Khử clo trong nước máy để nuôi cá

Bài này Blog Chăm Sóc Vật Nuôi sẽ chia sẻ cách khử clo trong nước máy giúp bạn thoả mãn đam mê nuôi cá cảnh của mình. Chất lượng nước đảm bảo chính là yếu tố quyết định tới sự phát triển của nhiều loài cá cảnh. Mỗi nguồn nước hiện nay đều có đặc điểm riêng biệt.

Bạn rất đam mê chơi cá thuỷ sinh nhưng nguồn nước duy nhất nhà bạn có chỉ là nước máy, không thích hợp cho sự phát triển của cá thì phải làm sao?

Nếu chúng ta không xử lý khí clo dư trong nước máy trước khi nuôi cá sẽ dẫn tới tỷ lệ cá chết rất cao, lên tới 95% so với nhiều nguồn nước khác. Nước máy nói chung đảm bảo tiêu chuẩn bởi nó được cung cấp bởi nhà máy nước thành phố. Mặc dù đã được xử lý sạch sẽ nhưng cũng không tránh khỏi những thành phần dư thừa còn tồn tại kèm theo như clo, asen, natri,…

Những hợp chất này nếu chưa được xử lý, khi tiếp xúc với cá sẽ khiến chúng không thể thích nghi được. Dễ nhận thấy nhất là tình trạng cá bỏ ăn, màu sắc tái nhạt, ít vận động, sau một thời gian sẽ lên cơn co giật và chết hàng loạt.

Cách khử clo trong nước máy nuôi cá

Có nhiều cách xử lý khử clo trong nước máy khi nuôi cá cảnh. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn.

Lắp máy sục khí hoặc sử dụng nước cũ cho bể cá

Bạn có thể lắp đặt hệ thống sục khí, bổ sung oxy cho bể cá thuỷ sinh để khi clo bay hơi nhanh hơn. Biện phát này có thể khử clo rất hiệu quả. Ngoài ra, một cách thủ công rất đơn giản khác đó là phơi nước máy ngoài trời nắng trước vài ngày trước khi thay nước.

Khử clo trong nước máy để nuôi cá
Có thể lắp đặt hệ thống sục khí, bổ sung oxy cho bể cá thuỷ sinh để khi clo bay hơi nhanh hơn

Sau vài ngày, khí clo dư trong nước máy sẽ bay hơi và chất lượng nước sẽ được đảm bảo hơn.

Sử dụng chất khử clo cho bể cá

Bạn có thể sử dụng các dung dịch khử clo cho bể thuỷ sinh có bán nhiều tại các cửa hàng phụ kiện cá cảnh. Các loại dung dịch này đều có giá khá rẻ và có định lượng riêng cho từng loại. Vì thế, trước khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các hoạt chất sau để khử clo trong nước máy:

Sử dụng Sodium Thiosulfate

Khí clo tồn tại trong nước máy dưới dạng acid HoCl. Bạn có thể sử dụng Sodium để khử clo trong nước. Tuy nhiên, đây là chất tương đối độc với cá và các loài thuỷ sinh nên cần sử dụng đúng liều lượng. Tránh dùng quá liều, hoạt chất này sẽ làm giảm nồng độ oxy hoà tan khiến cá bị ngạt.

Khử clo trong nước máy để nuôi cá
sử dụng Sodium để khử clo trong nước

Tình trạng sử dụng quá liều Sodium có thể nhận biết bằng việc cá lờ đờ, sưng mang hoặc cháy vây cho đến chết.

Sử dụng Vitamin C

Đây là hoạt chất thay thế Sodium rất tốt vì không có độc tính, không làm giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước. Bạn tiến hành nghiền viên Vitamin C và hoà tan rồi đổ vào bể thuỷ sinh đồng thời khi châm nước máy.

Khử clo trong nước máy để nuôi cá
nghiền viên Vitamin C và hoà tan rồi đổ vào bể thuỷ sinh

Tránh sử dụng quá nhiều Vitamin C vì có thể làm giảm nồng độ pH trong bể.

Lưu ý khi nuôi cá cảnh

Ngoài những biện pháp khử clo trong nước máy bên trên, chúng ta cũng cần nắm rõ kỹ thuật chăm sóc để đảm bảo mang lại cho đàn cá môi trường sống đảm bảo nhất.

Thay thế nước bể cá

Tuỳ theo nhu cầu sử dụng và sở thích của mỗi người mà bể cá thuỷ sinh nuôi cá có những kích thước khác nhau. Dựa vào mật độ cá trong bể để có thể thay nước đúng cách. Nuôi nhiều cá sẽ phải thay nước thường xuyên hơn bởi bể cá sẽ nhanh đục do thức ăn dư thừa, cặn bã và mùi hôi của nước cũ.

Khử clo trong nước máy để nuôi cá
Nuôi nhiều cá sẽ phải thay nước thường xuyên hơn bởi bể cá sẽ nhanh đục

Các tiểu cảnh, thiết bị lắp đặt đi kèm cũng cần được cọ rửa, vệ sinh định kỳ để đảm bảo chất lượng nước tốt nhất cho đàn cá của bạn. Ngoài ra, mỗi lần thay nước chỉ nên thay từ 30 đến 50% lượng nước mới, tránh cá bị sốc nước và chết.

Thời gian thay nước

Thời gian thay nước một phần ảnh hưởng bởi mật độ cá trong bể. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào những thiết bị, hệ thống trang bị đi kèm có khả năng kéo dài chất lượng nước hơn mà cá vẫn khoẻ mạnh.

Khử clo trong nước máy để nuôi cá
Thời gian thay nước một phần ảnh hưởng bởi mật độ cá trong bể

Điển hình là hệ thống lọc nước và máy sục khí chất lượng cao sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian thay nước và đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho cá cảnh.

Vệ sinh bể cá

Vệ sinh bể cá định kỳ giúp đàn cá luôn thoải mái, phát triển tốt nhất bằng cách:

Sử dụng hệ thống lọc nước dành riêng giúp nước trong bể bớt ô nhiễm, các chất cặn bã hàng ngày, thức ăn thừa đều được máy lọc loại bỏ phần nào.

Dùng ống xi phông để hút các chất bẩn trong bể cá mà không nhất thiết phải thay nước.

Nuôi kèm các loài cá dọn bể, mút rong giúp bể thuỷ sinh luôn trong sạch

Chú ý tới nồng độ pH của nước, nên duy trì chỉ số này ở mức độ ổn định nhất có thể.

Khử clo trong nước máy để nuôi cá

Như vậy, chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu cách khử clo trong nước máy để nuôi cá cảnh. Chắc hẳn những kinh nghiệm trên sẽ giúp bạn có thể mang lại cho bể cá của mình nguồn nước trong sạch hơn. Từ đó sở hữu bể cá sinh động và khoẻ mạnh dài lâu.

Hướng dẫn xử lý nước máy nuôi cá cảnh. Nếu bạn muốn nuôi cá cảnh bằng nước máy thì cần phải xử lý clo trong nước rồi mới tiến hành các bước nuôi cá sau.

1. Nuôi cá cảnh bằng nước máy được không?

Trong trường hợp không xử lý hết clo trong nước thì tỷ lệ cá chết sẽ lên 95% so với các nguồn nước khác.

Tuy nguồn nước máy được các công ty cấp đã được xử lý cơ bản và sạch sẽ nhưng khi cung cấp đến cho người tiêu dùng thì không tránh khỏi nhiễm những tạp chất dư thừa từ môi trường xung quanh như clo, nitri, asen…

Cho nên, nguồn nước máy nhiễm các tạp chất này mà không được xử lý trước khi nuôi cá thì bạn sẽ thấy hiện tượng cá có những triệu chứng bỏ ăn, bơi lội chậm, màu sắc nhợt nhạt, sau một thời gian bạn sẽ thất cá bị co giật và chết.

2. Các yếu tố trong nước máy ảnh hưởng đến cá cảnh

Cá với nước là một sự gắn kết, đó là môi trường sống của cá, cũng giống như con người sống trên cạn. Cho nên môi trường sống sẽ là yếu tố góp phần quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của cá.

Như chúng ta cũng đã biết, nước đối với cá tương đồng với mọi sinh vật cần không khí nhưng vấn đề ở đây chúng ta cần quan tâm đó là sự ô nhiễm trong nước máy gồm những thành phần gì gây hại đến cá cảnh?

Clo (Chlorine): tồn tại trong nguồn nước máy xuất phát từ việc khử trùng của nhà máy nước. Tuy nhiên, nếu sử dụng nước này để nuôi cá thì nên để nó bốc hơi trong vòng 2-3 ngày. Trong trường hợp sử dụng nước máy trực tiếp có thể sử dụng Thiosulfat sodium để khử Chlorine

Flouride: đây là một chất hóa học nguy hiểm, nó được tồn tại trong nước cũng từ việc khử trùng của nhà máy nước. Khi đun sôi thì nó sẽ bay đi hết. Có thể xử lý bằng cách sục khí hoặc để nước vài ngày rồi mới sử dụng. Thông thường trong nước, hàm lượng chất này không cao, ảnh hưởng ít, dễ dàng bay hơi khi sử dụng hồ cá

Độ pH: pH trong nước lý tưởng để nuôi cá từ hơi acid (6) đến trung tính (7) hoặc hơi kiềm (8). Nếu như là nước biển thì độ pH từ 8.1 – 8.3. Có thể kiểm tra độ pH bằng giấy quỳ hoặc bộ test pH có bán tại các cửa hàng bán cá kiểng

Nhiệt độ của nước: đây cũng là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến việc nuôi cá cảnh với môi trường xung quanh. Tùy theo môi trường sống của từng loài cá, do đó chúng ta cần phải tìm hiểu xem chú cá của bạn có môi trường sống thích hợp ở nhiệt độ nào.

3. Khử clo trong nước máy để nuôi cá cảnh

3.1. Phơi nước máy để khử clo

Trữ nước máy trong các bồn chứa, hồ chữa nước, xô, chậu…. không đậy nắp nhé để khí clo bốc hơi dễ dàng, nếu để ngoài ánh nắng càng tốt, sau 24h có thể dùng để nuôi cá.

3.2. Dung dịch khử clo trong nước máy:

Cửa hàng cá cảnh có bán chai dung dịch khử clo giá 20k/Chai (Nhỏ khoảng 4 giọt/10 lít nước máy)

3.3. Sử dụng Vitamin C khử clo trong nước máy (Ascorbic acid)

Vitamin C là chất thay thế “Hypo” tuyệt vời vì không độc và không làm sụt giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước. Phản ứng trung hòa của Vitamin C như sau:

C5H5O5CH2OH + HOCl –> C5H3O5CH2OH + HCl + H2O

Công thức: 2.5 phần Vitamin C khử được 1 phần clor.

Nồng độ clor trong nước máy là 0.2 mg/lít.

Như vậy 1 viên Vitamin C 500mg có thể khử clor cho 500/2.5/0.2 = 1000 lít (1 mét khối)!

1/4 viên đủ để khử clor cho hồ có kích thước 100 x 50 x 50 cm. Nghiền nát Vitamin C, hòa tan trong chén và đổ vào hồ trước khi châm nước máy!

Lưu ý: cần trữ vitamin C trong tủ lạnh đề phòng thuốc bị phân huỷ. Đối với cá dĩa, cá rồng thì dùng quá liều vitamin C khiến pH giảm đôi chút cũng không sao.

3.4. Sử dụng chất khử “Hypo” (Sodium Thiosulfate) Na2S2O3

Clor tồn tại trong nước dưới dạng Hypochlorous acid HOCl. Các phản ứng trung hòa của “Hypo” như sau: Na2S2O3 + 4HOCl + H2O –> 2NaHSO4 + 4HCl Na2S2O3 + HOCl –> Na2SO4 + S + 4HCl

2Na2S2O3 + HOCl –> Na2S4O6 + NaCl + NaOH

“Hypo” có bán ở chợ Kim Biên và khu dụng cụ y tế đường Tô Hiến Thành, giá khoảng 5000 đ/kg. Công thức: pha 0.5 kg Hypo trong 2 lít nước – tỷ lệ khử là 1 giọt/10 lít nước máy. Các bạn có thể lấy bất kỳ lọ thuốc cũ hay dụng cụ thí nghiệm nào để trữ dung dịch khử.

Lưu ý: tránh dùng quá liều bởi vì: đây là chất tương đối độc đối với cá, chất này làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước khiến cá bị ngạt. Hậu quả của việc dùng quá liều tùy theo mức độ, từ lờ đờ, sưng mang cho đến cháy vây và chết!

Nguồn: Sưu tầm.

Xem thêm:  Hướng dẫn xử lý nước giếng khoan nuôi cá cảnh