Huyện thường tín hà nội có bao nhiêu xã năm 2024

TP - Theo thống kê, trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) có 29 xã trong đó đến nay vẫn có đến 21 xã vẫn chưa có mạng lưới cấp nước sạch.

Chỉ 16% dân số được dùng nước sạch

Tại huyện Thường Tín, dự án cấp nước sạch cho 21 xã trên địa bàn triển khai đã lâu, nhưng đến nay người dân vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

Anh Nguyễn Ngọc Khải (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín) cho biết, do chưa có nước sạch sinh hoạt nên người dân vẫn phải dùng nước giếng khoan và tự chế các bể lọc. Tuy nhiên, do nguồn nước ngầm ô nhiễm, nước giếng khoan vẫn bốc mùi tanh hôi rất khó chịu. Nhiều hộ phải phải lọc bằng bể lọc cát, sau đó mới lọc tiếp qua máy lọc nước rất tốn kém. “Chúng tôi mong chính quyền địa phương sớm hoàn thành mạng lưới cấp nước sạch để người dân có nước sinh hoạt. Chứ như hiện nay, sử dụng nguồn nước giếng khoan sẽ không đảm bảo sức khỏe”, anh Khải chia sẻ.

Không chỉ anh Khải, nhiều người dân ở Thường Tín cũng mong thành phố sớm cấp nước sạch cho địa phương.

Huyện thường tín hà nội có bao nhiêu xã năm 2024

Anh Nguyễn Ngọc Tuân (cụm 5, Duyên Trường xã Duyên Thái) phải thay lõi lọc liên tục mới có nước sạch để dùng vì nước giếng khoan rất bẩn. Ảnh: Cao Nguyên – Lao Động

Tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của Ban Đô thị (HĐND thành phố Hà Nội) ngày 1/8, UBND huyện Thường Tín cho biết, đến nay trên địa bàn huyện có 8/29 xã đã được cấp nước sạch. Bao gồm các xã: Văn Bình, Văn Phú, Liên Phương, Hà Hồi, Vân Tảo, Hồng Vân, Thư Phú và thị trấn Thường Tín với khoảng 45.795 người được sử dụng nước sạch (chiếm 16% dân số huyện). Hiện còn 21/29 xã chưa được cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước sạch tập trung của thành phố.

Theo UBND huyện Thường Tín, trên địa bàn huyện hiện có 2 trạm cấp nước sạch đang khai thác vận hành. Cụ thể, Trạm cấp nước sạch thị trấn Thường Tín do Cty Cổ phần đầu tư xây dựng VIETCOM quản lý, có công suất 4.920m3/ngày đêm. Trạm hiện đang phục vụ cấp nước cho khoảng 5.820 hộ các xã Văn Bình, Văn Phú và thị trấn Thường Tín. Ngoài ra, Trạm cấp nước nông thôn do Sở NN&PTNT Hà Nội là chủ đầu tư có công suất 4.900m3/ngày đêm, đang phục vụ cấp nước cho khoảng 3.690 hộ tại 5 xã gồm Liên Phương, Hà Hồi, Vân Tảo, Hồng Vân và Thư Phú. Ngoài ra còn dự án Xây dựng hệ thống cấp nước sạch huyện Thường Tín đang triển khai trên địa bàn 21 xã có tổng mức đầu tư khoảng 1.239 tỷ đồng.

Giai đoạn 2024-2025 sẽ hoàn thành cấp nước cho Thường Tín

Để tăng tỷ lệ người dân đấu nối, sử dụng nước sạch, thời gian qua huyện Thường Tín đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về tài nguyên nước. Đồng thời, phối hợp với các sở, ban ngành và Cty TNHH Một thành viên Nước sạch Hà Nội đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án nhằm sớm đưa nước sạch về phục vụ nhân dân khu vực.

Bên cạnh đó, UBND huyện Thường Tín kiến nghị UBND thành phố sớm giao Nhà máy nước sạch Hồng Vân cho Cty TNHH Một thành viên Nước sạch Hà Nội. Đồng thời, đề nghị Cty nghiên cứu đấu nối mạng cấp nước cho một số xã lân cận chưa có nguồn nước sạch trong thời gian các trạm cấp nước chưa đạt 100% công suất thiết kế. Ngoài ra, huyện cũng đề nghị các đơn vị cấp nước nghiên cứu, phát triển công nghệ cấp nước tiên tiến với các quy mô khác nhau, mở rộng cấp nước đến hộ gia đình, hạn chế phát triển công trình cấp nước giếng khoan đường kính nhỏ hộ gia đình.

Tại buổi làm việc với UBND huyện Thường Tín, ông Đàm Văn Huân, Trưởng ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội đề nghị huyện Thường Tín và các đơn vị liên quan chủ động tạo điều kiện bàn giao nhà máy nước sạch Hồng Vân cho Cty TNHH Một thành viên Nước sạch Hà Nội. Đồng thời, tạo điều kiện về mặt bằng để Cty Nước sạch Hà Nội triển khai giai đoạn 1 ở 5 xã và 16 xã ở giai đoạn 2. Ngoài ra, Cty Nước sạch Hà Nội, cần phối hợp với các dự án của huyện trong quá trình triển khai để đảm bảo khớp nối hạ tầng. Đồng thời, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ đối với 2 trạm cấp nước, không để xảy ra những sự cố về nước sạch, tạo tiền đề để người dân tin dùng khi mạng lưới cấp nước sạch trên địa bàn huyện hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Về vấn đề này, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, theo kế hoạch, đến năm 2025, thành phố sẽ phủ 100% số xã, thị trấn có nước sạch. Hiện thành phố đã xây dựng kế hoạch chi tiết nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra. Riêng với 21 xã của huyện Thường Tín, Cty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội đã đề xuất đầu tư, dự kiến sẽ hoàn thành mạng cấp nước trong giai đoạn 2024-2025.

Không chỉ riêng Thường Tín, trên địa bàn Hà Nội còn nhiều xã, thị trấn các huyện ngoại thành cũng chưa có nước sạch sinh hoạt. Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố có trên 274/413 xã (tương đương khoảng 85%) người dân nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch. Hiện còn lại khoảng 139 xã thuộc các huyện như Đông Anh, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Thường Tín... chưa hoàn thành việc cung cấp nước sạch cho người dân.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản cùng đại diện các đơn vị kiểm tra sản xuất rau sạch trên địa bàn

Thêm nhiều xã về đích

Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản cho biết, đến nay, huyện Thường Tín đã có 6 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao và 1 xã NTM kiểu mẫu. Đến hết năm 2023, huyện có thêm 7 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, gồm: Duyên Thái, Quất Động, Văn Phú, Chương Dương, Hiền Giang…và 3 xã Nhị Khê, Văn Bình, Hà Hồi đạt NTM kiểu mẫu.

Về Thường Tín những ngày cuối năm 2023 mới thấy rõ những con đường được thảm nhựa và ở hai bên đường là hàng cây xanh, cây hoa đua nhau khoe sắc minh chứng cho thành quả trong xây dựng NTM nâng cao. Nhận thức của người dân về giữ gìn, bảo vệ môi trường giúp đường làng, ngõ xóm khang trang, sạch đẹp đã thể hiện rõ nét hơn.

Xây dựng NTM đã giúp sản xuất nông nghiệp ở Thường Tín ngày càng phát triển. Hiện nay, toàn huyện đã có nhiều vùng sản xuất chuyên canh rau, lúa, thủy sản, cây ăn quả đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Thời gian qua Thường Tín đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như lúa hàng hóa tập trung tại xã Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên; vùng sản xuất rau an toàn tại xã Hà Hồi, Tân Minh, Thư Phú; vùng cây ăn quả tại xã Chương Dương, Tự Nhiên; vùng nuôi trồng thủy sản tại xã Nghiêm Xuyên, Dũng Tiến…

Huyện thường tín hà nội có bao nhiêu xã năm 2024
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Thường Tín tạo việc làm và tăng nguồn thu cho lao động

Huyện Thường Tín hiện có 55 HTX nông nghiệp, 17 HTX phi nông nghiệp. Nhiều HTX đã giúp cho thành viên tăng thêm thu nhập, như HTX sản xuất dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà, xã Ninh Sở thành lập năm 2018 với 1,15ha canh tác các loại rau ăn lá như: cải mơ, cải ngọt, cải bó xôi, xà lách, rau mầm, giá đỗ...theo tiêu chuẩn VietGAP.

Giám đốc HTX sản xuất dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà Bùi Thị Thanh Hà chia sẻ, phương thức canh tác tiên tiến trồng rau trong nhà màng giúp giảm thiểu sự ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân hữu cơ góp phần cải tạo đất, bảo vệ môi trường, tạo sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Còn với HTX hoa cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân, xã Hồng Vân thành lập năm 2014 thực hiện sản xuất sơ chế, chế biến trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, du lịch và dịch vụ…Thế mạnh của HTX là sản xuất chè chùm ngây, sản xuất kinh doanh hoa cây cảnh. Hiện nay, HTX tạo việc làm cho 80 lao động thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.

Quan tâm đầu tư hiệu quả

Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản khẳng định, kết quả đạt được nhờ đội ngũ cán bộ chuyên môn từ huyện đến cơ sở đã được trang bị kiến thức lý luận và thực tiễn. Vai trò của người dân trong xây dựng NTM từng bước được xác định rõ, qua đó khuyến khích người dân tích cực tham gia xây dựng NTM.

Huyện thường tín hà nội có bao nhiêu xã năm 2024
Hàng loạt tuyến đường giao thông ở các khu trung tâm của huyện Thường Tín vừa được hoàn thành đầu tư xây dựng

Điểm nổi bật trong phong trào xây dựng NTM ở huyện Thường Tín đó là hệ thống đường trục xã, liên xã, liên thôn đã được thảm nhựa, bê tông 100%. Hệ thống trường học và thiết bị dạy học được đầu tư nâng cấp, không còn phòng học tạm, phòng học dột nát. Đến nay đã có 79 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Bà Phạm Thị Anh, xã Hiền Giang hồ hởi tâm sự: Xã Hiền Giang phấn đấu đạt chuẩn NTM mới nâng cao vào năm 2023. Từ việc xây dựng NTM đã giúp người dân được hưởng lợi nhiều thứ, đường làng, ngõ xóm khang trang, sạch đẹp hơn trước. Hệ thống đường nội đồng, kênh mương cứng hóa giúp thuận tiện sản xuất nông nghiệp.

Chủ tịch UBND xã Hiền Giang Nguyễn Thị Hoàn cho biết: Ngay sau khi hoàn thành xã NTM vào năm 2018, từ đó đến nay cán bộ và người dân địa phương tiếp tục thực hiện xây dựng NTM nâng cao. Nhờ đó, đến nay các tiêu chí đã đạt kết quả theo Bộ tiêu chí NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 của UBND TP Hà Nội.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín Từ Đức Mạnh nhấn mạnh: “Huyện đang duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với huyện, xã NTM để tiến tới xây dựng huyện, xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu. Xem việc xây dựng NTM là quá trình thường xuyên, liên tục, hướng tới mục tiêu phát triển NTM bền vững.

Huyện thường tín hà nội có bao nhiêu xã năm 2024
Đường giao thông liên thôn xã Tiền Phong được quan tâm đầu tư xây dựng.

Trên cơ sở đó, Thường Tín sẽ tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, Nhân dân, tạo sự thống nhất và đồng thuận trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Tăng cường vận động doanh nghiệp, Nhân dân tích cực tham gia đóng góp xây dựng NTM tạo thành phong trào lan tỏa.

Bên cạnh đó, huyện tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng NTM, trong đó ưu tiên cho phát triển sản xuất. Tiếp tục đầu tư cho các mô hình sản xuất nông nghiệp, đầu tư giống cây trồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy việc liên kết, hợp tác hình thành chuỗi nhằm nâng cao giá trị sản xuất.

Thương Tín là vùng gì?

Thường Tín là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi để phát triển Công nghiệp văn hóa, đặc biệt là Du lịch văn hóa. Theo đó, Thường Tín là vùng đất danh hương, toàn huyện có 68 nhà khoa bảng được ghi danh qua các triều đại phong kiến.

Huyện Thường Tín có bao nhiêu lắng nghe?

Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản cho biết, Thường Tín được mệnh danh là “ đất trăm nghề”, toàn huyện có 126 làng cổ có nghề, trong đó có 49 làng nghề được UBND Thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống và làng nghề Hà Nội.

Diễn viên Thương Tín quê ở đâu?

Thương Tín tên thật là Bùi Thương Tín (SN 1956), quê ở Phan Rang, Ninh Thuận. Khởi đầu sự nghiệp với cải lương nhưng Thương Tín được biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực điện ảnh. Tháng 2/2021, ông nhập viện vì đột quỵ.

Thường Tín có sóng gì?

Huyện Thường Tín có lợi thế về đường sông với hai con sông lớn chảy qua là sông Nhuệ, sông Hồng, 6 bến đò, 2 bến cảng là cảng Vạn Điểm và cảng Hồng Vân.