Đối tượng áp dụng của Luật phòng cháy chữa cháy được quy định tại Điều 2 như thế nào

Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. Phòng cháy là các việc làm nhằm ngăn chặn, hạn chế, không cho nảy sinh hiểm họa cháy nổ, chữa cháy là xử lý kịp thời đám cháy đã xảy ra về cả hiện trường và hậu quả. Từ đó, có thể khái quát lên phòng cháy, chữa cháy là một tập hợp các giải pháp mang tính kỹ thuật, có liên quan tới việc loại trừ, hạn chế tới mức tối thiểu các nguy cơ cháy nổ, hoả hoạn, đồng thời nhanh chóng dập tắt đám cháy, ngăn chặn cháy lan và xử lý thiệt hại về người và tài sản. 

Theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001 sửa đổi năm 2013, đối tượng áp dụng đối với Luật phòng cháy chữa cháy là cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Căn cứ tại Điều 4, Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001 sửa đổi năm 2013, việc phòng cháy, chữa cháy phải tuân thủ 04 nguyên tắc sau: 

- Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

- Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.

- Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.

- Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.

Với các nguyên tắc trên, Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001 sửa đổi năm 2013 quy định cụ thể về trách nhiệm phòng cháy, chữa cháy của các cá nhân, cơ quan, tổ chức tại Điều 5 như sau: 

- Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.

Trong đó, cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã).

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình, cụ thể: 

+ Chủ hộ gia đình có trách nhiệm: 

a) Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; 

b) Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ; 

c) Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ. 

+ Cá nhân có trách nhiệm: 

a) Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; 

b) Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng; 

c) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy; 

d) Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy; 

đ) Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân.

Điều 8, Thông tư 149/2020/TT-BCA quy định kết quả kiểm tra phải thể hiện các nội dung cơ bản như : phạm vi được kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; ghi nhận và đánh giá các điều kiện không bảo đảm dẫn đến nguy cơ mất an toàn, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy (nếu có), đề xuất các biện pháp khắc phục, xử lý nguy cơ mất an toàn, vi phạm về phòng cháy và chữa cháy; các nội dung khác có liên quan (nếu có).

- Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.

Điều 6, Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001 sửa đổi năm 2013 quy định các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.

- Bên cạnh đó, Cơ quan, tổ chức và hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức, thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kỹ năng về phòng cháy và chữa cháy.

- Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng về phòng cháy và chữa cháy vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.

Luật Hoàng Anh 

Mục lục bài viết

  • 1. Phòng cháy chữa cháy là gì?
  • 2. Mục tiêu của phòng cháy chữa cháy ?
  • 3. Ý nghĩa của công tác phòng cháy chữa cháy
  • 4. Khái niệm luật phòng cháy chữa cháy
  • 5. Pháp luật về phòng cháy chữa cháy
  • 6. Một số nội dung cơ bản của Luật phòng cháy chữa cháy
  • 6.1 Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy
  • 6.2 Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy
  • 6.3 Các hành vi bị nghiêm cấm
  • 6.4 Biện pháp cơ bản trong phòng cháy
  • 6.5 Trách nhiệm chữa cháy và tham gia chữa cháy

1. Phòng cháy chữa cháy là gì?

Phòng cháy chữa cháy là một tập hợp các giải pháp mang tính kỹ thuật, có liên quan tới việc loại trừ, hạn chế tới mức tối thiểu các nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn, đồng thời nhanh chóng dập tắt khi đám cháy xảy ra, ngăn chặn cháy lan và xử lý thiệt hại về người và tài sản.

Cụm từ này có thể hiểu đơn giản bằng cách chia rõ hai vế phòng cháy và chữa cháy. Phòng cháy là các việc làm nhằm ngăn chặn, hạn chế, không cho nảy sinh hiểm họa cháy nổ, chữa cháy là xử lý kịp thời đám cháy đã xảy ra về cả hiện trường và hậu quả.

2. Mục tiêu của phòng cháy chữa cháy ?

Mỗi tổ chức, cá nhân cần ý thức được tầm quan trọng của việc phòng cháy chữa cháy trong cuộc sống hàng ngày chứ không chỉ phó mặc trách nhiệm cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Cụ thể, trách nhiệm phòng cháy chữa cháy của từng đối tượng như sau:

Đối với lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng cháy chữa cháy cho người dân, hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy của các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn quản lý, xử lý đám cháy nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả ngay khi nhận được tin báo cháy.

Đối với các cơ quan, tổ chức: Người quản lý phải có trách nhiệm đứng ra phổ biến kiến thức về phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan, tổ chức, duy trì hoạt động của đội phòng cháy chữa cháy nội bộ theo quy định pháp luật, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành nội quy phòng cháy chữa cháy, luôn đảm bảo ngân sách đủ đáp ứng cho công tác phòng cháy chữa cháy được vận hành hiệu quả nhất.

Đối với các hộ gia đình: Mỗi hộ dân cần nắm được phòng cháy chữa cháy là gì, có ý thức chủ động hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra cháy nổ, trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy chuyên dụng trong nhà và phối hợp hiệu quả với các lực lượng phòng cháy chữa cháy khi có hỏa hoạn xảy ra.

3. Ý nghĩa của công tác phòng cháy chữa cháy

CHỦ ĐỘNG NẮM BẮT TÌNH HUỐNG KHI XẢY RA CHÁY

Có sự hiểu biết về các phương pháp phòng cháy, chữa cháy sẽ giúp bạn có thể chủ động nắm bắt được tình hình, cách phòng tránh cháy nổ. Trong tình hình xảy ra hỏa hoạn có thể bình tĩnh xử lý, đảm bảo an toàn cho chính bản thân cũng như người thân.

Ý NGHĨA PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TRONG CƠ QUAN XÍ NGHIỆP LÀ GẮN KẾT CỘNG ĐỒNG

Không chỉ hạn chế rủi ro không mong muốn, phòng cháy chữa cháy còn mang ý nghĩa tích cực đó là để con người trong tập thể, cộng đồng gắn kết với nhau. Qua các buổi tập huấn không chỉ nâng cao kiến thức cần thiết về phòng chống cháy nổ mà còn giúp mọi người trong tập thể trở nên gần gũi, cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau, tăng tình đoàn kết cộng đồng.

VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY GIÚP HẠN CHẾ THIỆT HẠI VỀ NGƯỜI VÀ CỦA

Ý nghĩa của phòng cháy chữa cháy là giúp ngăn chặn các vụ cháy nổ xảy ra. Mọi người có thể hiểu rõ những nguyên nhân nào dẫn đến cháy, cách nào hạn chế thấp nhất lửa lan rộng, dập lửa đúng cách để không bùng phát trở lại. Bằng cách tìm hiểu kỹ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy có thể tránh được những trường hợp xấu xảy ra, trong tình huống nguy cấp có thể giảm thiết hạn về người và tài sản của cá nhân, công ty, cộng đồng xã hội

Bên cạnh đó, có kiến thức, sự am hiểu thông tin về phòng cháy, chữa cháy giúp ngăn chặn kẻ xấu lợi dụng cơ hội cháy nổ để vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người khác.

Vai trò và tầm quan trọng của công tác phòng cháy chữa cháy trong tình hình hiện nay

Ý nghĩa phòng cháy chữa cháy sẽ không đầy đủ nếu như thiếu các thiết bị phòng chống cháy nổ cơ bản để đảm bảo an toàn trong trường hợp nguy cấp.

Các thiết bị phòng cháy nổ và chữa cháy đóng vai trò vô cùng to lớn, hỗ trợ xử lý các đám cháy hiệu quả, ngăn ngừa, hạn chế đám cháy lan rộng cũng như bảo vệ tính mạng, tài sản.

4. Khái niệm luật phòng cháy chữa cháy

Luật phòng cháy và chữa cháy là đạo luật quỳ định về các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Luật phòng cháy và chữa cháy được ban hành là nhằm tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ tính mạng, sức khoẻ con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân; bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trất tự an toàn xã hội. Trước đó hình thức văn bản có hiệu lực pháp luật cao nhất là Pháp lệnh quy định việc quản lí nhà nước đối với công tác phòng cháy, chữa cháy được ban hành từ năm 1961.

5. Pháp luật về phòng cháy chữa cháy

Phạm vi điều chỉnh của Luật phòng cháy và chữa cháy là các hoạt động về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Theo đó, đối tượng áp dụng là mọi cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống tại

Việt Nam, phải tuân thủ các quy định của Luật này và các quy định pháp luật có liên quan; trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật này, thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó. Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, công tác phòng cháy, chữa cháy giữ một vị trí rất quan trọng, liên quan và gắn bó mật thiết tới mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống của con người. Việc đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy là bảo vệ trực tiếp tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân; thiết thực góp phần ổn định và phát triển sản xuất, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Để tổ chức thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy, ngày 04.10.1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Lệnh số 54/LCT công bố Pháp lệnh quy định việc quản lí nhà nước đối với công tác phòng cháy, chữa cháy. Tiếp sau đó, nhiều văn bản pháp luật của các cấp có thẩm quyền được ban hành để điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy. Để quản lí lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy bằng pháp luật theo yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phù hợp yêu cầu tự nhiên của quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay, cần thiết phải ban hành Luật phòng cháy và chữa cháy tạo cơ sở pháp lí cơ bản cho lĩnh Vực | phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam. Luật phòng | cháy và chữa cháy là văn bản pháp luật đầu tiên g | nước ta quy định tương đối có hệ thống, toàn diện, | đầy đủ các vấn đề có liên quan đến hoạt động | phòng cháy, chữa cháy. | Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001 gồm | Lời nói đầu, 9 chương và 65 điều với những nội dung cơ bản sau: Chương l - Những quy định chung: gồm 13 điều, trong đó đáng chú ý là các quy định về nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy; trách nhiệm phòng cháy, chữa cháy của công dân, tổ chức; chính sách đối với người tham gia chữa cháy và các hành vi bị nghiêm cấm. Chương II - Phòng cháy: gồm 16 điều, quy định các vấn đề về biên pháp cơ bản trong phòng cháy; phòng cháy đối với nhà ở và khu dân cư, phòng cháy phương tiện giao thông cơ giới, rừng; phòng cháy đối với đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao... Chương II - Chữa cháy: gồm 13 điều, quy định những vấn đề cơ bản về biện pháp chữa cháy; huy động lực lượng, phương tiện để chữa cháy, ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người, phương tiện tham gia chữa cháy, khắc phục hậu quả vụ cháy... Chương IV - Tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy: gồm 7 điều, quy định các vấn đề về lực lượng phòng cháy và chữa cháy; thành lập, quản lí, chỉ đạo đội dân phòng và đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở; tổ chức lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; chức năng, nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy,... Chương V - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy: gồm 4 điều, quy định các vấn đề về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, thôn, ấp, bản, tổ dân phố, hộ gia đình, các loại rừng, phương tiện và giao thông cơ giới; trang bị phương tiện cho lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; quản lí và sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy; sản xuất, nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Chương VI - Đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy: gồm 3 điều, quy định về các vấn đề về nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy; ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy; khuyến khích đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Chương VỊI - Quản lí nhà nước về phòng cháy và chữa cháy gồm: 5 điều, quy định về các vấn đề như nội dung quản lí nhà nước về phòng cháy và chữa cháy; cơ quan quản lí nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; thanh tra phòng cháy và chữa cháy; quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra; quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện. Chương VIII - Khen thưởng và xử lí vi phạm, gồm 2 điều. Chương IX - Điều khoản thi hành gồm 2 điều.

6. Một số nội dung cơ bản của Luật phòng cháy chữa cháy

6.1 Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy

Theo Điều 4 của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy như sau:

1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.

3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.

4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.

6.2 Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy

Theo Điều 5của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định

1. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.

3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.

4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.

6.3 Các hành vi bị nghiêm cấm

Theo Điều 13 của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định các hành vi sau bị nghiêm cấm:

1. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

2. Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

3. Lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.

4. Báo cháy giả.

5. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy đã được Nhà nước quy định.

6. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

7. Làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn và lối thoát nạn.

8. Các hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

6.4 Biện pháp cơ bản trong phòng cháy

Theo Điều 14 của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định 02 biện pháp sau:

1. Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy.

2. Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.

6.5 Trách nhiệm chữa cháy và tham gia chữa cháy

Theo Điều 33 của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định

1. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy nhanh nhất và chữa cháy; cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân gần nơi cháy phải nhanh chóng thông tin và tham gia chữa cháy.

2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy khi nhận được tin báo cháy trong địa bàn được phân công quản lý hoặc nhận được lệnh điều động phải lập tức đến chữa cháy; trường hợp nhận được thông tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý thì phải báo ngay cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy nơi xảy ra cháy, đồng thời phải báo cáo cấp trên của mình.

3. Các cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan hữu quan khác khi nhận được yêu cầu của người chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng điều động người và phương tiện đến nơi xảy ra cháy để phục vụ chữa cháy.

4. Lực lượng công an, dân quân, tự vệ có trách nhiệm tổ chức giữ gìn trật tự, bảo vệ khu vực chữa cháy và tham gia chữa cháy.

Luật Minh KHuê (tổng hợp & phân tích)