Hướng dẫn điều trị hiv bộ y tế

Văn bản mới nhất hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS, 3047/QĐ-BYT, ngày 22 tháng 07 năm 2015

Ngày đăng: 03-04-2016

9,697 lượt xem

Để biết các thông tin cập nhập mới nhất về chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS do BỘ Y TẾ ban hành.

Hãy CLICK: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS, 3047/QĐ-BYT, ngày 22 tháng 07 năm 2015

Điều trị bằng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) ở người nhiễm HIV ngày càng được mở rộng và có thêm nhiều bằng chứng khoa học về hiệu quả của điều trị ARV. Khi người nhiễm HIV điều trị ARV tuân thủ điều trị tốt, không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân mà còn giảm lây truyền HIV sang người khác. Để tăng cường hiệu quả của điều trị bằng thuốc ARV, nhiều quốc gia đã triển khai mô hình kết nối tư vấn xét nghiệm và điều trị ARV trong ngày. Năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới ban hành Hướng dẫn Tổng hợp về sử dụng thuốc ARV để dự phòng và điều trị nhiễm HIV. Hướng dẫn mới này đã kết hợp những khuyến cáo lâm sàng với tổ chức thực hiện và quản lý chương trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS liên tục. Hướng dẫn của Tổ chức Y tế năm 2017 cũng bổ sung các bằng chứng mới về sự kết hợp các thuốc ARV trong điều trị HIV/AIDS, quản lý các mô hình bệnh tật mới ở người nhiễm HIV bao gồm các bệnh đồng nhiễm, các bệnh không lây nhiễm. Tháng 7 năm 2019 Tổ chức Y tế Thế tiếp tục cập nhật về tối ưu hóa phác đồ điều trị ARV, hướng dẫn chuyển đổi sang các phác đồ ARV an toàn, hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em.

Hướng dẫn điều trị hiv bộ y tế
Cấp phát thuốc ARV từ nguồn BHYT cho bệnh nhân HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Lục Ngạn Các bằng chứng hiện nay cho thấy chương trình điều trị bằng thuốc ARV ở Việt Nam đang triển khai hiệu quả với số người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV liên tục tăng và tỷ lệ người điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế đạt 95%. Ngày 20/11/2019, Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 5456/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS”. Trong “Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS” gồm các nội dung: Tư vấn, xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm HIV; điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV); sử dụng thuốc kháng vi rút để điều trị dự phòng lây nhiễm HIV; dự phòng lao, điều trị dự phòng một số bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp và tiêm chủng; tiếp cận hội chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị một số bệnh phối hợp thường gặp; quản lý đồng nhiễm viêm gan/HIV; phòng ngừa và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm ở người nhiễm HIV; cải thiện chất lượng điều trị HIV/AIDS, chăm sóc tại nhà, tại cộng đồng và các biện pháp can thiệp dự phòng cho người nhiễm HIV; quản lý trẻ vị thành niên nhiễm HIV; Quyết định có hiệu lực từ ngày 20/11/2019 và thay thế cho Quyết định số 5418/QĐ-BYT ngày 01/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS” và Quyết định số 6250/QĐ-BYT ngày 16/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn bổ sung Quyết định số 5418/QĐ-BYT ngày 01/12/2017 về Hướng dẫn điều trị HIV/AIDS tạm thời sử dụng thuốc ARV cho trẻ để điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Chi tiết xem tại đây

Ngày 31/12/2021, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 5968/QĐ-BYT về việc Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS. Hướng dẫn gồm 7 chương, hướng dẫn chi tiết công tác chẩn đoán nhiễm HIV, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP); điều trị bằng thuốc kháng virus, quản lý bệnh HIV tiến triển; dự phòng một số bệnh nhiễm trùng, quản lý bệnh đồng nhiễm và bệnh không lây nhiễm thường gặp; ....

Hướng dẫn điều trị hiv bộ y tế

Về chẩn đoán nhiễm HIV ở người lớn và trẻ em trên 18 tháng tuổi được thực hiện theo hướng dẫn xét nghiệm HIV quốc gia. Mẫu xét nghiệm được coi là dương tính với HIV khi có phản ứng với cả ba loại sinh phẩm có nguyên lý hoặc chuẩn bị kháng nguyên khác nhau. Các nội dung cụ thể bao gồm:

- Cung cấp thông tin trước xét nghiệm.

- Lấy mẫu làm xét nghiệm HIV khi có sự đồng ý của khách hàng.

- Quy trình thực hiện xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV theo hướng dẫn quốc gia về xét nghiệm HIV.

- Tư vấn và trả kết quả và kết nối các dịch vụ sau xét nghiệm.

Về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao. PrEP có hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục lên tới 97 và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ điều trị tốt.

Chỉ định PrEP cho người đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

- HIV âm tính;

- Không có triệu chứng của Hội chứng nhiễm HIV cấp;

- Có nguy cơ cao nhiễm HIV, cụ thể là có một trong các yếu tố dưới đây trong vòng 6 tháng qua:

+) Quan hệ tình dục đường hậu môn hoặc âm đạo mà không sử dụng bao cao su với từ hai bạn tình trở lên;

+) Có bạn tình có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cao nhiễm HIV hoặc không rõ yếu tố nguy cơ nhiễm HIV;

+) Có bạn tình nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV > 200 bản sao/mL hoặc chưa được xét nghiệm tải lượng HIV;

+) Có tiền sử mắc hoặc đang điều trị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục;

+) Đã từng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) và vẫn có hành vi nguy cơ cao;

+) Dùng chung bơm kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích;

+) Yêu cầu sử dụng PrEP2.

- Mong muốn sử dụng PrEP và đồng ý xét nghiệm HIV định kỳ.

(1) Đánh giá nguy cơ nhiễm HIV điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV thực hiện theo Phụ lục 2.

(2) Xem phần quy trình cung cấp dịch vụ tại mục 11.1 chương này.

Hướng dẫn điều trị hiv bộ y tế

Chống chỉ định

Không chỉ định PrEP nếu có một trong các tiêu chí dưới đây:

- HIV dương tính.

- Có triệu chứng của Hội chứng nhiễm HIV cấp hoặc có khả năng mới nhiễm HIV.

- Dị ứng hoặc có chống chỉ định với bất kỳ thuốc nào trong phác đồ PrEP.

Không sử dụng phác đồ có TDF khi độ thanh thải creatinin <60 mL/phút và/hoặc cân nặng dưới 35 kg.

Hướng dẫn điều trị hiv bộ y tế

Về điều trị bằng thuốc kháng virus nhằm ức chế tối đa và lâu dài quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể; Phục hồi hệ thống miễn dịch. Góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan tới HIV; Dự phòng lây truyền HIV từ người nhiễm sang người khác (bạn tình/bạn chích); dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Khi người bệnh điều trị ARV đạt tải lượng HIV < 200 bản sao/mL và tuân thủ điều trị sẽ không làm lây truyền HIV cho bạn tình qua đường tình dục (K=K).

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới thì trẻ vị thành niên là người từ 10 đến 19 tuổi. Kết quả của một số nghiên cứu, báo cáo tại Việt Nam cho thấy có một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị không tốt ở nhóm trẻ vị thành niên như hạn chế kiến thức về HIV, kỳ thị và phân biệt đối xử, các vấn đề liên quan đến trường học như lịch học trùng với lịch khám, vấn đề tài chính, nhận thức về tình trạng nhiễm HIV của bản thân, các vấn đề liên quan đến uống thuốc (quên thuốc, ngại uống thuốc,..) trẻ chưa được chuẩn bị tốt cho việc bộc lộ tình trạng nhiễm HIV, chưa nhận thức được tầm quan trọng của tuân thủ điều trị, tâm lý không tốt khi chuyển sang cơ sở điều trị người lớn.