vậy, hãy đề cập đến tên và vị trí của anh ấy/cô ấy trong công ty và đưa ra lý do họ mời hoặc giới thiệu bạn ứng tuyển vào vị trí này. Nói với người quản lý tuyển dụng điều gì khiến bạn phấn khích về cơ hội việc làm hoặc chính xác là điều gì đã thu hút sự chú ý của bạn.

– Gợi ý trả lời 1:

“I’ve known about Z Company for a long time – I’m a big fan of your products. I even own one of your latest phone models!

I love the company’s passion for creating super intuitive, beautiful hardware, and I would love to be a part of it.

So, when I saw your job ad on K Website, even though I wasn’t actively looking for a job at the time, I couldn’t help but apply!”

– Gợi ý trả lời 2:

“I heard from B, my old colleague, and college friend, that [Company X] was looking for a new sales director. He encouraged me to apply, saying that my experience managing a sales team at [Some Software Company] would be helpful for [Company X].

I’ve heard a lot about [Company X] from B, and I’m a big fan of the way you do things there. I’ve always wanted to work for a company with a flat organizational structure.”

Đọc thêm: Bộ Từ Vựng Phỏng Vấn Tiếng Anh Cơ Bản Và Thông Dụng Mà Bạn Cần Biết

5. Why did you apply for this position? (Tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí này?)

Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá mức độ đam mê của bạn đối với vị trí này. Và câu trả lời không phải là “Tôi cần tiền”, “tôi muốn lương cao”. Tiền đúng là quan trọng giúp bạn duy trì cuộc sống ổn định lâu dài nhưng đó là việc quá hiển nhiên, bạn cần nói những điều mà nhà tuyển dụng muốn nghe.

Điều mà người phỏng vấn đang tìm kiếm ở đây là để xem mong muốn được cống hiến của bạn đối với công việc hoặc công ty. Chung quy lại, hiệu suất công việc có liên quan trực tiếp đến sự hài lòng trong công việc. Bạn càng hài lòng về vị trí của mình tại công ty, bạn càng làm việc hiệu quả hơn.

– Gợi ý trả lời 1:

“I’m very passionate about sustainability and renewable energy. In fact, I minored in Environmental Science at [XYZ University].

I’ve always wanted to put my engineering degree to a good cause – and the position as a Sustainability Coordinator at [Company XYZ] is just the right thing.

I’ve been following your company for the past few years, and I love how you’re changing the renewable energy landscape in Vietnam.”

– Gợi ý trả lời 2:

“I’ve always wanted to get into marketing. Having done promotional jobs here and there, I never had an opportunity to do something more serious.

I do believe, though, that I have just the right skills to get started: copywriting, basic photoshop, and of course, lots of creativity.

So, I thought that an internship at [Company X] would be an awesome start to my career in marketing.”

6. What are your expected salary? (Mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu?)

Câu hỏi này khá thẳng thắn nhưng được không ít nhà tuyển dụng đặt ra nhằm tìm hiểu yêu cầu từ ứng viên về mức lương mà công ty đáp ứng được. Với những câu hỏi tiếng Anh khía cạnh cá nhân tương tự như câu hỏi trên, bạn tuyệt đối không nên trả lời “I don’t know”. Câu trả lời tốt nhất nên là một mức lương phù hợp với năng lực và hiệu quả công việc. Hoặc nếu công ty đã đưa ra mức lương cụ thể, bạn có thể dựa vào đó để đề xuất mức lương mình mong muốn.

– Gợi ý trả lời: I want my salary to fit my qualifications and experience.

7. Why did you leave your previous company? (Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?)

Đừng quá bất ngờ nếu nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này dành cho bạn. Cụ thể, họ đang muốn đánh giá tính cách của bạn xem có phù hợp với văn hóa công ty họ hay không. Dù lý do bạn rời bỏ nơi làm việc cũ là gì đi chăng nữa, đừng bao giờ nói xấu về công ty đó nếu bạn không muốn gây mất thiện cảm với nhà tuyển dụng.

Hãy thêm một vài câu lời khen về công ty cũ và thêm một vài lý do mà bạn muốn được làm ở công ty khác.

– Gợi ý trả lời: “As I’ve said, I worked there for 2 years and sometimes I find myself quite bored there. I want to look for new challenges. I want to explore more about myself, my skills, and my abilities.”

Đọc thêm: Cách Trả Lời Câu Hỏi “Tại Sao Bạn Lại Nghỉ Việc Ở Công Ty Cũ?”

8. Why should we hire you? (Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?)

Trước khi trả lời câu hỏi, hãy xem xét một số bẫy mà bạn có thể mắc phải và những điều cần tránh khi mô tả lý do tại sao bạn nên được tuyển dụng cho vị trí này.

Đừng chỉ trả lời bằng một câu trả lời chung chung như: “Tôi đủ thông minh, tôi có đủ năng lực và tôi muốn công việc này.” Tất nhiên, bạn có, nếu không bạn sẽ thể tham gia vào cuộc phỏng vấn này. Gần như chắc chắn rằng mọi ứng viên khác sẽ nói gần giống như vậy.

Mặc dù bạn không muốn bị coi là một kẻ khoe khoang, kẻ quá tự tin, nhưng bây giờ là lúc để nêu ra những kỹ năng và kinh nghiệm của mình một cách khiêm tốn. Tránh nói quá nhiều trong câu trả lời của bạn, chỉ cần nêu những ý tưởng liên quan tới vị trí này mà bạn muốn truyền đạt. Bạn càng tiếp tục nói những điều không tốt về bản thân, càng có khả năng đánh mất sự quan tâm của nhà tuyển dụng và họ sẽ chuyển sự quan tâm này sang ứng viên khác.

– Trả lời – Ví dụ

1:

“That’s a great question! You have a slight advantage over me since you know what you’re looking for and I am still learning about your company. From what I’ve learned, it sounds like you are looking for someone who will be able to handle customer concerns quickly and effectively, is that accurate? ”

(Giả sử người phỏng vấn trả lời, “Có.”)

“In that case, I’d like to tell you about a time when I handled a customer issue, and they walked away with renewed confidence in our capabilities and services.”

– Trả lời – Ví dụ

2

“I believe that my experience with technology, specifically in the web design space, makes me the best match for this position. In my previous job, my main responsibility was maintaining and updating our company website. The main required tasks were keeping employee profiles updated and continuously posting information regarding upcoming events. I truly enjoyed what I was doing, which drew me to this position with your company. I would love to bring the coding and content skills I learned there to this position.”

9. What is the professional achievement you’re most proud of? (Thành tựu nào trong công việc mà bạn tự hào nhất?)

Đây là một phiên bản khác của câu hỏi “Tại sao chúng tôi nên thuê bạn”, nhưng tập trung vào một thành tích cụ thể hơn.

Điều này khá đơn giản, chỉ cần đề cập đến thành tích nghề nghiệp hay những gì bạn đạt được thông qua những công việc hoặc kinh nghiệm trước đây.

Giả sử bạn đang ứng tuyển vào vị trí Giám đốc bán hàng:

– Ví dụ sai:

“I’m very good at underwater basket-weaving, having woven 20+ baskets in the past year.”

– Ví dụ đúng:

“In my previous sales position, I managed to hit and exceed department KPIs by 50%+ for 6 months in a row”

10. What kind of work environment you want to work in? (Bạn muốn làm việc trong một môi trường như thế nào?)

Mục đích của câu hỏi này là để đánh giá xem bạn có phù hợp với môi trường làm việc của công ty hay không.

Ví dụ, một số tổ chức có cấu trúc và thứ bậc, họ yêu cầu tổ chức chặt chẽ và mọi công việc phải được lên kế hoạch với đầy đủ các quy tắc và hướng dẫn về cách thực hiện từng đầu việc cụ thể.

Nếu bạn là kiểu người sáng tạo, có tư duy vượt trội, thích phá vỡ các quy tắc và đổi mới, thì điều này có lẽ sẽ không phù hợp với bạn.

Mặt khác, một số công ty thoải mái hơn, ít có tính quan liêu/ thứ bậc. Nếu bạn là kiểu người thích có những mục tiêu và việc cần làm nghiêm ngặt, có lẽ bạn sẽ không thích hợp với công việc như vậy.

Trước khi bạn đến buổi phỏng vấn, hãy xem qua trang web của công ty và các trang truyền thông, mạng xã hội để cảm nhận về bầu không khí và môi trường chung ở đó.

Tùy thuộc vào những gì bạn tìm hiểu để đưa ra câu trả lời cho phù hợp.

– Câu trả lời mẫu 1:

“I work best in smaller companies. I really dislike the corporate world – rules, guidelines, SOPs, and so on. I perform best when I have a certain level of freedom to do things. Want to find innovative solutions to problems you didn’t even know you had? I’m your guy.

Want someone to just blindly follow instructions and do what they’re told? Then we’d probably not be a good fit.”

– Câu trả lời mẫu 2:

“I love working in a youthful, energetic environment. You know, when you’re working on a common goal with a team of people who are as passionate as you are?

I like to think of my work as a second home, and my coworkers as family.

The last company I worked at had such an environment, and I excelled at the job.

I get that exact feeling about Company X, since the moment I walked in here for the interview. So, I’m pretty excited to get to know how you guys work!”

Đọc thêm: Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Thường Gặp Và Cách Trả Lời

Tạm kết

Ngoài các câu hỏi tiếng Anh về bản thân trong phỏng vấn xin việc mà Glints đã đề cập ở trên, chắc hẳn các nhà tuyển dụng sẽ đặt thêm những câu hỏi khác tìm hiểu sâu hơn để tìm ra ứng viên tiềm năng.

Sự tự tin chính là chiếc chìa khóa để bạn có thể giải mã toàn bộ các câu hỏi này. Ngoài ra, đừng quên trau dồi vốn tiếng Anh và khả năng giao tiếp trôi chảy để giúp bạn vượt qua buổi phỏng vấn nhé!