Khái niệm khoa học và công nghệ là gì năm 2024

nghệ? Vai trò của khoa học và công nghệ? Phân biệt khoa học và công nghệ?........ Câu 1: Khoa học là gì? Công nghệ là gì? Vai trò của khoa học? Vai trò của công

  • Câu 2: Phân biệt khoa học và công nghệ:..................................................................
  • Câu 3: Đặc trưng của khoa học và công nghệ...........................................................
  • Câu 4: Tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ tới quản lý nhà nước..............
  • Câu 5: Mối quan hệ của khoa học và công nghệ......................................................
  • Câu 6: Trọng tâm cốt lõi của sự phát triển khoa học và công nghệ........................
  • Câu 7: Phân loại tổ chức khoa học công nghệ.........................................................
  • Câu 8: Đặc trưng của quản lí nhà nước về khoa học công nghệ.............................

nghệ? Vai trò của khoa học và công nghệ? Phân biệt khoa học và công nghệ?........ Câu 1: Khoa học là gì? Công nghệ là gì? Vai trò của khoa học? Vai trò của công

Câu 2: Phân biệt khoa học và công nghệ:..................................................................

nghệ?  Khái niệm khoa học theo Luật Khoa học và Công nghệ (Quốc hội, 2013), theo đó, khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. Vai trò của khoa học: Khoa học tự nhiên chỉ ra cho con người biết quy luật vận động của tự nhiên để con người đón được cái lợi và tránh được cái hại cho mình. Khoa học xã hội chỉ cho con người biết cảm thụ cái đẹp, biết cách làm việc, biết cách lao động, giải trí, cảm nhận và hưởng thụ nghệ thuật. Khoa học xã hội tập trung vào ba mặt chính: chỉ cho con người biết hợp tác, chỉ cho con người biết đấu tranh, chỉ cho con người biết hoàn thiện và bổ sung kiến thức cho mình.  Khái niệm công nghệ theo Luật Khoa học và Công nghệ (Quốc hội, 2013) như sau: Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Vai trò của công nghệ: - Công nghệ giúp con người có công cụ lao động, tăng năng suất và khả năng lao động - Công nghệ giúp con người gia tăng năng lượng bằng công cụ và kỹ thuật, kết hợp với khoa học, từ đó tăng khả năng lao động. - Công nghệ giúp con người làm chủ vật liệu, từ đó quyết định chất lượng của công cụ, tăng độ bền, độ chính xác và an toàn khi con người sử dụng công cụ, tăng năng suất và khả năng lao động cho con người.

Việc áp dụng khoa học và công nghệ là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trong nền kinh tế thị trường, việc áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ đã có những tác động:

  • Các yếu tố sản xuất như tư liệu sản xuất, lao động ngày càng hiện đại và đồng bộ.
  • Quy mô sản xuất mở rộng, thúc đẩy sự ra đời và phát triển của nhiều loại hình doanh nghiệp mới.
  • Tạo ra nhịp độ cao hơn trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và thay đổi trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây là đòn bẩy trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, xã hội càng phát triển thì vai trò đòn bảy của khoa học và công nghệ lại càng được thể hiện một cách sâu sắc.
  • Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới tăng cao.
  • Với Việt Nam, thành quả của khoa học và công nghệ và đặc biệt là sự đổi mới công nghệ đã mang lại những tín hiệu rất lạc quan trong việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội, tạo nên những diện mạo mới trong bức tranh phát triển đa sắc màu => Mục tiêu đưa Việt Nam sớm trở thành nước công nghiệp.
  • Là một công cụ quan trọng đối với phát triển con người và vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của xã hội. Những đóng góp quan trọng của hoạt động khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực tạo nên những kết quả và thành tựu rất đáng khích lệ.
  • Trong lĩnh vực nông nghiệp: hàng nghìn giống cùng quy trình sản xuất mới đã ra đời. Đóng vai trò lớn trong lai tạo, nhân giống cây trồng mới, tăng năng

suất thay thế giống nhập ngoại. Nhiều công nghệ mới được ứng dụng làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng giá trị sản xuất, đưa nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, cao su.

  • Trong lĩnh vực giáo dục: Trang bị cho con người những nguồn tri thức, kinh nghiệm quan trọng. Học tập và trau dồi tri thức một cách thường xuyên giúp con người đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Do vậy, lực lượng lao động không ngừng được nâng cao trình độ và chất lượng.
  • Trong lĩnh vực y tế: Nâng cao trình độ y học của nước ta lên ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới. Chủ động sản xuất được 9/10 loại vắc-xin phục vụ tiêm chủng mở rộng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong... Làm chủ nhiều quy trình chẩn đoán, điều trị hiệu quả nhiều bệnh mới phát sinh, nguy hiểm như SARS, cúm A/H5N1. Nhiều công nghệ kỹ thuật cao (xử lý tế bào gốc, tạo da để chữa bỏng...), phác đồ điều trị tiên tiến đã được áp dụng trong chuyên khoa tim mạch, sản, ngoại khoa.
  • Trong lĩnh vực công nghiệp: Giúp cải tiến, đổi mới công nghệ của các ngành, lĩnh vực và đang chứng tỏ hiệu quả trong thời gian qua. Việt Nam đã sản xuất được nhiều thiết bị cơ khí chính xác, siêu trường, siêu trọng; làm chủ công nghệ đóng tàu trọng tải lớn.
  • Ngoài ra, những kết quả phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại điện tử cũng là một chìa khóa để giúp nước ta thành công hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Câu 3: Đặc trưng của khoa học và công nghệ...........................................................

  • Khoa học là kết quả những phát hiện của con người
  • Những phát minh này không thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất
  • Khoa học thường được phân loại theo khoa học tự nhiên và khoa học xã hội (Khoa học tự nhiên khám phá nhưng quy luật của tự nhiên xung quanh chúng ta. Khoa học xã hội nghiên cứu cách sống cách hành động và ứng xử của con người)
  • Không có độc quyền, không mua bán được do là những tri thức, qui luật khách quan mà con người không thể tác động vào mà chỉ có thể tìm ra và ứng dụng nó
  • Các tri thức khoa học có thể phổ biến rộng rãi  Đặc trưng của công nghệ
  • Các giải pháp kỹ thuật của công nghệ đóng góp trực tiếp vào sản xuất và đời sống (VD: công nghệ đúc kim loại giúp con người từ thời đồ đá bước sang thời đồ đồng, giúp tăng năng suất lao động)
  • Được sự bảo hộ của nhà nước dưới hình thức sở hữu công nghiệp. (VD: bảo vệ quyền sáng tác của các nhà thơ khi tác phẩm của họ được đưa vào âm nhạc. Bài thơ “Gánh mẹ” của nhà thơ Trương Minh Nhật và nhạc sĩ Quách Beem)
  • Công nghệ khác với khoa học, vì nó là sự sáng tạo của con người, vận dụng các tri thức khoa học vào sản xuất và chế tạo công cụ cho nên công nghệ hoàn toàn có thể trở thành thứ hàng hóa để mua bán. Vì có thể mua bán cho nên công nghệ cần sự bảo hộ của nhà nước dưới hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ hoặc quản lý việc mua bán công nghệ.

(VD: Các công thức pha chế đồ uống, công thức nấu ăn)

  • Công nghệ do là kết quả của sự sáng tạo của con người trong việc vận dụng các tri thức khoa học khách quan, nên người ta có thể tùy biến cách vận dụng công nghệ vào đời sống và sản xuất. Từ đó, cho ra những sản phẩm hoặc công cụ phù hợp với yêu cầu của con người. (VD: Có thể thay đổi các công thức nấu ăn phù hợp với khẩu vị vùng miền)

Câu 4: Tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ tới quản lý nhà nước..............

Ứng dụng KH-CN trong quản lý hành chính nhà nước đóng một vai trò quan trọng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bối cảnh quốc tế và trong nước đặt ra sự cần thiết tất yếu của sự thay đổi này. Nền kinh tế thế giới đang biến đổi rất sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, về chức năng và phương thức hoạt động. Dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá, công nghệ năng lượng v.... Đây là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại: nền kinh tế thế giới đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế thông tin - kinh tế tri thức, nền văn minh loài người đang chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và KHCN giữ vai trò then chốt trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững. Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đến năm 2020 nước ta về cơ bản sẽ trở thành nước công nghiệp, đồng thời cũng xác định là chúng ta sẽ phải “tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới, từng bước phát triển kinh tế tri thức”. Ứng dụng KH - CN trong quản lý hành chính nhà nước là vấn đề quan trọng nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính điện tử (Chính phủ điện tử); giúp cho việc xử lý thông tin nhanh, chính xác, đầy đủ, phục vụ tốt cho tổ chức, người dân và doanh nghiệp. Việc đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin góp phần phục vụ và phát triển kinh tế - xã hội; đóng góp trực tiếp và hiệu quả cho cải cách hành chính nhà nước, cho sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Khoa học và công nghệ, là kết quả sự vận dụng những hiểu biết, tri thức khoa học của con người để sáng tạo cải tiến các công cụ, phương tiện phục vụ cho sản xuất và các hoạt động khác. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ được phát triển qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử.

  • Khoa học tác động đến công nghệ.
  • Phát hiện khoa học mở đường cho phát minh và sáng tạo công nghệ. Tri thức khoa học làm nền tảng cho hoạt động công nghệ
  • Khoa học là nền tảng đưa công nghệ vào đời sống. Tri thức khoa học trong lĩnh vực hoạt động của con người là nền tảng để con người dựa vào đó phát minh ra các công cụ máy móc hỗ trợ trong đời sống và công việc.
  • Không có lý thuyết khoa học thì không có các ứng dụng công nghệ. Dựa vào các lý thuyết khoa học, các nhà phát minh sử dụng nó để sáng tạo nhằm tạo ra được dụng cụ lao động đúng theo ý muốn của người sử dụng hoặc tạo ra các vật theo nhu cầu của người dùng trên thị trường.

Câu 6: Trọng tâm cốt lõi của sự phát triển khoa học và công nghệ........................

Về công nghiệp và chế tạo máy

  • Chế tạo máy là ngành công nghiệp chủ yếu tạo ra các công cụ lao động giúp cong người nâng cao năng suất lao động, tăng cường hiệu quả lao động. Vì thế nhà nước ta có việc phát triển công nghệ chế tạo máy là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc ứng dụng thành tựu công nghệ vào sản xuất phục vụ cho đời sống. Ngành chế tạo máy bị chi phối bởi các kỹ thuật liên quan.

Đó là công nghệ thông tin - ứng dụng máy móc vào các dây chuyền sản xuất hạn chế sự can thiệp của con người giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo độ an toàn cho con người; công nghệ sản xuất vật liệu như đúc, hàn, nhiệt luyện, xử lý bề mặt, gia công chính xác... những công nghệ này giúp nâng cao chất lượng công cụ làm ra, đồng đều chất lượng sản phẩm, tạo độ an toàn và tin cậy khi sử dụng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất.

  • Ngành công nghiệp chế tạo máy đòi hỏi nhà nước quan tâm nâng cao năng lực thiết kế và chế tạo các dây chuyền sản xuất cho các ngành công nghiệp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài, đảm bao

tính độc lập và an ninh nói chung, tăng sự tự chủ với nền kinh tế quốc gia, qua đó bảo đảm đời sống cho người dân.

  • Nghiên cứu quy hoạch dân cư và quy hoạch khu đô thị phù hợp với nhu cầu chuyển dịch kinh tế. Lý do cho việc này đó là khi áp dụng khoa học và công nghệ và sản xuất, đặc biệt là công nghiệp hóa nông nghiệp và mở rộng các nhà máy sản xuất công nghiệp thì sẽ dẫn đến tình trạng số lượng người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp giảm đi do đã được thay thế bằng các loại máy móc, số nhân lực lao động tại các nhà máy và khu công nghiệp tăng lên đột ngột, số lượng nhân lực hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cũng tăng theo vì cơ cấu lao động chung là giảm bớt nhân lực trong nông nghiệp và công nghiệp đồng thời nhu cầu cuộc sống của con người thay đổi và nâng cao, đòi hỏi có nhiều ngành phục vụ hơn để đáp ứng các nhu cầu của họ. Tất cả những điều này là nguyên nhân dẫn tới việc có sự di dân từ vùng nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp. Điều này khiến cho mật độ dân số ở các nơi thay đổi và nhu cầu cuộc sống cũng thay đổi. Khiến cho những nhà quy hoạch đô thị phải có tính toán để đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, tránh các ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nhân dân.
  • Về y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân
  • Nghiên cứu các vấn đề y sinh cơ bản, ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe con người, các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu, cải thiện dinh dưỡng, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất thuốc và thiết bị y tế

Câu 7: Phân loại tổ chức khoa học công nghệ.........................................................

  • Theo thẩm quyền thành lập Tổ chức khoa học và công nghệ gồm các loại quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 như sau:
    • Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;
    • Chính phủ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Chính phủ;
    • Toà án nhân dân tối cao thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Tòa án nhân dân tối cao;

Câu 8: Đặc trưng của quản lí nhà nước về khoa học công nghệ

  • Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nhằm thực thi quyền lực nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nhắm:
  • Xác lập một trật tự ổn định
  • Phát triển xã hội theo những mục tiêu mà giai cấp cầm quyền hướng đến trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
  • Đặc trưng
  • Tính linh hoạt lớn hay còn gọi là tính co giãn, đàn hồi, cơ động
  • Tính tổng thể do khoa học và công nghệ có tính chất kế thừa và làm nền tảng cho nhau (VD: Các nguyên lý, định lý của vật lý, các phương trình hóa học, các quy luật của xã hội là nền tảng nghiên cứu, phát triển)
  • Tính điều hòa phối hợp do khoa học và công nghệ liên quan đến mọi mặt của đời sống, chi phối mọi hoạt động kinh tế - xã hội nên chúng ta cần nghiên cứu để úng dụng khoa học và công nghệ vào đời sống một cách hiệu quả

Tính dự báo và lâu dài do quá trình phát triển khoa học và công nghệ là liên tục, chúng ta phải dự báo trước một thời gian dài để có phương án quản lý phù hợp.