Huyết áp bao nhiêu cần uống thuốc năm 2024

Uống thuốc hạ huyết áp là một trong những biện pháp giúp điều trị cao huyết áp hiệu quả. Vậy uống thuốc hạ huyết áp bao lâu thì hạ? Nên uống loại thuốc này như thế nào? Chúng có tác hại gì hay không? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu chi tiết vấn đề này ngay sau đây.

Huyết áp bao nhiêu cần uống thuốc năm 2024

Uống thuốc hạ huyết áp là một giải pháp điều trị bệnh cao huyết áp

1. Cần uống thuốc hạ huyết áp trong trường hợp nào?

Huyết áp cao hay còn gọi là tình trạng tăng huyết áp là khi áp lực của dòng máu lên thành động mạch vượt mức 140/90mmHg. Khi máu được bơm với áp lực mạnh, chúng có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cơ thể.

Khi bị tăng huyết áp thì đồng nghĩa với việc tim phải làm việc cật lực hơn và bị quá sức. Điều này có thể dẫn đến phì đại cơ tim và thậm chí là suy tim. Chính vì thế, người bị huyết áp cao cần uống thuốc để hạ huyết áp nhằm bảo vệ sức khỏe.

Việc uống thuốc hạ huyết áp bao lâu thì hạ hay uống như thế nào cũng còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân lớn tuổi và tăng huyết áp nhẹ thì dùng một loại thuốc là đủ. Ngược lại nếu bệnh nhân có nhiều bệnh nền như bệnh tim mạch, bệnh thận,... hoặc tăng huyết áp mức độ II trở lên thì sẽ cần uống nhiều loại thuốc cùng lúc.

2. Uống thuốc hạ huyết áp bao lâu thì hạ là mối bận tâm của rất nhiều người. Hy vọng rằng qua bài viết này, chúng ta đã có được những thông tin bổ ích và thiết thực để chúng ta có thể ứng dụng cho sức khỏe của mình. Hẹn gặp lại bạn ở những viết sau trên website: https://kingsport.vn/

Thưa bác sĩ, tôi đo huyết áp lần đầu là 16, lần 2 là 15. Vậy tôi có cần uống thuốc huyết áp ngay không? Nếu đã uống 3 ngày rồi thì huyết áp kiểm tra lại là 12 và ngưng thuốc 3 ngày thì huyết áp vẫn là 12 thì có cần phải uống thuốc lâu dài không. Xin cảm ơn bác sĩ.

Huyết áp bao nhiêu cần uống thuốc năm 2024

Chào bác,

Hầu hết các hướng dẫn đều khuyến cáo rằng, tăng huyết áp nên được chẩn đoán khi một người có huyết áp tâm thu (HATT) đo ở phòng khám là ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) là ≥90mmHg sau khi kiểm tra lặp lại. Và phải đúng tiêu chuẩn đo.

Chẩn đoán không nên dựa vào một lần thăm khám tại phòng khám. Thông thường, khuyến cáo đo HA 2-3 lần thăm khám trong khoảng thời gian từ 1- 4 tuẩn (tuỳ thuộc vào mức huyết áp) để chẩn đoán xác định tăng huyết áp. Chẩn đoán có thể được thực hiện trong một lần khám nếu như huyết áp đo được ≥180/110mmHg và có bằng chứng của bệnh tim mạch Để đảm bảo có kết quả huyết áp đúng thì kỹ thuật đo phải chuẩn:

  • Trước khi đo: Tránh hút thuốc, caffeine và tập thể dục trong 30 phút; bàng quang rỗng; ngồi thư giãn trong khoảng từ 3-5 phút. Cả bệnh nhân và nhân viên đều không nên nói chuyện trước, trong và giữa các lần đo.
  • Tư thế đo: Ngồi cánh tay đặt trên bàn với phần giữa cánh tay ở ngang tim, lưng tựa vào ghế và 2 chân dang rộng, bàn chân phẳng trên sàn nhà.
  • Băng quấn của máy đo huyết áp: Kích thước theo chu vi cánh tay của từng cá nhân (băng quấn nhỏ hơn thì làm đánh giá quá mức và băng quấn lớn hơn làm đánh giá thấp huyết áp). Đối với các thiết bị nghe thông thường, túi hơi của băng quấn phải chiếm 75-100% chu vi cánh tay của từng cá nhân; đối với các thiết bị điện tử, sử dụng băng quấn theo hướng dẫn của thiết bị.

Mỗi lần khám thực hiện 3 lần đo, giữa các lần đo cách nhau 1 phút. Tính trung bình của 2 lần đo cuối. Nếu huyết áp lần đo đầu tiên được ghi nhận <130/85 mmHg thì không cần phải đo thêm lần nào nữa. Huyết áp của 2 lần khám tại phòng khám ≥140/90mmHg xác định tăng huyết áp.

Trường hợp của bác, huyết áp đo lần đầu: 160mmHg, lần thứ 2: 150 mmHg, và bác không có triệu chứng gì cả. Chúng tôi nghĩ bác khoan hãy uống thuốc huyết áp vì có thể huyết áp đo chưa đúng kỹ thuật hoặc cảm xúc lo lắng… làm sai lệch con số, thấy cao nhưng thật sự không cao. Do đó, nếu uống thuốc huyết áp vào sẽ lo lắng đến nguy cơ tụt huyết áp. Bác nên đến cơ sở y tế có trung tâm tim mạch để được thăm khám tầm soát và chẩn đoán bệnh cho chính xác.

Bác đã uống thuốc 3 ngày rồi huyết áp kiểm tra lại là 120mmHg và ngưng thuốc 3 ngày thì huyết áp vẫn là 120mmHg. Trường hợp này có thể bác bị tăng huyết áp nhưng cũng có thể không. Huyết áp của bác hiện không ổn định. Bác nên đến cơ sở y tế có trung tâm tim mạch để đeo máy HA 24h để theo dõi HA liên tục 24h. Tùy vào kết quả của đeo máy, chúng ta sẽ quyết định có dùng thuốc huyết áp cho bác hay không.

Xin chào bác sĩ, gần đây tôi hay tự đo huyết áp tại nhà, chỉ số huyết áp không ổn định lúc tăng lên 150mmHg nhưng có lúc chỉ 140mmHg. Tôi sử dụng máy điện tử đo bắp tay. Vậy chỉ số huyết áp như vậy đã cần uống thuốc điều trị chưa? Xin cảm ơn bác sĩ! (Nguyễn Phúc Anh - 44 tuổi, Hà Đông, Hà Nội)

Bác sĩ Nguyễn Anh Quân - Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tư vấn:

Trong số các bất ổn liên quan tới tim mạch, tăng huyết áp được xem là bệnh lý phổ biến nhất. Đây là tình trạng tăng áp lực của dòng máu trong tuần hoàn. Người có chỉ số huyết áp từ 140/90mmHg trở lên được xếp vào tăng huyết áp.

Theo nghiên cứu của Viện Tim mạch Việt Nam, năm 1960 miền Bắc nước ta chỉ có 1% số người trưởng thành (từ 25-64 tuổi) bị tăng huyết áp. Năm 2002, con số này tăng lên 16,9%, năm 2008 lên tới 25,1%. Như vậy, cứ 4 người trên 25 tuổi có 1 người tăng huyết áp, gặp cả ở người trẻ, phụ nữ mang thai.

Hiện trên toàn thế giới có khoảng 1,4 tỷ người bị tăng huyết áp, khiến 9,4 triệu trường hợp tử vong mỗi năm.

Bệnh diễn biến âm thầm, khi bộc lộ triệu chứng, tình hình đã rất nguy hiểm. Khi huyết áp tăng đột biến 180-200mmHg có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Có trường hợp đột quỵ khi vào viện huyết áp lên tới hơn 200mmHg, bệnh nhân nhồi máu cơ tim đo huyết áp lên tới 179-180mmHg.

Tăng huyết áp gây nhiều tổn thương cho tim (phì đại cơ tim, suy tim), thận mạn tính, tắc mạch máu não, xuất huyết não, xơ vữa động mạch gây phình động mạch, tắc mạch chi.

Từ trước tới nay, ngành tim mạch đều khuyến cáo người dân hãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mình. Bạn có thể mua máy đo huyết áp cơ hoặc điện tử dùng tại nhà. Khi đo, bạn dùng máy ở bắp tay tốt hơn cổ tay. Các chỉ số có thể lệch nhau trong các lần đó nhưng bạn không nên quá lo lắng.

Đo huyết áp tại nhà giúp bạn không bị tăng huyết áp “áo choàng trắng” (lo ngại khi tiếp xúc với nhân viên y tế), phản ánh chính xác chỉ số. Những người có mức huyết áp tâm thu lớn hơn 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90mmHg được gọi là tăng huyết áp. Khi đó, họ cần được chăm sóc y tế. Mức báo động đỏ có khả năng dẫn đến đột quỵ rất cao là huyết áp tâm thu từ 180mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương trên 100mmHg.

Huyết áp bao nhiêu cần uống thuốc năm 2024

Tăng huyết áp ở học sinh phức tạp và nguy hiểm như thế nào?Trẻ nhỏ vẫn có thể mắc tăng huyết áp như người lớn. Đặc biệt, việc chẩn đoán bệnh lý huyết áp cao ở trẻ khá phức tạp vì chỉ số có thể thay đổi theo cân nặng, lứa tuổi, chiều cao, cảm xúc.

Người già huyết áp bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Đối với trường hợp huyết áp tâm thu ở mức từ ≥160 mmHg, huyết áp tâm trương ≥100 mmHg thì người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc huyết áp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Khi nào nên sử dụng thuốc tăng huyết áp?

Huyết áp tâm thu trên 160mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 100mmHg: Trường hợp này người bệnh gần như bắt buộc phải sử dụng tới thuốc điều trị huyết áp. Thuốc điều trị huyết áp cao nên được tư vấn bởi bác sĩ chuyên môn.

Thuốc huyết áp bao lâu uống 1 lần?

Thuốc huyết áp uống cách nhau bao lâu? Khoảng cách giữa các lần uống thuốc tùy thuộc vào loại thuốc đang sử dụng. Nếu là loại thuốc dùng một lần mỗi ngày thì cần uống chính xác vào một thời điểm cố định. Tức là khoảng cách mỗi lần uống thuốc là 24 giờ.

Uống thuốc huyết áp quá liều cơ ảnh hưởng gì không?

Khi uống quá liều thuốc huyết áp, người bệnh có thể bị tụt huyết áp và đi kèm cùng với một trong những triệu chứng như chóng mặt hoặc choáng váng, nhìn mờ, đánh trống ngực, vã mồ hôi, buồn nôn, mệt mỏi, thiếu tập trung và thậm chí có thể ngất xỉu.