Khai co trên ecosys bị lỗi c use năm 2024

CO form AK – Certificate of Origin form AK là giấy chứng nhận xuất xứ phổ biến đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam – Hàn Quốc dựa theo hiệp định AKFTA. Tuy nhiên, để thật sự tối ưu chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AK nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và hưởng trọn ưu đãi từ hiệp định thương mại trong việc cắt giảm/ xóa bỏ thuế quan theo quy định, doanh nghiệp cần nắm trọn các lưu ý quan trọng dưới đây!

Một số yếu tố căn bản quyết định doanh nghiệp có được sử dụng CO form AK không?

Thứ nhất: Doanh nghiệp cần tránh một số trường hợp bị từ chối cấp CO form AK

Hiện nay, một số doanh nghiệp đã bị từ chối cấp CO form AK do các đơn vị doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ chưa đảm bảo theo đúng các yêu cầu như:

  • Người đề nghị cấp C/O Mẫu AK chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này;
  • Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O Mẫu AK không chính xác, không đầy đủ như quy định tại Điều 6 của Quy chế này;
  • Bộ hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung;
  • Xuất trình Bộ hồ sơ cấp C/O không đúng nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân;

– CO form AK được khai bằng chữ viết tay, hoặc bị tẩy xóa, hoặc mờ không đọc được, hoặc được in bằng nhiều màu mực;

– Hàng hoá không đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất xứ hoặc không xác định được chính xác xuất xứ theo các tiêu chuẩn xuất xứ của Phụ lục I của Quy chế này;

– Có căn cứ hợp pháp chứng minh sản phẩm không có xuất xứ AKFTA hoặc Người đề nghị cấp C/O có hành vi gian dối, thiếu trung thực trong việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

– Khi từ chối cấp C/O form AK, Tổ chức cấp C/O phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho Người đề nghị cấp C/O biết trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày từ chối.

Thứ 2: Doanh nghiệp cần tránh một số lỗi sai phố biến trong chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form AK

Đối với C/O nhập khẩu:

– Thiếu tính thống nhất giữa các thông tin kê khai trong các chứng từ thuộc bộ hồ sơ nhập khẩu ( vd. tờ khai, vận đơn, hóa đơn,…) với chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

– Số lượng hoặc trọng lượng thực tế hàng nhập khẩu vượt quá số lượng hoặc trọng lượng hàng ghi trên C/O. Dẫn đến không được hưởng ưu đãi;

– C/O có hóa đơn nước thứ ba nhưng không khai báo tại Ô số (7) – Bên phát hành hóa đơn và tên quốc gia (*)

– Trường hợp không phải là mua bán qua bên thứ ba nhưng người xuất khẩu đứng tên trên C/O không phải người phát hành hóa đơn, không phải là người xuất khẩu trên tờ khai hải quan

– Đánh dấu “issued retroactively” đối với C/O cấp sau trong một số mẫu C/O

– Chữ ký của cơ quan cấp C/O không hợp lệ (không thống nhất với dữ liệu của cơ quan Hải quan)

– Có C/O tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai số tham chiếu, ngày cấp

Đối với C/O xuất khẩu:

– Không xác định đúng mã HS dẫn đến sai sót trong quá trình xác nhận chuyển đổi mã số hàng hóa giữa NVL đầu vào và TP sản xuất (Change of Tariff Classification – CTC)

– Sử dụng BOM kỹ thuật khi tính toán tỷ lệ và thể hiện trên BOM giải trình:

  • Thiếu/thừa các đầu mã NVL so với thực tế
  • Sai sót về hệ số định mức so với thực tế

– LVC/RVC không phản ánh đúng hàm lượng nội địa/khu vực của sản phẩm xuất khẩu, và thiếu các chứng từ chứng minh nguồn gốc của các NVL đầu vào.

\>> Xem thêm: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO – Những điều doanh nghiệp cần lưu ý

Điểm mấu chốt giúp doanh nghiệp gia tăng sự chấp thuận và ưu đãi thuế quan

Điểm mấu chốt để doanh nghiệp được công nhận hợp lệ và hưởng ưu đãi thuế quan từ hiệp định Việt – Liên Minh Kinh tế Á – Âu là doanh nghiệp cần check kỹ CO from AK cả về hình thức – nội dung CO:

Thứ nhất: Doanh nghiệp cần lưu ý khi ‘check’ CO form AK về mặt hình thức:

  • CO phải có dòng chữ FORM AK
  • Số tham chiếu: mỗi CO có một số tham chiếu riêng.
  • Các tiêu chí trên CO phải được điền đầy đủ theo quy định.
  • Kích thước, màu sắc, ngôn ngữ và mặt sau của CO phải theo đúng quy định của các Hiệp định và các văn bản pháp luật có liên quan.

Thứ hai: Doanh nghiệp cần lưu ý khi ‘check’ CO form AK về mặt nội dung:

– Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp CO của nước xuất khẩu:

  • Chữ ký của người cấp CO phải thuộc danh sách chữ ký của Phòng cấp CO đã được Tổng cục Hải quan thông báo.
  • Chữ ký của người có thẩm quyền cấp CO phải còn thời hạn hiệu lực.

– Các thông tin khác trên chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form AK:

+ Nhà nhập khẩu: tên nhà nhập khẩu trên CO phải phù hợp với tên nhà nhập khẩu trên tờ khai hải quan.

+ Mô tả hàng hóa: hàng hóa mô tả trên CO phải phù hợp với hàng hóa khai báo trong tờ khai hải quan và các chứng từ khác.

+ Mã HS trên chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO:

  • Trường hợp có sự khác biệt về phân loại mã số HS giữa nước thành viên xuất khẩu và nước thành viên nhập khẩu nhưng không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa thì xem xét chấp nhận.
  • Xác định đúng mã HS để đảm bảo tính chính xác trong quá trình xác nhận chuyển đổi mã số hàng hóa giữa NVL đầu vào và TP sản xuất (Change of Tariff Classification – CTC)
  • Việc xác định chính xác mã HS code ảnh hưởng trực tiếp đến mức thuế doanh nghiệp phải chịu cũng như tình tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp vì thế để đảm báo sử dụng mã HS chính xác tuyệt đối doanh nghiệp nên nhờ đến sự cố vấn của các chuyên gia cấp cao có nhiều kinh nghiệm chuyên môn và kiến thức thực chiến đa dang mặt hàng, hoặc doanh nghiệp có thể tham khảo dịch vụ xác định mã HS Code của TACA tại: Dịch vụ đánh giá và đề xuất mã HS Code

Thứ 3: Doanh nghiệp cần lưu ý khi ‘check’ bộ tài liệu liên quan đến CO form AK:

Thông thường, nhiều doanh nghiệp bị bác bỏ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mà không biết nguyên nhân do đâu, có thể là doanh nghiệp đã sơ xuất trong:

  • Thông tin hàng hóa
  • Thông tin xuất xứ không chính xác hoặc thiếu minh bạch
  • Thiếu chữ kỳ và xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền
  • Thời hạn chứng nhận
  • Chưa đáp ứng các quy định đặc biệt của nước nhập khẩu
  • Vấn đề từ chứng từ đi kèm…

\>>Khuyến nghị:

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu

– Am hiểm quy trình, pháp luật liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm: luật thuế quan, quy định về xuất xứ, và quy tắc đặc biệt cho từng loại hàng hóa (mã HS, trị giá hải quan…) theo hiệp định thương mại đa phương

– Chứng nhận xuất xứ hàng hóa và tài liệu liên quan đảm bảo tính chính xác và thống nhất:

+ Doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định về form mẫu – định dạng – thông tin điền trên chứng từ

+ Đảm bảo tất cả các CO và tài liệu được chứng thực và xác nhận bởi cơ quan chứng nhận có thẩm quyền hoặc đại sứ quán của nước xuất khẩu (vd: Việt Nam)

+ Xác định đúng mã HS để đảm bảo tính chính xác trong quá trình xác nhận chuyển đổi mã số hàng hóa giữa NVL đầu vào và TP sản xuất (Change of Tariff Classification – CTC)

+ Sử dụng BOM kỹ thuật khi tính toán tỷ lệ và thể hiện trên BOM giải trình:

  • Thiếu/thừa các đầu mã NVL so với thực tế
  • Sai sót về hệ số định mức so với thực tế

+ Tên hàng, mã HS trên bảng BOM giải trình giống với tờ khai và các chứng từ trong hồ sơ hải quan

+ LVC/RVC phản ánh đúng hàm lượng nội địa/khu vực của sản phẩm xuất khẩu, và thiếu các chứng từ chứng minh nguồn gốc của các NVL đầu vào

+ Không kiểm soát tồn với các tờ khai, hóa đơn đưa vào chứng nhận xuất xứ hàng hóa

– Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tài liệu hay giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form A để đảm bảo mọi chứng từ không bị hết hạn trước khi hàng hóa nhập khẩu;

– Hợp tác chặt chẽ với đại diện hải quan tại cảng nhập khẩu để kịp thời bổ sung – sửa đổi – xử lý các phát sinh ngoài ý muốn tại biên giới về hàng hóa và chứng nhận xuất xứ CO form A.

Đối với doanh nghiệp nhập khẩu:

– Doanh nghiệp cần chú ý đến tính thống nhất giữa các thông tin kê khai trong các chứng từ thuộc bộ hồ sơ nhập khẩu ( v.d. tờ khai, vận đơn, hóa đơn,v.v.) với chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

– Đảm sự đồng nhất về mặt số lượng/ trọng lượng thực tế với số lượng/ trọng lượng được hàng ghi trên CO

– CO form A có hóa đơn nước thứ ba nhưng không khai báo tại Ô số (7)

– Bên phát hành hóa đơn và tên quốc gia (*)

– Tránh rơi vào trường hợp không phải là mua bán qua bên thứ ba nhưng người xuất khẩu đứng tên trên CO không phải người phát hành hóa đơn, không phải là người xuất khẩu trên tờ khai hải quan

– Đánh dấu “issued retroactively” đối với CO cấp sau trong một số mẫu CO

– Chữ ký của cơ quan cấp CO không hợp lệ (không thống nhất với dữ liệu của cơ quan Hải quan)

– Nhờ đến sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm về hỗ trợ xin cấp – rà soát CO để tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo tính hợp lệ cao nhất.

Để thực thi tốt điều này, doanh nghiệp nên ‘lưu tâm’ đến Dịch vụ rà soát CO của TACA, nơi không chỉ cố vấn cách thức giải quyết mọi vấn đề liên quan đến chứng nhận xuất xứ CO form EVA mà còn dọn đường cho doanh nghiệp gia nhập vào hệ sinh thái liên kết chặt chẽ với các Cục Hải quan.

\>>Xem thêm: Biểu thuế xuất nhập khẩu 2024 và chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa việc tiết kiệm thuế XNK

Doanh nghiệp có xin CO form E bằng cách:

Thứ nhất: Doanh nghiệp cần xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form EAV ở đâu?

Hiện nay, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là đơn vị được Bộ Công thương ủy quyền cấp C/O form AK với các chi nhánh có mặt tại nhiều thành phố.

Doanh nghiệp sẽ đăng ký cấp và kê khai C/O tại trang web: http://comis.covcci.com.vn

Dưới đây là bảng “Danh mục các tổ chức cấp CO tại Việt Nam” được ban hành theo Thông tư số 21/2016/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc:

STT Tên đơn vị Mã số 1 Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội 01 2 Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tp. Hồ Chí Minh 02 3 Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng 03 4 Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đồng Nai 04 5 Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Phòng 05 6 Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương 06 7 Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Vũng Tàu 07 8 Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn 08 9 Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Quảng Ninh 09 10 Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lào Cai 71 11 Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thái Bình 72 12 Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thanh Hóa 73 13 Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Nghệ An 74 14 Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Cần Thơ 75 15 Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tiền Giang 76 16 Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Cần Thơ 77 17 Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Dương 78 18 Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Trị Thiên 80 19 Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Khánh Hòa 85 20 Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Tĩnh 86 21 Phòng quản lý các Khu Công nghiệp, Chế xuất Hà Nội 31

Danh mục các tổ chức cấp CO form AK

Với những hàng xuất khẩu không được cấp CO thì sẽ yêu cầu cơ quan chức năng nước nhập khẩu, đề nghị của doanh nghiệp,.. Để có thể xin cấp CO về thực trạng của hàng hóa.

Thứ 2: Doanh nghiệp lưu ý về thời gian xin cấp, xử lý CO form AK

– Thời gian doanh nghiệp xin cấp CO form AK diễn ra như thế nào?

  • Thời gian nhận hồ sơ: Sáng 7h30 – 11h00, Chiều 13h30 – 16h00
  • Thời gian trả hồ sơ: Sáng 8h00 – 11h30, Chiều 14h00 – 16h30

– Thời điểm cấp CO form AK

  • Tương tự ATIGA và ACFTA, C/O mẫu AK có thể được cấp trước, trong và sau thời điểm xuất khẩu. Việc cấp trước giúp tạo thuận lợi thương mại cho cả người xuất khẩu và nhập khẩu, rút ngắn thời gian hoàn thiện bộ chứng từ xuất khẩu/ nhập khẩu để hưởng ưu đãi thuế quan FTA.
  • Trong trường hợp ngoại lệ khi C/O không được cấp trước hoặc vào thời điểm hàng lên tầu hoặc một thời gian ngắn sau đó nhưng không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày giao hàng do vô ý sai sót hoặc có lý do xác đáng, C/O có thể được cấp sau nhưng không quá 01 (một) năm kể từ ngày giao hàng và phải mang dòng chữ “ISSUED RETROACTIVELY

Thứ 3: Một số lưu ý liên quan đến CO form AK như:

– Xin cấp sau CO form AK

Trong trường hợp vì sai sót của cán bộ cấp CO hoặc vì các trường hợp bất khả kháng của người đề nghị cấp CO, Tổ chức cấp CO sẽ cấp CO Mẫu AK cho hàng hóa đã được giao trong thời hạn không quá một (01) năm kể từ ngày giao hàng. CO Mẫu AK được cấp trong trường hợp này phải đóng dấu “cấp sau và có hiệu lực từ khi giao hàng” bằng tiếng Anh: “ISSUED RETROACTIVELY”.

– Cấp lại C/O Mẫu AK

Trong trường hợp C/O form AK bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, Tổ chức cấp C/O Mẫu AK có thể cấp lại bản sao chính thức C/O form AK và bản sao thứ hai (Duplicate) trong thời hạn không quá năm (05) ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại có kèm theo bản sao thứ ba (Triplicate) của lần cấp đầu tiên, có đóng dấu vào Ô số 12 “sao y bản chính” bằng tiếng Anh: “CERTIFIED TRUE COPY”.

\>>>Xem thêm: Tổng hợp chi tiết các mẫu CO phổ biến & những lưu ý quan trọng tương ứng

Dưới đây là bảng các mẫu chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO phổ biến, giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt các thông tin để mở rộng thị trường xuất nhập khẩu trong dài hạn:

C/O form EAV C/O mẫu S C/O mẫu VJ C/O mẫu AK C/O mẫu AI C/O mẫu B C/O mẫu AANZ C/O mẫu A C/O mẫu VC C/O mẫu D C/O mẫu VK C/O mẫu AJ C/O mẫu EAV C/O mẫu E

– Cộng gộp CO form AK

  • Tương tự ACFTA, AKFTA không có quy định về cộng gộp từng phần như trong ATIGA, và do vậy không có Ô “Partial Cumulation” trên mặt C/O mẫu AK.
  • Đối với tiêu chí RVC, chỉ khi nào sản phẩm (nguyên liệu hoặc hàng hóa) đáp ứng tiêu chí RVC tối thiểu (35% hoặc 40% hoặc 45% tùy từng mặt hàng) thì mới được xem xét cộng gộp và khi đó là cộng 100% trị giá FOB của nguyên liệu/ bán thành phẩm vào quá trình sản xuất tiếp theo để tạo ra thành phẩm.

– CO form AK giáp lưng

AKFTA quy định tên nhà xuất khẩu trên C/O giáp lưng và nhà nhập khẩu trên C/O gốc phải là một, điều này phần nào hạn chế thương mại 3 Bên nhưng có thể góp phần giúp cơ quan hải quan kiểm soát chặt chẽ luồng hàng vào ra và quá cảnh tại Bên thành viên trung gian, nhằm đảm bảo không thay đổi xuất xứ của hàng hóa ban đầu.

\>> Xem thêm: CO giáp lưng – Đảm bảo tính tuân thủ & hợp pháp của chứng nhận xứ giáp lưng

– Xử lý sai sót trên CO form AK

C/O mẫu AK cho phép lựa chọn (i) hoặc sửa C/O bị lỗi hoặc (ii) cấp mới C/O thay thế C/O bị lỗi – điều khoản này tương tự ATIGA và tiến bộ hơn ACFTA. Không được phép tẩy xóa hoặc viết thêm lên C/O. Mọi sửa đổi phải được làm dưới các hình thức sau:

  • Gạch bỏ chỗ có lỗi và bổ sung các thông tin cần thiết. Tất cả những thay đổi này phải được chấp thuận bởi người có thẩm quyền ký C/O và được Tổ chức cấp C/O xác nhận. Các phần còn trống sẽ được gạch chéo để tránh điền thêm, hoặc
  • Cấp một C/O mới để thay thế C/O bị lỗi. Tổ chức cấp C/O sẽ ghi rõ ngày cấp của C/O bị cấp lỗi trước đó lên C/O mới.

\>>Xem thêm:

  • Khắc phục sai sót thường gặp trong chứng nhận xuất xứ hàng hóa
  • Sự khác biệt về HS code trên CO và tờ khai hải quan

– Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: AKFTA chưa có điều khoản về cơ chế này.

\>>Xem thêm:

  • Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Những điều doanh nghiệp cần biết
  • Giải pháp tối ưu cơ chế tự chứng nhận xuất xứ – Đảm bảo tuân thủ & tối đa hóa ưu đãi thuế quan

Khuyến nghị giúp doanh nghiệp tối ưu chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form AK

Đầu tiên: khuyến nghị doanh nghiệp xin cấp CO form AK

Nhà quản lý/ trưởng bộ phận xuất nhập khẩu cần kiểm soát bộ hồ sơ đề nghị cấp CO form đáp ứng đủ các chứng từ sau:

– Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ ( theo mẫu số 3);

– Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;

– Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan (có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp). Các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp bản sao tờ khai hải quan;

– Bản sao hóa đơn thương mại ( có dấu sao y bản chính của thương nhân);

– Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn ;

– Bản kê định mức sản phẩm tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực)

– Bản kê khai định mức sản phẩm chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra ( đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể);

– Bản sao quy trình sản xuất ra hàng hóa (có dấu sao y bản chính của thương nhân);

– Bản sao tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (có dấu sao y bản chính của thương nhân ) trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất;

– Bản sao hợp đồng mua bán hoặc bản sao hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước ( có dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất. Trường hợp không có hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước thì phải có xác nhận của người bán hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi sản xuất ra nguyên liệu, hàng hóa đó;

– Bảng kê trừ lùi nguyên liệu đã sử dụng của từng tờ khai nhập khẩu hoặc hóa đơn giá trị gia tăng có trong bảng kê khai định mức sản phẩm

– Giấy phép xuất khẩu ( nếu có);

– Các chứng từ, tài liệu cần thiết khác. Trường hợp chưa có bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải đơn (hoặc chứng từ tương đương vận tải đơn), người đề nghị cấp C/O có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O. Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu thương nhân cung cấp bản chính của các bản sao trong bộ hồ sơ xin cấp C/O để đối chiếu một cách ngẫu nhiên, hoặc trong trường hợp có căn cứ rõ ràng để nghi ngờ tính xác thực của những chứng từ này và phải nêu rõ những căn cứ này bằng văn bản, có chữ ký của người có thẩm quyền ký C/O trên văn bản yêu cầu đó.

Lưu ý: Mã HS của hàng hóa phải ghi mã HS của bên nhập khẩu. Nếu mã HS của nước nhập khẩu khác với HS của nước nhập khẩu, người xin cấp C/O sẽ phải cam kết về tính chính xác của mã HS của nước nhập khẩu khi khai báo.

Thứ 2: Doanh nghiệp nên thực hiện đề nghị cấp CO theo quy trình sau:

Bước 1: Khai báo hệ thống trên website của Bộ Công thương: http://ecosys.gov.vn. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có đăng kí thương nhân, cần chuẩn bị hồ sơ thương nhận và xin cấp tải khoản trên hệ thống Ecosys.

Bước 2: Lấy số thứ tự và chờ được gọi tại quầy thích hợp

Bước 3: Nộp hồ sơ cho cán bộ tiếp nhận. Hồ sơ xin cấp CO sẽ được cán bộ kiểm tra và tư vấn cụ thể

Bước 4: Cấp số C/O, nhận dữ liệu CO từ Website

Bước 5: Cán bộ ký duyệt CO

Bước 6: CO được đóng dấu. Cơ quan quản lý lưu một bản, một bản trả CO hợp lệ cho doanh nghiệp xin cấp.

\>>Xem thêm:

  • Tối ưu thủ tục xin cấp CO – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
  • Quy trình khai báo và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO

Thứ 3: Doanh nghiệp check kỹ nội dung CO form AK

Sau khi nhận được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form AK, chủ doanh nghiệp/chủ bộ phận xuất nhập khẩu có thể check trước các thông tin trên chứng nhận xuất xứ hàng hóa trước khi phê duyệt/ tiến hành giai đoạn theo nhằm đảm bảo độ chính xác tuyệt đối và giảm thiểu rủi ro phát sinh.

Để rà soát lại CO form, mỗi doanh nghiệp cần chú ý các nội dung dưới đây:

– Ô số 1 và số 2: Thông tin thể hiện thông tin người bán (exporter) và người mua (importer). Thông tin này phải trùng khớp với Invoice và vận đơn (bill of lading)

– Ô số 3: Thông tin phương thức vận tải và phương tiện chuyên chở: bằng đường biển, đường hàng không hay đường bộ.

– Ô số 4: Thông tin dành cho cơ quan chức năng nước nhập khẩu (For Offical use): hàng hóa được hưởng ưu đãi (Preferent treatment given) hay không được hưởng ưu đãi (Preferent treatment not given)

– Ô số 5: Thông tin số thứ tự hàng hóa

– Ô số 6: Thông tin số và kí hiệu trển hiện hàng (Marks and number on packages)

– Ô số 7: Thông tin mô tả hàng hóa. Bao gồm: số lượng, khối lượng, quy cách đóng gói, mã HS code

– Ô số 8: Thông tin tiêu chí xuất xứ là thuần túy hay không thuần túy

– Ô số 9: Thể hiện số lượng và giá trị FOB của lô hàng

– Ô số 10: Thông tin số và ngày hóa đơn thương mại (invoice). Cần kiểm tra kĩ vì đây là thông số tham khảo quan trọng

– Ô số 11: Thông tin tên nước xuất khẩu , nhập khẩu , địa điểm và ngày xin CO, cùng với dấu của công ty xin CO

– Ô số 12: Thông tin chữ kí và dấu được kí bởi cán bộ duyệt CO.

– Ô số 13: Thông tin thể hiện những nội dung khác (others):

  • Third country invoicing: hóa đơn nước thứ ba
  • Back-to-back CO: C/O giáp lưng
  • Exhibitions: hàng phục vụ triển lãm

Dưới đây là biểu mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form AK:

Khai co trên ecosys bị lỗi c use năm 2024

Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form AK [Nguồn: Sưu tầm]

Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form AK [Nguồn: Sưu tầm]

\>> Khuyến nghị:

Nhà quản lý có thể trực tiếp check lại toàn bộ nội dung chứng nhận xuất xứ hàng hóa để đảm bảo sự chính xác của thông tin trên chứng nhận xuất xứ hàng hóa như trên và đáp ứng tiêu chuẩn của pháp luật Hải quan 2 quốc gia.

Hỗ trợ giải đáp một số câu hỏi thường gặp đối với CO form AK

Câu 1: Form AK 3 bên (Third Country Invoicing)

Trường hợp: Form AK được thể hiện như bên dưới: – Ô số 10: thể hiện số INVOICE của bên nhà sản xuất – Ô số 7: thể hiện số INVOICE của bên thứ 3 Hai số INVOICE này hoàn toàn khác nhau. Các thông tin còn lại trên C/O khớp với chứng từ bill, invoice, packing list. Câu hỏi: C/O form AK này có hợp lệ hay không?

Trả lời: Căn cứ Điều 21 Phụ lục V Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 25/6/2014 của Bộ Công Thương quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc

+ Cơ quan Hải quan nước thành viên nhập khẩu có thể chấp nhận C/O trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty đặt tại nước thứ ba hoặc bởi người xuất khẩu thay mặt cho công ty đó miễn là hàng hóa đáp ứng các quy tắc xuất xứ quy định tại Phụ lục I.

+ Người xuất khẩu hàng hóa phải đánh dấu cụm từ “hóa đơn phát hành bởi nước thứ ba” (Third Country Invoicing) và ghi rõ các thông tin về tên và nước của công ty phát hành hóa đơn nước thứ ba trên C/O

Vì vậy C/O form AK này hợp lệ!

Câu 2: CO AK không ghi tên tàu lên ô số 3?

Trả lời: Căn cứ quy định tại Phụ lục VII (mẫu C/O mẫu AK) của Thông tư 20/2014/TT-BCT ngày 25/6/2014 của Bộ Công Thương thì các nước thành viên có thể linh hoạt (as far as known) thực hiện việc ghi thông tin tại ô số 3 của C/O. Do đó, việc tại ô số 3 không ghi tên tàu, tên cảng dỡ hàng cụ thể (đã có nước nhập khẩu là Việt Nam) có thể xem xét chấp nhận.

Câu 3: Kê khai số hóa đơn của bên thứ 3 trên CO AK, VK

Trả lời: Việc thể hiện đồng thời số hóa đơn thương mại của người xuất khẩu tại ô số 10; và số hóa đơn thương mại của bên thứ ba tại ô số 13 đối với C/O mẫu KV hoặc số hóa đơn thương mại của nước thứ ba tại ô số 7 đối với C/O mẫu AK không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của C/O. (theo công văn số 6615/TCHQ-GSQL Tổng cục HQ)

Câu 4: Không khai báo thông tin số kiện hàng, loại kiện hàng tại ô số 7 trên C/O mẫu AK, KV

Theo hướng dẫn tại mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AK và VK (KV) ban hành kèm theo Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 25/6/2014 và Thông tư số 40/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015, ô số 7 của C/O khai báo số và loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao gồm số lượng (nếu có) và mã HS của nước nhập khẩu); thông tin mô tả hàng hóa phải đủ chi tiết để cán bộ hải quan có thể kiểm tra. Do đó, các thông tin mô tả hàng hóa trên ô số 7 C/O cần đầy đủ để cơ quan hải quan xác định hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa khai báo trên C/O.

Căn cứ quy định tại Mục 2.2.3 Quyết định số 4286/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2015, trong trường hợp C/O không thể hiện thông tin về số và kiện hàng tại ô số 7 nhưng cơ quan hải quan qua kiểm tra, đối chiếu C/O với các chứng từ khác trong bộ hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế (nếu có) và thông tin trên trang tra cứu điện tử của cơ quan cấp C/O Hàn Quốc, xác định hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa khai báo trên C/O thì cơ quan hải quan xem xét chấp nhận C/O.

Theo công văn số 61/TCHQ-GSQL của Tổng cục hải quan

Câu 5: Nếu mặt sau của C/O mẫu AK bị in ngược thì có hợp lệ không?

Trả lời: Trường hợp có thể tra cứu được thông tin về C/O mẫu AK số tham chiếu trên trang website của cơ quan cấp C/O Hàn Quốc, đối chiếu thấy đúng với bản giấy do doanh nghiệp xuất trình, thông tin trên C/O phù hợp với bộ hồ sơ hải quan và không còn nghi ngờ nào khác về tính hợp lệ của C/O thì đề nghị Cục Hải quan TP. Hà Nội xem xét chấp nhận C/O mẫu AK dẫn trên. Theo công văn số 864/GSQL-TH V/v mặt sau của C/O mẫu AK bị in ngược của Tổng cục hải quan

\>>Xem thêm:

Hướng dẫn Kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO chính xác, hiệu quả cao

Tổng hợp các Quy định Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO tại Việt Nam

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu đảm báo tính hợp lệ của CO form AK

– Bước đầu tiên, mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần đảm bảo xây dựng được hệ thống đội ngũ có khả năng rà soát chi tiết, chính xác các thông tin trên CO, đồng thời cập nhật và nâng cao kiến thức về CO cho mỗi nhân sự phòng ban xuất nhập khẩu của doanh nghiệp mình nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật hiện hành.

– Doanh nghiệp cần rà soát và đối chiếu hồ sơ chứng từ CO theo biên độ (v.d. tháng, quý,…), bao gồm:

+ Bút toán nhập – xuất – tồn của nguyên vật liệu giữa kế toán và hải quan;

+ Công cụ rà soát trừ lùi các nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất thành phẩm xuất theo CO,

– DN tận dụng triệt để “cơ chế một cửa quốc gia” hoặc nhờ đến sự cố vấn của các chuyên gia giàu kinh nghiệp thực chiến để tìm ra những lỗi sai còn tồn đọng trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nói chung và các vấn đề về hải quan nói riêng.

Kết luận

Thấu hiểu sâu sắc những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, đặc biệt là công tác rà soát giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form AK, TACA hân hạnh mang đến cho quý doanh nghiệp giải pháp tối ưu cung cấp cho quý doanh nghiệp đội ngũ chuyên gia chất lượng với chuyên môn sâu, kỹ năng thực chiến dày dặn mà còn mang đến cho doanh nghiệp “mạng lưới mối quan hệ” vững chắc hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ và tỷ lệ chấp thuận từ cơ quan Hải quan sớm nhất có thể thông qua dịch vụ rà soát CO dưới đây:

Cam kết hỗ trợ kê khai/ rà soát CO tuân thủ 100% theo đúng quy chuẩn của Tổng Cục Hải quan nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn & tối đa hóa mức thuế ưu đãi cho doanh nghiệp bạn.