Giới thiệu về văn hóa quê hương hải dương năm 2024

Trong dòng chảy lịch sử ấy, Hải Dương luôn là cửa ngõ phía Đông của kinh thành Thăng Long nên thường được gọi là xứ Đông, tỉnh Đông. Truyền thống văn hoá từ xa xưa đã đắp bồi nên tâm hồn, cốt cách con người xứ Đông hiếu học và khoa bảng, anh hùng và nhân nghĩa…, là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi nuôi dưỡng và tỏa sáng nhiều tài năng lỗi lạc của đất nước như: Người khởi đầu cho thời kỳ khôi phục và xây dựng nền độc lập sau hàng ngàn năm Bắc thuộc - Khúc Thừa Dụ, Thiên tài quân sự, anh hùng dân tộc - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới - Nguyễn Trãi, “Vạn thế sư biểu” - Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên - Mạc Đĩnh Chi, Đại danh y Tuệ Tĩnh, nữ tiến sĩ đầu tiên của nước ta Nguyễn Thị Duệ…

Trong thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống yêu nước của nhân dân Hải Dương càng được phát huy mạnh mẽ. Là địa phương sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê-nin và đường lối cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Hải Dương đã xây dựng và phát triển phong trào cách mạng mạnh mẽ, góp phần cùng quân và dân cả nước giành độc lập, tự do cho dân tộc, thống nhất đất nước; cùng cả nước bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc.

Trong thực tiễn xây dựng và chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước, nhân dân Hải Dương đời sau nối tiếp đời trước đã sáng tạo không gian văn hóa độc đáo: quần thể di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương, những áng thơ văn, làn điệu chèo, ca trù, hát đối, chầu văn, múa rối nước,... được bảo tồn, giữ gìn và phát triển. Truyền thống lịch sử và cách mạng vẻ vang cùng những giá trị văn hóa đặc sắc được kết tinh trên mảnh đất xứ Đông đã trở thành nền tảng, tiền đề quan trọng cho quá trình đổi mới, phát triển Hải Dương trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Năm 1968, để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam, ngày 26-01, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 504 hợp nhất tỉnh Hải Dương với tỉnh Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng. Trong 29 năm hợp nhất với tỉnh Hưng Yên anh em, trải qua 7 kỳ đại hội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Hưng đã luôn đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị đề ra, thực hiện tốt nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa chiến đấu và cùng nhau chung sức, chung lòng xây dựng tỉnh Hải Hưng phát triển.

Đến năm 1996, để phù hợp với cơ chế quản lý mới trong giai đoạn đẩy mạnh cải cách, mở cửa nhằm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước; Quốc hội khóa 9 tại kỳ họp thứ 10 ngày 06-11 đã thông qua Nghị quyết về việc tách và điều chỉnh địa giới một số tỉnh, trong đó có Hải Hưng. Ngày 01-01-1997, tỉnh Hải Dương và Hưng Yên được tái lập như trước khi hợp nhất.

Sau khi chia tách, điều chỉnh địa giới và nâng cấp một số đơn vị hành chính, đến nay tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chính, gồm: thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và 10 huyện (Nam Sách, Thanh Hà, Kinh Môn, Kim Thành, Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Miện).

20 năm tái lập - Những kết quả phát triển kinh tế - xã hội

Trong những ngày đầu tái lập, Hải Dương có những thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu hụt về nhân lực sau khi chia tách tỉnh, thiếu nguồn lực để đầu tư cải tạo kết cấu hạ tầng. Về kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất còn thấp. Hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn chưa phát triển, diện tích ruộng đất manh mún, phân tán. Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế còn thấp. Công nghiệp địa phương còn nhỏ về quy mô, lạc hậu về trình độ công nghệ, hiệu quả kinh doanh thấp. Công tác quản lý quy hoạch, phát triển đô thị, xây dựng còn nhiều hạn chế. Thu nhập bình quân đầu người thấp (năm 1997 là 2,9 triệu đồng), đời sống một bộ phận nhân dân rất khó khăn… An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiềm ẩn những diễn biến phức tạp. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Sau 20 năm tái lập tỉnh, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ, giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh, thành bạn; cùng với sự cố gắng, nỗ lực và tinh thần đoàn kết, sáng tạo, nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, Hải Dương đã đạt nhiều thành tựu nổi bật và toàn diện trên các lĩnh vực, từ một tỉnh thuần nông với xuất phát điểm kinh tế thấp, đến nay Hải Dương đã xây dựng được một nền tảng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ, vững chắc. Kinh tế hàng năm tăng trưởng cao hơn bình quân chung của cả nước (bình quân trong cả thời kỳ 1997-2016 đạt 9,3%/năm); năm 2016 quy mô kinh tế lớn gấp 17,2 lần năm 1997; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa (tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chuyển dịch từ 35,4% - 36,6% - 28,0% năm 1997 sang 15,7% - 53,1% - 31,2% năm 2016). Giai đoạn 2010-2015 đã thu hút được trên 135.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển. Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 9.500 doanh nghiệp hoạt động với tổng vốn đăng ký trên 72.000 tỷ đồng; có 10 khu công nghiệp đang xây dựng và hoạt động với tỷ lệ lấp đầy trên 60%. Nhiều sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, có chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường. Năm 2016, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 10.600 tỷ đồng, tăng hơn 26 lần so với năm 1997 (399,4 tỷ đồng), thu nhập bình quân đầu người đạt trên 46,5 triệu đồng, gấp 16 lần so với năm 1997 (2,9 triệu đồng). Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trưởng cao, năm 2016 đạt giá trị hơn 4,5 tỷ USD, cả giai đoạn 1997-2016 bình quân tăng 28,8%/năm,… Đây là những tiền đề quan trọng để từ năm 2017, Hải Dương thực hiện nhiệm vụ tự cân đối thu - chi và dần có đóng góp với ngân sách Trung ương.

Bên cạnh phát triển công nghiệp, Hải Dương luôn quan tâm, chú trọng đến phát triển nông nghiệp, nông thôn. Năm 2016, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt trên 136,3 triệu đồng/năm. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả tích cực; đến nay, bình quân chung toàn tỉnh đạt trên 15,6 tiêu chí/xã; đã có 86 xã đạt đủ 19 tiêu chí nông thôn mới. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên rõ rệt.

Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là khâu đột phá, nhiều công trình hạ tầng quan trọng có tác động tới phát triển liên vùng và phục đời sống dân sinh đã được tỉnh tập trung đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Dự án cầu Hàn, đường 62m kéo dài, nút giao lập thể tại Ngã Ba Hàng giữa Quốc lộ 5, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và đường tỉnh 390, đường 388 đoạn An Thái - Mạo Khê, mạng lưới giao thông nông thôn, đường ra đồng, mương máng thủy lợi, hệ thống cung cấp nước sạch đến 100% các xã, phường, thị trấn,... Một số dự án quan trọng khác đang được tích cực đầu tư như: Đường trục Bắc Nam, đường vào Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc,... đã và đang hình thành những tuyến giao thông huyết mạch kết nối trong tỉnh cũng như với các tỉnh, thành bạn trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, qua đó đã thúc đẩy giao thương, tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư và đẩy mạnh quá trình đô thị hóa; tạo động lực to lớn để Hải Dương phát triển mạnh mẽ.

Từ một thị xã nhỏ của những năm 90, đến nay Hải Dương đã được nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh và là đô thị loại 2; đang phấn đấu xây dựng để được công nhận là đô thị loại 1 trước năm 2020. Chí Linh đã trở thành thị xã - đô thị loại 3, hiện đang phấn đấu nâng cấp lên thành phố. Thị trấn Kinh Môn mở rộng được công nhận là đô thị loại IV, đang phấn đấu trở thành thị xã.

Các vấn đề văn hóa - xã hội đã từng bước được củng cố, phát triển. Công tác bảo tồn, trùng tu và phát huy giá trị các di sản văn hóa được thực hiện tốt, trong tổng số 2.207 di tích lịch sử văn hóa của tỉnh có 147 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 206 di tích cấp tỉnh; Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, một số cổ vật được công nhận là bảo vật Quốc gia (Trống đồng Hữu Chung, Bia Thanh Hư Động, Tháp Cửu phẩm liên hoa chùa Giám), cụm di tích An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương đang được đề nghị công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Năm 2016, toàn tỉnh đã đón khoảng 3,37 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 1,22 triệu lượt khách lưu trú. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” có bước phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, toàn tỉnh có 85% số gia đình văn hoá, 86,6% số làng, khu dân cư văn hóa; 85% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hoá. Phong trào thể dục, thể thao được quan tâm đầu tư phát triển, nhiều năm liền tỉnh đứng vị trí thứ 7 trong thể thao thành tích cao của cả nước.

Chất lượng giáo dục của Hải Dương luôn đạt thứ hạng cao, trong đó số lượng học sinh giỏi quốc gia đứng thứ 6, chất lượng giáo dục đại trà đứng thứ 2 toàn quốc; đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất trường, lớp học được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa. Đến nay, toàn tỉnh có 517 trường học đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 55,85%). Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì, tích cực mở rộng ngành nghề và hợp tác đào tạo, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực từng bước được nâng lên.

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ. Năm 2016, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 81%; đạt tỷ lệ 8,2 bác sĩ/vạn dân (năm 1997 là 3,2 bác sĩ), đạt 32,5 giường bệnh trên 1 vạn dân (năm 1997 là 20,5 giường bệnh).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đã thúc đẩy vấn đề giải quyết việc làm, hàng năm tạo việc làm mới cho trên 30.000 lao động, thu nhập của người lao động được cải thiện, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Đến nay, toàn tỉnh không còn hộ đói, trên 88% số hộ dân sử dụng nước sạch, 100% số hộ có điện sinh hoạt, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,09% (theo chuẩn mới). Chính sách xã hội được quan tâm, chăm lo, thực hiện đầy đủ và kịp thời; tuyệt đại đa số hộ gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình tại địa phương.

Các cấp uỷ đảng, chính quyền đã quán triệt và thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng - an ninh; thường xuyên chăm lo, xây dựng lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, giữ ổn định chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, phát hiện, giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp nảy sinh. Phong trào “Xây dựng làng an toàn, khu dân cư an toàn, cơ quan an toàn, doanh nghiệp an toàn về an ninh trật tự” do Hải Dương triển khai thực hiện là điển hình trong cả nước về đảm bảo an ninh trật tự ngay từ cơ sở.

Trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; tỉnh luôn quan tâm củng cố hệ thống chính trị, đổi mới phương thức và tăng cường năng lực lãnh đạo của các cấp uỷ đảng từ tỉnh đến cơ sở nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động được tỉnh thực hiện tích cực, có hiệu quả; nhất là thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Năm 1997, Đảng bộ tỉnh mới có trên 74.000 đảng viên sinh hoạt ở 775 chi, đảng bộ cơ sở thì đến tháng 6-2016, đã có trên 100.000 đảng viên sinh hoạt ở 795 chi, đảng bộ cơ sở (thuộc 16 đảng bộ huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy). Năm 2015, có 78,6% tổ chức cơ sở đảng được công nhận tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh.

Ghi nhận những thành tích và kết quả đã đạt được, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Dương đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý; đặc biệt trong dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh, Hải Dương rất vinh dự được đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất - phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước.

Những thành tựu đạt được sẽ tạo thế và lực mới thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển nhanh và bền vững. Đây cũng là thực tiễn sinh động thể hiện kết quả thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, chứng minh năng lực lãnh đạo, điều hành của Đảng bộ và chính quyền tỉnh trong 20 năm qua. Đồng thời, kết quả này cũng thể hiện những giá trị kết tinh từ sự nỗ lực, cố gắng, chung sức đồng lòng của nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Hải Dương trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương ngày một giàu đẹp, văn minh.

Xây dựng Hải Dương sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại

Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra mục tiêu tổng quát cho giai đoạn phát triển mới của tỉnh, đó là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; chủ động, sáng tạo đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khai thác, phát huy tốt lợi thế của tỉnh với vị trí nằm ở trung tâm của Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Thủ đô, có hạ tầng giao thông phát triển. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển nhanh các ngành có lợi thế, có giá trị gia tăng cao; chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và cải thiện môi trường đầu tư. Phát triển kinh tế nhanh đi đôi với phát triển văn hóa; cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân và gìn giữ, bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng, củng cố quốc phòng, quân sự địa phương; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu xây dựng Hải Dương sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, ngay trong năm 2016, Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã hoàn thành việc xây dựng, ban hành và đang tổ chức thực hiện Chương trình hành động với 8 đề án, 4 kế hoạch và 4 công trình trọng điểm trên các lĩnh vực nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, đề ra các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể trên từng lĩnh vực.

Giải pháp trọng tâm được tỉnh xác định là: Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội; huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo bước đột phá để phát triển kinh tế, nhất là hạ tầng then chốt và hạ tầng du lịch; đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong tổng sản phẩm địa phương; tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực và nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; đổi mới, tạo bước chuyển mạnh về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ; coi trọng công tác quy hoạch; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; thực hiện tốt Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; tăng cường quản lý sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh, phong phú; nâng cao chất lượng thông tin; phát triển văn học nghệ thuật tiên tiến, đậm nét văn hóa xứ Đông; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân; thực hiện hiệu quả các chính sách lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; giải quyết tốt các vấn đề việc làm, giảm nghèo theo hướng bền vững; củng cố vững chắc thế trận quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề liên quan đến an ninh nông thôn, về dân tộc, tôn giáo; đẩy mạnh cải cách tư pháp, tích cực thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao năng lực lãnh đạo, tính tiên phong, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng; giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ, trước hết trong cấp ủy và đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

Hải Dương có những di sản văn hóa gì?

Di tích, danh thắng.

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc. ... .

Khu di tích An Phụ- Kính Chủ-Nhẫm Dương. ... .

Văn miếu Mao Điền. ... .

Cụm di tích đền Xưa - chùa Giám - đền Bia. ... .

Đền thờ Chu Văn An. ... .

Chùa Thanh Mai. ... .

Đền Cao (An Lạc, Chí Linh) ... .

Đền thờ Khúc Thừa Dụ.

Hải Dương có bao nhiêu di tích cấp quốc gia đặc biệt?

Tỉnh hiện có 4 di tích và quần thể di tích quốc gia đặc biệt (gồm Côn Sơn - Kiếp Bạc, An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương, Văn miếu Mao Điền, đền Xưa - chùa Giám - đền Bia), 142 di tích quốc gia, 263 di tích cấp tỉnh; 11 bảo vật quốc gia; 11 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 2 Nghệ nhân Nhân dân và 32 Nghệ nhân Ưu tú ...

Hải Dương được mệnh danh là gì?

Xuất xứ tên gọi Hải Dương Dương (陽) là mặt trời. Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long. Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc. Vì vậy Hải Dương có nghĩa là "mặt trời biển Đông" hay "ánh sáng từ miền duyên hải (phía đông) chiếu về".

Hải Dương có những nghề truyền thống gì?

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương có trên 65 làng nghề truyền thống với các nghề: Mộc, cơ khí, thêu ren, gốm sứ, mây tre đan, dệt chiếu cói, trạm khắc đá, giầy da, kim hoàn chế tác vàng bạc, nấu rượu, sản xuất bún, bánh đa, sản xuất hương…