Đối tác toàn diện là gì

TPO - Sau cuộc hội đàm chiều 10/9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden nhất trí nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Như vậy, đến nay Việt Nam đã có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 5 quốc gia.

Đối tác toàn diện là gì

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp báo chung ngày 10/9. (Ảnh: Như Ý)

Sau 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện vào năm 2013, Việt Nam và Mỹ đồng ý nâng cấp thêm hai bậc, đưa quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ lên ngang hàng với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, và Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã có quan hệ Đối tác chiến lược với 18 quốc gia, quan hệ Đối tác toàn diện với 12 quốc gia; quan hệ Đối tác chiến lược lĩnh vực với 2 quốc gia (Hà Lan và Đan Mạch). Việt Nam có Quan hệ đặc biệt với 3 quốc gia, gồm Lào, Campuchia và Cuba.

Theo một bài viết trên Tạp chí Cộng sản, trong quan hệ quốc tế, dù đã có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế bàn về đối tác chiến lược nói chung và các mối quan hệ đối tác chiến lược cụ thể, bất kể quãng thời gian khá dài kể từ khi quan hệ đối tác chiến lược đầu tiên xuất hiện vào năm 1992 (Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ) và số lượng ngày càng gia tăng của các mối quan hệ này, nhưng đến nay dường như vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm “đối tác chiến lược”.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đây là mô hình liên kết mới trong quan hệ quốc tế, trở nên thịnh hành kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, được thiết lập theo cấu trúc mới để đạt được các mục tiêu dài hạn.

Trong Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Mỹ vào tháng 7/2013, Việt Nam và Mỹ xác định các nội hàm cơ bản của khuôn khổ quan hệ này, bao gồm 9 nội dung hợp tác ưu tiên: chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, kinh tế - thương mại, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, môi trường - y tế, văn hóa - thể thao, giao lưu nhân dân, giải quyết hậu quả chiến tranh và quyền con người.

Tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Biden ngày 10/9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh một số phương hướng lớn để thúc đẩy quan hệ Việt– Mỹ, trong đó có việc tiếp tục tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thực hiện những nguyên tắc định hướng, tạo ổn định lâu dài, gặp gỡ, hợp tác cấp cao, giữa các ngành, các cấp, giao lưu nhân dân.

Tổng Bí thư hoan nghênh việc thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư và tăng trưởng kinh tế bao trùm theo hướng đổi mới sáng tạo tiếp tục là nền tảng trọng tâm, động lực cho quan hệ hai nước và việc hai bên nhất trí tạo đột phá trong hợp tác về khoa học, công nghệ.

Đối tác chiến lược (tiếng Anh: strategic partnership), hay còn được gọi là liên minh chiến lược (tiếng Anh: strategic alliance), là một mối quan hệ giữa hai doanh nghiệp thương mại, thường được chính thức hóa bằng một hoặc nhiều hợp đồng kinh doanh. Quan hệ đối tác chiến lược thường không giống như mối quan hệ đối tác hợp pháp, đại lý hoặc công ty liên kết. Quan hệ đối tác chiến lược có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau từ thỏa thuận bắt tay, biên bản ghi nhớ (MOU) cho đến liên minh nhóm cổ phần, hình thành liên doanh hoặc sở hữu chéo lẫn nhau.

Ngày nay, thuật ngữ này còn dùng để chỉ những quan hệ kinh tế-quốc tế trên trường quốc tế và mối quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau, điển hình như chiến lược ngoại giao Việt Nam mở rộng các đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với nhiều nước. Đối tác chiến lược toàn diện trong trường hợp này là sự hợp tác liên quan đến chính trị, an ninh của một quốc gia. Còn quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia, việc hợp tác được phân định từ thấp đến cao bao gồm các mức đối tác, đối tác toàn diện và đối tác chiến lược.

Trong kinh doanh[sửa | sửa mã nguồn]

Đối tác chiến lược trong kinh doanh là mối liên kết giữa hai doanh nghiệp, thường được giao kết bởi các hợp đồng kinh doanh có pháp lý rõ ràng, cùng thực hiện hướng tới mục tiêu kinh doanh chung. Khi hai doanh nghiệp là đối tác chiến lược của nhau, họ sẽ cùng nhau phát triển một lĩnh vực nào đó. Ví dụ như mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thương mại, họ sẽ cùng quảng cáo, tiếp thị để cùng tạo nên một thương hiệu sản phẩm. Mối quan hệ giữa một công ty sản xuất, chuyên cung cấp kỹ thuật, sản xuất hợp tác với một doanh nghiệp quy mô nhỏ để tạo ra một sản phẩm chuyên ngành mới. Trái ngược là đối tác tiềm năng là các đối tác phù hợp với mục đích hợp tác của doanh nghiệp, hiện tại chưa hợp tác nhưng trong tương lai nếu cơ hội hợp tác đến thì sẽ tạo nên nhiều lợi thế cho cả hai bên.

Thông thường, hai công ty hình thành quan hệ đối tác chiến lược khi mỗi công ty sở hữu một hoặc nhiều tài sản kinh doanh hoặc có thế mạnh chuyên môn sẽ giúp đỡ bên kia bằng cách nâng cao hoạt động kinh doanh. Điều này cũng có thể có nghĩa là một công ty đang giúp công ty kia mở rộng thị trường của họ sang các thị trường khác, bằng cách giúp đỡ một số chuyên môn. Các quan hệ đối tác chiến lược có thể phát triển trong các mối quan hệ thuê ngoài nơi Các bên mong muốn đạt được lợi ích và sự đổi mới "đôi bên cùng có lợi" (Win-Win) lâu dài dựa trên kết quả mong muốn của cả hai bên. Dù hợp đồng kinh doanh có được ký kết, giữa hai bên hay không, mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa các đối tác là không thể thiếu.

Đối tác phát triển toàn diện là gì?

Đối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược...

Việt Nam kỹ đối tác chiến lược toàn diện với bao nhiêu nước?

Tính tới 27/11/2023, hiện Việt Nam có: 6 Đối tác Chiến lược Toàn diện; 18 Đối tác Chiến lược (bao gồm cả 6 Đối tác Chiến lược Toàn diện) và 12 Đối tác Toàn diện.

Việt Nam hợp tác toàn diện với bao nhiêu nước?

Việt Nam hiện nay, dưới chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến nay đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 trong 200 quốc gia trên toàn thế giới; thiết lập khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đối tác chiến lược và toàn diện, tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam cùng các nước nâng tầm hợp tác vì lợi ích ...

Nước ta có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên thế giới?

Với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Tonga, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với tổng cộng 193 quốc gia trên thế giới.