Dự báo giá thịt lợn cuối năm 2022

Ngành chăn nuôi trong năm 2021 đã trải qua nhiều khó khăn lớn vì dịch bệnh. Giá thịt heo hơi trong nước có thời điểm xuống tới ngưỡng 35.000 đồng/kg khiến nông dân chăn nuôi thua lỗ.

Dự báo giá thịt lợn cuối năm 2022
Ảnh minh hoạ.

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, đến nay khó khăn với người chăn nuôi cơ bản cũng đã được tháo gỡ. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp nên giá thức ăn chăn nuôi tăng hơn 20%, thuốc thú y tăng đến 180% nên chi phí chăn nuôi cũng bị đẩy lên cao.

Trước đây, vào những tháng cuối năm các công ty chế biến tăng cường thu mua để chuẩn bị cho đợt hàng phục vụ lễ tết nên giá các loại thực phẩm cũng tăng cao hơn. Tuy nhiên năm nay, giá thịt những ngày qua có tăng so với những tháng trước, nhưng không đáng kể.

Với việc dịch tả heo Châu Phi đang có diễn biến phức tạp tại một số địa phương và phần lớn các cơ sở chăn nuôi đều đang chịu lỗ. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, nhiều cơ sở chăn nuôi sẽ phải dừng nuôi, để trống chuồng trước lo ngại về sự bùng phát của dịch bệnh trên diện rộng.

Các chuyên gia ngành chăn nuôi nhận định, giá heo hơi nhiều khả năng sẽ còn giảm hoặc duy trì ở mức thấp trong quý I/2022 khi mà lo ngại về những biến thể mới của Covid-19 sẽ khiến cho các biện pháp chống dịch được siết chặt, các bếp ăn công nghiệp, trường học chưa được hoạt động bình thường...

Năm 2022, ngành chăn nuôi đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt từ 4 - 5%; sản lượng thịt các loại đạt khoảng 6,44 triệu tấn, tăng khoảng 4%; sản lượng trứng đạt khoảng 16,7 tỉ quả và sản lượng sữa đạt khoảng 1,3 triệu tấn.

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), đến thời điểm hiện nay đàn heo cả nước vẫn được duy trì 28,1 triệu con, đàn trâu, bò khoảng 8,8 triệu con. Tổng sản lượng thịt các loại năm 2021 đạt khoảng 6,2 triệu tấn, trong đó thịt heo đạt khoảng 3,82 triệu tấn (tăng 6,1%); thịt gia cầm đạt khoảng 1,7 triệu tấn (tăng 5,8%), thịt gia súc ăn cỏ đạt khoảng 0,68 triệu tấn (tăng 6%), sản lượng trứng khoảng 16 tỉ quả (tăng 7,5%), sản lượng sữa khoảng 1,2 triệu tấn (tăng 11,5%).

Minh Đức

Thứ năm, 06/01/2022 - 12:08 PM

Dự báo giá thịt lợn cuối năm 2022
Giá thịt lợn tại nhiều tỉnh, thành phố đang tăng trở lại.

Theo khảo sát thị trường những ngày đầu năm 2022, hiện các tỉnh miền Bắc có nguồn cung lợn hơi dồi dào, nên giá cao nhất đạt 48.000 đồng/kg, và chỉ 3 tỉnh duy trì được mức giá này là: Ninh Bình, Hà Nam, và Thái Nguyên.

Tại một số địa phương, giá lợn hơi giảm còn 45.000 đồng/kg (Phú Thọ), 46.000 đồng/kg (Tuyên Quang). Các tỉnh, thành phố còn lại của miền Bắc, giá lợn hơi xung quanh mức 46.000 - 47.000 đ/kg và đây là mức giá phổ biến nhất tại vùng đồng bằng sông Hồng.

Tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, giá lợn hơi phổ biến ở mức 47.000-48.000 đ/kg. Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), đà giảm liên tục trong 2 tuần vừa qua khiến giá lợn hơi ở hầu hết các tỉnh bán ra ở mức dưới chi phí sản xuất. 

Nhận định về thực trạng này tại Hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2021 và dự báo 2022”, bà Hoàng Thị Vân - Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) cho rằng: Giá lợn hơi có thể tăng trở lại, nhưng không thể vượt quá ngưỡng 65.000 đ/kg bởi chưa có yếu tố nào tác động tới đầu cầu, để tăng sức mua.

Bà Vân lấy dẫn chứng về việc giá lợn hơi biến động mạnh qua các tháng trong năm 2021. Cụ thể, trong tháng 1/2021, giá lợn hơi tăng mạnh (trung bình khoảng 9.000-11.500 đ/kg) so với tháng 12/2020. Sau đó, từ tháng 2/2021 đến tháng 10/2021, giá lợn hơi trong nước có diễn biến giảm liên tục qua các tháng, trung bình từ 79.000-82.000 đồng/kg giảm xuống mức 40.500- 42.500 đồng/kg (tùy từng địa phương).

Trong 2 tháng cuối năm 2021, giá lợn hơi có xu hướng tăng trở lại, đạt trung bình 49.000-49.500 đ/kg vào tháng 12/2021, mức giá này giảm 29,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Dự báo giá thịt lợn cuối năm 2022
Giá thịt lợn thường có xu hướng tăng mạnh vào dịp Tết nguyên đán.

Tính theo khu vực, bà Vân nhận định khu vực miền Bắc trong năm 2021, giá lợn hơi có diễn biến giảm dần qua các tháng (từ tháng 2/2021 đến tháng 10/2021). Sau khi tăng trở lại, giá lợn hơi ở khu vực miền Bắc trung bình tháng 12/2021 ở mức 49.500 đồng/kg, giảm 39,63% so với tháng 1/2021.

Mức giá lợn hơi tại khu vực miền Bắc trung bình trong năm 2021 khoảng 62.200 đồng/kg, giảm 24,39% so với năm 2020. Giá lợn hơi ở mức thấp kéo theo giá thịt lợn bán lẻ ở miền Bắc cũng giảm.

Tại khu vực miền Nam, tương tự diễn biến giá lợn hơi tại miền Bắc trong năm 2021, giá lợn hơi tại khu vực miền Nam giảm mạnh qua các tháng (từ tháng 2/2021 đến tháng 10/2021). Sau khi tăng trở lại, giá lợn hơi khu vực miền Nam trung bình tháng 12/2021 ở mức 49.000 đồng/kg, giảm 37,97% so với tháng 1/2021.

Mức giá lợn hơi tại khu vực miền Nam trung bình trong năm 2021 là 61.900 đồng/kg, giảm 23,7% so với năm 2020.

Một số khó khăn được bà Vân đưa ra, khiến giá lợn hơi khó tăng đột biến, là mức giá hiện tại thấp dù chưa đầy một tháng nữa đến Tết nguyên đán; dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn, khiến dịch bệnh tái bùng phát trở lại có nguy cơ xảy ra.

“Với diễn biến giá lợn hơi ở mức thấp như hiện nay, người chăn nuôi đang gặp rất nhiều khó khăn khi chi phí phòng dịch và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao", bà Vân chia sẻ.

Cũng theo chuyên gia này, giá thịt lợn trên thị trường trong tháng 11 và tháng 12/2021 có xu hướng tăng trở lại do sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội, các nhà máy chế biến hoạt động bình thường trở lại, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn phục hồi.

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, tổng đàn lợn của cả nước duy trì ổn định ở mức khoảng 28 triệu con, trong đó có gần 3 triệu lợn nái. Bà Vân cho rằng, với cơ cấu này, Việt Nam có thể chủ động nguồn thực phẩm cho dịp cuối năm nếu kiểm soát tốt dịch bệnh ở người và động vật.

Tin từ Bộ Công Thương, từ đầu tháng 8/2021 đến nay, giá lợn hơi trong nước tiếp tục xu hướng giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tiêu thụ giảm, trong khi nguồn cung phục hồi.

Giá lợn sống trên toàn quốc hiện dao động trong khoảng 51.000-55.000 đồng/kg, giảm 2.000-3.000 đồng/kg so với cuối tháng 7/2021, là mức thấp nhất kể từ giữa năm 2019.

Dự báo giá thịt lợn cuối năm 2022
Giá thịt lợn hơi tiếp tục giảm

Tương tự, giá gà thịt tại các tỉnh, thành phố phía Nam cũng có xu hướng giảm mạnh, nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 nên nhu cầu giảm, việc vận chuyển cũng gặp khó khăn.

Điều đáng nói, dù giá lợn sống giảm mạnh, nhưng giá thịt lợn tại các cửa hàng thịt, siêu thị mini, chợ truyền thống và các siêu thị vẫn cao do các chi phí liên quan đồng loạt tăng, đặc biệt là chi phí vận chuyển.

Các lệnh hạn chế nhằm kiểm soát sự lây lan dịch Covid-19 tại TP HCM khiến đầu ra của các trại nuôi lợn tại Đồng Nai gặp khó. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao khiến nhiều hộ phải bán sớm cắt lỗ. Dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng tới việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, đẩy giá cám lên cao, ảnh hưởng tới quá trình chăn nuôi, làm chậm lại nỗ lực khôi phục đàn lợn.

Theo Bộ Công Thương, từ nay đến cuối năm 2021, dịch tả lợn châu Phi còn xảy ra ở một số địa phương và những nơi dịch đã được khống chế vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại; trong khi chi phí sản xuất, chi phí trung gian, giá thành sản phẩm chăn nuôi trong nước vẫn ở mức cao… sẽ ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi trong nước sau khi sản lượng thịt gia súc, gia cầm tăng trong 6 tháng đầu năm.

Còn theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng sản lượng thịt gia súc và gia cầm đạt 3.226,3 nghìn tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, sản lượng thịt bò xuất chuồng đạt 231 nghìn tấn, tăng 2,5%; sản lượng thịt trâu xuất chuồng đạt 60,9 nghìn tấn, giảm 3,1%; sản lượng thịt lợn xuất chuồng đạt 2.002,2 nghìn tấn, tăng 11,6%; sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng đạt 932,2 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, sản lượng thịt gia súc và gia cầm trong quý III/2021 đạt khoảng 1.387,6 nghìn tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, sản lượng thịt bò đạt khoảng 91 nghìn tấn, tăng 6,9%; sản lượng thịt trâu đạt khoảng 19,6 nghìn tấn, giảm 2%; sản lượng thịt lợn đạt khoảng 884 nghìn tấn, tăng 4,5%; sản lượng thịt gia cầm đạt khoảng 393 nghìn tấn, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi 6 tháng cuối năm 2021 được dự báo sẽ giảm so với 6 tháng đầu năm 2021.

Đáng chú ý, mặc dù quy mô chăn nuôi lợn của Việt Nam đã gần phục hồi bằng mức trước dịch tả lợn, nhưng Việt Nam sẽ tiếp tục nhập khẩu thịt lợn do vẫn còn thâm hụt cung - cầu.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 379,64 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 750,7 triệu USD, tăng 23,9% về lượng và tăng 53,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, giá nhập khẩu bình quân đạt 1.977 USD/tấn, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2020.

Bộ Công Thương cho hay, hiện Nga vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam với 33,86 nghìn tấn, trị giá 93,38 triệu USD, tăng tới 414,1% về lượng và tăng 405% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, giá nhập khẩu trung bình đạt 2.757 USD/tấn, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Anh Tuấn

Dự báo giá thịt lợn cuối năm 2022

Giá heo hơi bán tại chuồng đã giảm rất mạnh nhưng giá thịt heo bán lẻ vẫn cao ngất ngưởng do chi phí ở khâu phân phối quá lớn.