Hướng dẫn đi xe buýt cho người mới bắt đầu

Là sinh viên ngoại tỉnh, ai cũng đã từng 1 lần đi xe bus, nhưng bạn có thực sự hiểu về xe buýt không? Hướng dẫn cách đi xe bus cơ bản nhất mà không sợ nhầm tuyến

Để giúp các bạn có những kiến thức tốt khi đe xe bus, bài hôm nay học lái xe ô tô Hà Nội sẽ giới thiệu đến các bạn những kỹ năng giúp bạn đi xe bus an toàn mà hiệu quả nhất, tránh nhầm tuyến.

Những thông tin về tuyến xe buýt và cách đi xe buýt

Để có thể đi xe buýt hiệu quả, không bị nhầm tuyến xe bus, điều đầu tiên các bạn cần phải phân biệt được đó là tuyến xe số bao nhiêu. Số hiệu xe buýt được thể hiện trong vòng tròn ở đầu xe.

Hướng dẫn đi xe buýt cho người mới bắt đầu

Điểm đầu- điểm cuối: Đây là thông tin cho biết hành trình rút gọn của tuyến xe bus. Thông tin này được đặt sát cạnh với số hiệu tuyến xe bus

Thông tin tại các điểm dừng của xe buýt: Điểm dừng xe buýt là gì? điểm dừng xe buýt là những địa điểm cho phép xe buýt dừng đón và trả khách. Tại điểm dừng xe buýt có biển thông báo cho biết những tuyến xe đi qua điểm dừng đó cúng như lộ trình cụ thể của các tuyến xe đó để người đi lựa chọn tuyến xe cho phù hợp.

Thông tin tại nhà chờ các tuyến xe buýt

Tại nhà chờ xe buýt sẽ có những thông tin liên quan đến các tuyến xe buýt như những tuyến xe đi qua đó, lộ trình chi tiết của các tuyến xe. Ngoài ra còn có những thông tin liên quan khác như

  • Mạng lưới xe bus Hà Nội
  • Thông tin của các địa điểm bán vé xe buýt
  • Thông tin của các dịch vụ xe buýt khác liên quan

Thông tin trên Pano xe buýt

  • Lộ trình chi tiết tuyến xe
  • Các thông tin liên quan đến thời gian và tần suất của tuyến xe
  • Giá vé xe buýt (lượt và giá vé tháng)
  • Đường dây nóng của các tuyến xe bus

Các thông tin trên xe bus

Để giúp người đi xe bus nhận dạng được tuyến xe buýt chính xác, các tuyến xe buýt luôn được cung cấp thông tin đầy đủ nhất cho hành khách

  • Thông tin trên đầu và ở cuối xe: Số hiệu tuyến xe, lô trình tuyến xe buýt được rút gọn cò điểm đầu và điểm cuối
  • 2 bên sườn xe: số điện thoại đường dây nóng, giá vé xe cũng như lộ trình chi tiết của tuyến
  • Trong xe: Lộ trình tuyến xe, giá vé và quan trọng hơn đó là những nội quy khi đi xe bus

Tham khảo: thi bằng lái xe b2 – 2,9 triệu đồng – học bằng lái xe b2 – 5,5 triệu đồng

Cách đi xe bus hiệu quả nhất

Sâu đây là một vài điểm bạn cần phải lưu ý khi đi xe buýt. Chúc sẽ hữu ích rất nhiều cho bạn đó

Hướng dẫn đi xe buýt cho người mới bắt đầu

  • Đợi xe buýt tại các điểm dừng của xe bus như nhà chờ hay điểm dừng xe buýt.
  • Lựa chọn tuyến xe bus phù hợp thông qua lộ trình xe buýt. Lưu ý việc đúng lộ trình chiều đi hoặc chiều về, tránh đi nhầm chiều
  • Chú ý lên xe bằng cửa trước và cửa sau là để xuống xe
  • Cầm sẵn vé tháng khi bạn lên xe, mua vé lượt khi có yêu cầu của người soát vé. Vé lượt chỉ có giá trị sử dụng khi bạn đang ngồi trên xe hay khi chưa kết thúc lộ trình 1 lượt của tuyến xe
  • Ngồi đúng ghế, nếu đứng thì phải bám vào các móc treo để đảm bảo an toàn khi xe phanh
  • Khi muốn xuống, hãy bấm các còi báo xin xuống. Đồng thời khi xuống, hãy chờ xe dừng hẳn đê tránh vấp ngã.

Lưu ý: Khi đi xe buýt hãy mang theo tiền lẻ nếu bạn không có vé tháng, giữ đồ cần thận vì tình trạng móc túi tại một vài tuyến xe là khá nhiều.

Hướng dẫn đi xe buýt cho người mới bắt đầu

Trên đây là những thông tin sẽ giúp ích cho bạn đi xe bus an toàn mà trường dạy lái xe ô tô 83 chia sẻ với các bạn. Đừng quên xây dựng văn hóa giao thông đẹp khi đi xe bus bằng việc thực hiện nội quy xe buýt các bạn nhé. Chúc bạn tham gia giao thông an toàn.

TT - Là người chọn xe buýt làm phương tiện đi lại, tôi thấy đi xe buýt rất tiện lợi. Tuy nhiên, nếu ai chưa có kinh nghiệm đi xe buýt sẽ gặp nhiều phiền phức như đón xe lâu, tốn tiền khi phải sang nhiều chuyến xe... Sau đây là kinh nghiệm đi xe buýt của tôi:

1.Ở các nhà sách đều có bán bản đồ các tuyến xe buýt trong thành phố (chỉ rõ tuyến số mấy, đi từ đâu tới đâu). Bạn mua bản đồ này và nghiên cứu kỹ xem mình phải đi tuyến xe buýt số mấy, đón trạm nào, dừng trạm nào, sang xe tuyến số mấy và cần sang mấy tuyến xe từ nhà tới chỗ làm hoặc trường học. Bạn nên lên luôn ba bốn hướng đi, chứ không nên chỉ có một hướng duy nhất.

2.Vé tháng là tiết kiệm nhất, đặc biệt vé tháng xe liên tuyến. Mua vé liên tuyến bạn có thể đi bất kỳ xe buýt nào và đi bao nhiêu lần cũng được (trong một tháng).

3.Không nhất thiết phải đi một tuyến cố định. Nếu trạm bạn đón xe có thể đón nhiều tuyến khác nhau mà vẫn đi qua nơi bạn cần đến thì không có xe này cứ lên xe khác. Sau đó, bạn có thể đổi hai hoặc ba tuyến xe để đi đến đích.

4.Xin bảng giờ chạy xe tại các nơi bán vé tháng để ra trạm đón xe trước 5-10 phút. Đừng đến trạm quá khít giờ để phòng hờ xe chạy sớm hơn một chút.

5.Nếu thấy xảy ra kẹt xe lớn thì ngay lập tức xuống xe buýt đi bộ khỏi chỗ kẹt xe rồi đón xe khác. Đi bộ lên thêm hai, ba trạm, đặc biệt là ở các ngã ba, ngã tư sẽ giúp bạn đón được nhiều xe nhanh hơn, thay vì cứ đứng chờ ở một trạm ít xe đi qua.

6.Bắt buộc phải ngoắc xe khi thấy xe từ xa. Nhiều người cứ nói xe không dừng đón họ, thật ra họ cứ chờ xe dừng không ngoắc hoặc đợi xe kế bên mới ngoắc, tài xế không kịp thắng sẽ chạy luôn.

7.Khi gần tới trạm phải len ra cửa và nói lớn cho tiếp viên biết bạn muốn ghé trạm. Rất nhiều bạn sinh viên, học sinh cứ nói chuyện, đọc sách, khi gần tới trạm không chịu la lên cho tiếp viên biết nên không xuống xe được phải đi bộ ngược lại rất xa.

8.Tiền bạc, tư trang phải cất kỹ trong cặp, túi xách. Đừng vừa nói điện thoại vừa bước xuống xe hay lên xe, vì như vậy rất dễ bị giật dọc... Ai mời bạn ăn uống trên xe thì đừng nhận lời và tránh nói chuyện với người lạ.

9.Nếu tiếp viên hay tài xế thô lỗ khi bạn đi vé tháng, hoặc bạn đã ngoắc mà không dừng xe thì đừng cãi nhau vô ích! Hãy ghi lại số xe, giờ chạy, hướng chạy rồi gọi điện thoại lên trung tâm xe buýt mắng vốn.

10.Khi lên xe đưa vé tháng hay đưa tiền xong nên nhanh chóng tìm chỗ ngồi hoặc đi vào phía trong xe. Rất nhiều bạn lên xe cứ đứng ngay kế bên cửa vừa cản đường người khác lên xuống vừa dễ cho bọn móc túi giật dọc. Ngoài ra, các chị có em bé đi kèm thì nên ôm em bé vào lòng, vừa tiết kiệm chỗ ngồi cho người khác vừa đảm bảo em bé không bị va đập khi xe chạy.