Khai niệm lựa chọn thị trường mục tiêu

Theo trang Startup Nation, có một số yếu tố doanh nghiệp cần đầu tư định hướng ngay từ khi bắt đầu kinh doanh. Trong đó, xác định thị trường mục tiêu là gì sẽ giúp đem về lợi nhuận và phát triển doanh nghiệp trong dài hạn.  

Thị trường mục tiêu hay còn biết đến là target market, Thị trường nói chung bao gồm tất cả các khách hàng tiềm năng và hiện tại đối với sản phẩm hay dịch vụ, liên quan đến đến các yếu tố có khả năng tiếp cận, nhu cầu sử dụng, mong muốn, nguồn tài chính để thực hiện hành vi trao đổi.

Khai niệm lựa chọn thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu là gì? – Cách xác định thị trường mục tiêu để hiểu rõ khách hàng (Ảnh: The Balance)

Thị trường mục tiêu (target market) được hiểu là sự phân đoạn khách hàng vào những nhóm nhất định phù hợp với hướng đi riêng của từng doanh nghiệp. Nghĩa là, thị trường mục tiêu là phần thị trường trong đó tồn tại tất cả các khách hàng tiềm năng của một doanh nghiệp và doanh nghiệp phải thu hút và đáp ứng được nhu cầu để biến họ thành khách hàng trung thành.

>> Có thể bạn quan tâm: Thị trường ngách là gì?

Chỉ tất cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, nó liên quan tới các yếu tố khả năng tiếp cận, nhu cầu sử dụng, nguồn tài chính để thực hiện hành vi trao đổi. Thị trường cũng là nơi trao đổi giữa người mua và người bán nhằm đem lại giá trị cho các bên.

Thị trường mục tiêu thì chỉ sự phân đoạn khách hàng vào nhóm nhất định phù hợp với chiến lược, bước đi của từng doanh nghiệp. Có thể hiểu đơn giản hơn thì thị trường mục tiêu chính là phần thị trường bao gồm những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện chiến lược nhằm thu hút nhóm khách hàng này và đáp ứng được nhu cầu của họ, biến khách hàng thành khách hàng trung thành.

Nhiều chủ doanh nghiệp mắc sai lầm khi nghĩ rằng sản phẩm tốt và chất lượng sẽ được tất cả mọi người yêu thích. Sự thật là dù sản phẩm có chất lượng đến đâu thì nó chỉ hữu ích với một nhóm người nhất định.

Khai niệm lựa chọn thị trường mục tiêu

Tầm quan trọng của thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng là gì, định vị thị trường là gì

Vậy làm sao bạn biết rằng mình đang bán cho đúng người? Thay vì lãng phí thời gian và tài nguyên vào số đông, bạn có thể dành tổng lực cho tập hợp các đối tượng tiềm năng gọi chung là “thị trường mục tiêu”. Nếu điều đó chưa đủ thuyết phục, 3 lý do sau đây sẽ xóa bỏ nghi ngờ của bạn về tầm quan trọng của việc hiểu rõ thị trường mục tiêu.

Là người sản xuất, bạn luôn mong muốn cải thiện sản phẩm/ dịch vụ của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Nhưng làm bằng cách nào khi bạn chưa biết chính xác họ là ai? Một khi thị trường mục tiêu được xác định cụ thể, chi tiết, người sản xuất có thể nhận định được các tính năng, tiện ích bổ sung khách hàng mong muốn và phát triển sản phẩm theo hướng đó.

Thị trường mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp mang đến cho khách hàng một kết quả khả thi và đáp ứng đúng mong đợi. Sản phẩm có thể được giới thiệu với những lợi ích chính xác trong tương lai, điều đó đem tới hiệu quả cao hơn bạn tưởng.

Khai niệm lựa chọn thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu là gì? Tầm quan trọng trong việc kiểm soát kỳ vọng.

Thứ nhất, hạn chế tình trạng khách hàng có những kỳ vọng thiếu thực tế với sản phẩm/ dịch vụ. Thứ 2, doanh nghiệp cũng sở hữu được nhóm khách hàng thực sự hài lòng với sản phẩm/ dịch vụ của mình và sẵn sàng quay lại lần sau.

Hiển nhiên, việc biết rõ khách hàng tiềm năng và gom họ thành thị trường mục tiêu khiến quảng cáo trở nên dễ dàng hơn nhiều lần. Nắm được thông tin về thị trường mục tiêu, tức là hiểu hành vi khách hàng, họ thích đọc báo hay tạp chí, họ thích giải trí bằng hình thức nào, họ sử dụng mạng xã hội nào thường xuyên, và quan trọng hơn, nhân tố chính khiến họ đưa ra quyết định mua hàng là gì?

Bằng các kết quả tìm kiếm, nghiên cứu đó, bạn hoàn toàn có thể tạo nên một thông điệp thích hợp và dễ ghi nhớ đối với thị trường.

>> Có thể bạn quan tâm: KPI là gì

Qua biểu đồ dưới đây thì bạn có thể dễ dàng nhận thấy được rằng quá trình khách hàng trong thị trường tiềm năng để biến thành khách hàng chính thức của doanh nghiệp sẽ giảm dần, nó còn tùy vào chính sách và chiến lược marketing tiếp cận của doanh nghiệp, qua đó sẽ tạo lòng tin và giữ chân khách hàng, chính vì vậy việc làm cho khách hàng tiềm năng thành khách hàng chính thức sẽ vô cùng khó khăn, doanh nghiệp có càng nhiều khách hàng chính thức thì doanh nghiệp đó càng thành công.

Khai niệm lựa chọn thị trường mục tiêu

Các cấp độ của thị trường, thị trường mục tiêu bao gồm những gì

Kết Luận

Trong thị trường rộng lớn và không ngừng mở rộng hiện nay, khán giả sẽ không lắng nghe trừ khi thông điệp có ý nghĩa với họ. Hiểu mục đích truyền thông và thị trường mục tiêu là gì sẽ cho bạn hiệu quả hấp dẫn đáng ngạc nhiên, điều mà hầu như mọi doanh nghiệp đều muốn có được.

Thao Nguyen – Marketing AI

Lựa chọn thị trường mục tiêu đúng, phù hợp với doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, gia tăng doanh thu hiệu quả và tăng tốc phát triển đường dài. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng đưa ra được lựa chọn thị trường mục tiêu đúng đắn. Cùng Cloudify tìm hiểu thông qua bài viết dưới nhé! 

1. Thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường mục tiêu hay Target Market là sự phân loại khách hàng theo từng nhóm phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Thị trường này sẽ bao gồm những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Mỗi doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều thị trường mục tiêu khác nhau. 

Ví dụ: Bạn kinh doanh sản phẩm sữa bột, thì thị trường mục tiêu của cửa hàng có thể hướng tới các mẹ bỉm sữa, hoặc những single mom có khả năng kinh tế chi trả một khoản tiền nhất định cho việc bổ sung sữa ngoài. 

Thị trường luôn rộng lớn, nhu cầu tiêu dùng cũng vô hạn, một người có thể từ không có nhu cầu trở thành có nhu cầu chỉ trong một cái chớp mắt sau khi xem chương trình quảng cáo trên mạng. Việc xác định thị trường mục tiêu và trả lời được câu hỏi lựa chọn thị trường mục tiêu là gì sẽ giúp doanh nghiệp có những phương án chăm sóc, phát triển khách hàng, đưa ra các chiến lược phù hợp để đáp ứng nhu cầu, thu hút khách hàng để họ trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc tìm đúng thị trường mục tiêu sẽ hỗ trợ cạnh tranh và tìm ra lối đi bền vững, lâu dài. 

Đọc thêm: Những thông tin cơ bản về platform quản lý doanh nghiệp toàn diện

2. Tại sao phải lựa chọn thị trường mục tiêu? Thị trường và thị trường mục tiêu có phải là một? 

Khái niệm thị trường mục tiêu tương đối rõ ràng, tuy nhiên không phải ai cũng có thể phân biệt và đưa ra các thị trường mục tiêu phù hợp với sản phẩm và sự phát triển kinh doanh của mình. 

Thị trường là tất cả những người có thể trở thành khách hàng, là nơi trao đổi hàng hóa giữa người bán và người mua. Trong khi đó thị trường mục tiêu sẽ bao gồm một nhóm nhỏ những người mua hàng phù hợp với định vị thương hiệu. Thị trường mục tiêu là tập hợp con của thị trường. 

Ví dụ: Cùng là cửa hàng bán sữa bột nhưng: 

Thị trường bao gồm tệp khách hàng rộng lớn như bố bỉm sữa, mẹ bỉm sữa, single mom, ông, bà, cô, dì, chú bác mua sữa cho cháu.v.v. 

Trong khi đó mỗi doanh nghiệp sẽ có một thị trường mục tiêu riêng như: 

Doanh nghiệp A lựa chọn hướng đến những người single mom mạnh mẽ. Trong khi doanh nghiệp B lại hướng tới những người mẹ bỉm sữa, hoặc những người mẹ ít sữa và sữa bột là lựa chọn đáng tin dùng, tăng sức đề kháng hiệu quả thay thế sữa mẹ. 

Ngoài ra doanh nghiệp A có thể lựa chọn thị trường mục tiêu sữa ngoại và doanh nghiệp B lựa chọn sữa nội. 

Việc xác định đúng thị trường mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đúng hướng và có thể bứt phá trong thời gian ngắn. So với việc lan man với tệp khách hàng rộng lớn, lựa chọn đúng thị trường mục tiêu hỗ trợ kiểu soát kỳ vọng dễ dàng, từ đó cũng nâng cao chất lượng sản phẩm, điều chỉnh giá cả phù hợp. 

Đọc thêm: Hiểu đúng về ERP và CRM – Sự khác biệt quan trọng

3. Phương án lựa chọn thị trường mục tiêu mang lại doanh thu bứt phá 

Phương án 1: Chỉ tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định 

Đây là phương án được không ít các doanh nghiệp lớn lựa chọn. Việc sở hữu một thị trường mục tiêu duy nhất sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tập trung. Thông qua các chiến lược marketing tập trung, doanh nghiệp hoàn toàn đưa ra được những phán đoán về nhu cầu và insight người dùng, từ đó đưa ra những chiến lược phát triển lâu dài nhắm đến tệp khách hàng này. 

Rủi ro của phương án này là nếu xuất hiện một đối thủ cạnh tranh mới, thị phần của doanh nghiệp dễ dàng bị sụt giảm. Giống trường hợp một miếng bánh nhỏ nhưng phải chia cho nhiều người ăn. 

Một ví dụ điển hình là Tribeco – Hãng nước ngọt nổi tiếng của Đức. Trước đây Tribeco từng thống trị thị trường Việt trong khoảng đầu thập niên 90, sau khi Pepsi xuất hiện và thực hiện các chiến dịch nổi bật, Tribeco đành chấm dứt thời kỳ hoàng kim ngắn ngủi tại đây. 

Khai niệm lựa chọn thị trường mục tiêu
Phương án nào tốt nhất khi lựa chọn thị trường mục tiêu?

Phương án lựa chọn 2: Chuyên môn hóa sản phẩm phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng

Thay vì sở hữu nhiều sản phẩm, dịch vụ nhưng lại không có mẫu nào nổi bật, lựa chọn thị trường mục tiêu theo phương án này sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn và đẩy mạnh một sản phẩm/dịch vụ duy nhất. 

Ưu điểm: 

– Doanh nghiệp không cần đầu tư quá nhiều vào khâu sản xuất và các mối lo về nguyên vật liệu 

– Dễ dàng chuyên môn hóa, phát triển sản phẩm theo nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng. Đặc biệt trong sự thay đổi của thời đại và làn sóng Covid, việc thay đổi để phù hợp là yếu tố cực kỳ cần thiết

Hạn chế: 

– Không có nhiều lựa chọn cũng như các phương án dự phòng 

Đây được xem là điểm rủi ro nhất của phương án này. Khi xuất hiện một sản phẩm mới hơn, công nghệ cao hơn và có khả năng thay thế sản phẩm/dịch vụ thì khả năng cao doanh nghiệp sẽ mất hoàn toàn thị phần mà không hề có phương án dự phòng sau đó. 

Đọc thêm: 3 Kỹ năng quản lý bán hàng dành cho người mới bắt đầu

Phương án 3: Lựa chọn một số thị trường mục tiêu có chọn lọc 

Thay vì phát triển duy nhất ở một thị trường mục tiêu như phương án 1 hay lựa chọn cho mình một sản phẩm duy nhất, chuyên biệt như phương án 2 thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể phân tích và phát triển ở nhiều thị trường mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên điều này phải được cân nhắc và phân tích kỹ lưỡng, có chọn lọc 

Ưu điểm: Lựa chọn thị trường mục tiêu này hỗ trợ tối đa hóa rủi ro cho doanh nghiệp. Khi phát triển ở nhiều thị trường mục tiêu khác nhau, doanh nghiệp sẽ vẫn có một lượng khách hàng dự phòng ở thị trường mục tiêu A nếu xuất hiện đối thủ cạnh tranh ở thị trường mục tiêu B. Do đó, dễ dàng cân bằng chi phí và phát triển nhanh chóng ở thị trường khác. 

Tuy nhiên, để áp dụng phương án này, cá nhân, doanh nghiệp cũng cần sở hữu tiềm lực lớn để có thể phát triển ở nhiều thị trường mục tiêu khác nhau. Tránh trường hợp phát triển ở thị trường mục tiêu này mà bỏ quên các thị trường còn lại, trải dài nhân lực, tiêu tốn chi phí và doanh thu lại trì trệ.

Đọc thêm: 3 Lợi ích quản lý bán hàng bằng mã vạch mang lại

Phương án 4: Chuyên môn hóa thị trường, nhiều sản phẩm ở một thị trường mục tiêu 

Đây được xem là phương án được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất trong các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu. Khi thực hiện phương án, doanh nghiệp sẽ sản xuất, kinh doanh nhiều sản phẩm đề phục vụ cho một thị trường mục tiêu duy nhất. 

Ví dụ, đối với thị trường mục tiêu về y tế, doanh nghiệp hoàn toàn có thể phát triển nhiều sản phẩm khác nhau như kim tiêm, bông băng, giường bệnh. 

Đối với thị trường nhà bếp, cá nhân, doanh nghiệp có thể thực hiện bày bán các sản phẩm liên quan như dao, dĩa, thớt, bát, đũa.v.v. 

Ưu điểm  của phương án lựa chọn thị trường mục tiêu này là doanh nghiệp dễ dàng bán nhiều sản phẩm cho một đối tượng khách hàng duy nhất, tối ưu chi phí quảng cáo. Ngược lại, nếu thương hiệu bị khách hàng từ bỏ thì tổn thất mang lại cũng hết sức nặng nề 

Việc lựa chọn đúng thị trường mục tiêu sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đưa ra kế hoạch hay hoạch định chiến lược phù hợp nhằm mang lại doanh thu bứt phá trong giai đoạn nước rút cuối năm. Hy vọng với những gợi ý vừa rồi của Cloudify, doanh nghiệp dễ dàng đưa ra hướng đi phù hợp. Đừng quên theo dõi để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích về quản lý doanh nghiệp và bán hàng hiệu quả!