Đánh giá các trường đại học quốc gia hà nội

Mới đây phòng thí nghiệm Cybermetrics Labs (thuộc Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha) công bố kết quả xếp hạng Webometrics lần thứ nhất của năm 2020.

Được biết, Webometrics - bảng xếp hạng đánh giá năng lực số hóa và mức độ lan tỏa, ảnh hưởng về tài nguyên học thuật của các cơ sở giáo dục đại học dựa trên 4 chỉ số cụ thể: Quy mô hệ thống website; mức độ lan tỏa, ảnh hưởng của hệ thống website và thông tin trực tuyến; độ mở về tài nguyên học thuật trên Google Scholar và chỉ số trích dẫn khoa học trên hệ thống cơ sở dữ liệu Scopus của một cơ sở giáo dục đại học.

Đánh giá các trường đại học quốc gia hà nội

Nhóm 10 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam trong bảng xếp hạng Webometrics (Nguồn: Webometrics.info).

Về xếp hạng theo từng tiêu chí, bảng xếp hạng này cũng chỉ rõ, sự gia tăng thứ bậc của 2 tiêu chí về “Độ mở” và tiêu chí “Xuất sắc” của Đại học Quốc gia Hà Nội – lần lượt xếp thứ 1629 và 1229 cho thấy chất lượng công bố khoa học quốc tế cũng như phạm vi ảnh hưởng của hệ thống tài nguyên trực tuyến của trường trong thời gian vừa qua đã có sự cải thiện và gia tăng đáng kể.

Cùng với đó, hai tiêu chí khác là tiêu chí về “Lượng tài nguyên số hóa” và “Mức độ ảnh hưởng” lần lượt xếp hạng thứ 436 và 1853 thế giới, cơ bản giữ ổn định như năm trước.

Đứng vị trí thứ 2 ở Việt Nam là trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, tiếp theo là Đại học Cần Thơ và Đại học Tôn Đức Thắng. Trong đó phải kể đến trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đứng đầu ở Việt Nam (thứ 1457 thế giới) về tiêu chí “Mức độ ảnh hưởng”.

Điểm đổi mới trong kỳ xếp hạng này, Webometrics có sự thay đổi nhỏ trong phương pháp xếp hạng so với kỳ trước đó (7/2019). Cụ thể, ở tiêu chí “Độ mở”, Webometrics đánh giá số trích dẫn của 110 tác giả đầu tiên trong Google Scholar theo thứ tự trích dẫn giảm dần, không tính số trích dẫn của 10 tác giả đầu tiên.

Phương pháp xếp hạng của Webometrics:

1. Presence: chỉ số về lượng tài nguyên số hoá được đăng tải trực tuyến. Dữ liệu lấy từ Google Search. Đây là chỉ số đánh giá về quy mô website và tài nguyên số của cơ sở giáo dục đại học. Trọng số xếp hạng là 5%

2. Visibility (hay Impact): chỉ số về số lượng đường liên kết trỏ tới website của trường đại học. Dữ liệu lấy từ Ahref và Majestic. Đây là chỉ số đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống website của trường đại học. Trọng số: 50%.

3. Openness (hay Transparency): chỉ số về lượng trích dẫn của 110 nhà khoa học hàng đầu của cơ sở giáo dục đại học có hồ sơ trên Google Scholar (không tính số trích dẫn của 10 nhà khoa học có trích dẫn cao nhất). Dữ liệu lấy từ Google Scholar. Đây là chỉ số liên quan đến mức độ lan toả về học thuật của trường đại học. Trọng số: 10%.

4. Excellence (hay Scholar): chỉ số xếp hạng lượng bài báo của nhà trường trong nhóm 10% bài báo được trích dẫn nhiều nhất thuộc 26 nhóm lĩnh vực chuyên môn trong cơ sở dữ liệu Scopus (giai đoạn 2013-2017). Dữ liệu lấy từ CSDL Scopus. Đây là chỉ số đánh giá chất lượng các công trình nghiên cứu đỉnh cao của trường đại học. Trọng số: 35%.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

-

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NĂM 2022

CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
********

TÊN TRƯỜNG: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

(MÃ TRƯỜNG: QH)

Địa chỉ: Nhà điều hành (D2), Số 144, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 024-37547670 (527)    Fax: 024-37547724                        

Website: www.vnu.edu.vn và www.tuyensinh.vnu.edu.vn  

Email:

Những điều cần biết về tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 của ĐHQGHN

*******

1. Đối tượng tuyển sinh

- Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương;

Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa bậc THPT theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT);

- Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định; Đạt các yêu cầu sơ tuyển, nếu đăng kí xét tuyển (ĐKXT) hoặc dự thi vào các trường/khoa có quy định sơ tuyển;

- Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành.

2. Phạm vi tuyển sinh

ĐHQGHN tuyển sinh trên cả nước và quốc tế.

3. Phương thức tuyển sinh

3.1. Xét tuyển Đợt 1:

(1) Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Quy định đặc thù, Hướng dẫn tuyển sinh của ĐHQGHN;

(2) Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo tổ hợp các môn thi/bài thi tương ứng được quy định cụ thể trong Đề án tuyển sinh của Nhà trường;

 (3) Xét tuyển theo các phương thức khác:

- Xét tuyển các thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQGHN tổ chức năm 2022, các chứng chỉ quốc tế (SAT, A-Level, ACT, IELTS hoặc chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương – có trong danh mục quy định của ĐHQGHN);

Xét hồ sơ năng lực (kết quả học tập bậc THPT, phỏng vấn, điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 hoặc thí sinh có bằng tú tài quốc tế) đối với một số đơn vị đào tạo đặc thù có hợp tác quốc tế và/hoặc chương trình dạy bằng tiếng Anh;

Xét tuyển thí sinh là người nước ngoài đáp ứng các yêu cầu theo quy định của ĐHQGHN và Bộ GDĐT (Quy định về việc thu hút và quản lý sinh viên quốc tế tại ĐHQGHN ban hành kèm theo Quyết định số 4848/QĐ-ĐHQGHN ngày 18/12/2017 của ĐHQGHN; Thông tư 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24/12/2018 của Bộ GDĐT).

3.2. Xét tuyển đợt bổ sung (nếu còn chỉ tiêu)

Xét tuyển như Đợt 1, quy định cụ thể xét tuyển của từng ngành học tương ứng  được công bố trên Cổng thông tin tuyển sinh của ĐHQGHN và đơn vị đào tạo (nếu có).

Đối với các chương trình đào tạo (CTĐT) Tài năng, Chuẩn quốc tế, Chất lượng cao: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 hoặc từ các nguồn tuyển khác theo yêu cầu riêng của từng ngành/CTĐT (sẽ được công bố chi tiết trong Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2022 của đơn vị)Sau khi trúng tuyển vào các đơn vị đào tạo, thí sinh có nguyện vọng theo học các CTĐT Tài năng, Chuẩn quốc tế, Chất lượng cao phải đạt điểm trúng tuyển vào ngành/CTĐT tương ứng kể trên theo tổ hợp xét tuyển tương ứng và phải đảm bảo điều kiện ngoại ngữ đầu vào (kết quả môn Ngoại ngữ của kì thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt tối thiểu 6.0 điểm (theo thang điểm 10) hoặc kết quả học tập từng kỳ (6 học kỳ) môn Ngoại ngữ bậc THPT đạt tối thiểu 7.0 điểm hoặc sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành). Điểm đăng ký dự tuyển vào các CTĐT này do các HĐTS quy định nhưng tối thiểu bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển vào ngành/CTĐT chuẩn tương ứng.

4. Chỉ tiêu tuyển sinh

- Đại học Quốc gia Hà Nội: 13.150 chỉ tiêu

4.1. Các trường đại học thành viên

- Trường ĐH Khoa học Tự nhiên: 1.650 chỉ tiêu

- Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn: 1.680 chỉ tiêu

- Trường ĐH Ngoại ngữ: 1.600 chỉ tiêu

- Trường ĐH Công nghệ: 1.680 chỉ tiêu

- Trường ĐH Kinh tế: 1.800 chỉ tiêu

- Trường ĐH Giáo dục: 1.000 chỉ tiêu

- Trường ĐH Việt Nhật: 260 chỉ tiêu

- Trường ĐH Y Dược: 550 chỉ tiêu

4.2. Các trường, khoa trực thuộc

- Trường Quốc tế: 1400 chỉ tiêu

- Trường Quản trị và Kinh doanh: 380 chỉ tiêu

- Khoa Luật: 750 chỉ tiêu

- Khoa Các Khoa học liên ngành: 400 chỉ tiêu

Nguồn: https://vnu.edu.vn/ttsk/?C2097/N31034/Nhung-dieu-can-biet-ve-tuyen-sinh-dai-hoc-chinh-quy-nam-2022-cua-dHQGHN.htm

Đánh giá các trường đại học quốc gia hà nội