Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô năm 2024

Nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong đời sống và phát triển kinh tế, ngành kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô hiện nay đang ngày càng phát triển. Vậy Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô là gì? Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô là gì? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô năm 2024

I. Thực trạng kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

Hiện nay, so với các loại hình vận tải khác thì kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô chiếm tỷ lệ tương đối cao và phục vụ được nhu cầu của nhiều người. Nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong đời sống và phát triển kinh tế, ngành nghề kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô ngày càng phát triển. Chất lượng phương tiện đã được cải thiện, nhiều xe chất lượng tốt được đưa vào khai thác, dịch vụ vận tải được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm hạn chế khi lượng vận tải ô tô tăng lên, việc cạnh tranh gay gắt giữa các lực lượng vận tải, cùng với sự thiếu chặt chẽ, đồng bộ trong công tác quản lý của các cơ quan nhà nước đã khiến những mặt tiêu cực trong lĩnh vực vận tải đường bộ vẫn tồn tại và có chiều hướng gia tăng làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác đảm bảo an toàn giao thông.

II. Quy định pháp luật kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

1. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô là gì? Thuộc ngành nghề kinh doanh có hay không có điều kiện?

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô năm 2024
Căn cứ vào STT 71 Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 thì kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm những hình thức kinh doanh nào?

Theo Điều 66 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô bao gồm:

  • Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định;
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định;
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền;
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải;
  • Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.

- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô bao gồm:

  • Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường;
  • Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải;
  • Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng;
  • Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm.

Như vậy, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm hình thức kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa.

3. Điều kiện để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì?

Theo Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
  • Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
  • Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
  • Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
  • Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

- Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi và phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
  • Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;
  • Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai.

- Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ và phải có đủ các điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định tại khoản 1 Điều này, phải có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định.

Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô năm 2024
Như vậy, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm những hình thức kinh doanh sau: kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.

4. Quy định​​​​​​​ về xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa

Theo Điều 46 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT (sửa đổi tại Thông tư 17/2022/TT-BGTVT) quy định về xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa như sau:

- Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải đáp ứng các quy định tại khoản 6 Điều 9 và Điều 14 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP cụ thể::

  • Khoản 6 Điều 9 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP: Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”, xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”, xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường và xe taxi tải phải có phù hiệu “XE TẢI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
  • Đáp ứng các điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô theo quy định.

- Phải được niêm yết các thông tin theo quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Vị trí niêm yết thông tin

  • Đối với xe ô tô tải, xe đầu kéo: niêm yết ở mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái;
  • Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc có thùng chở hàng: niêm yết ở mặt ngoài hai bên thùng xe;
  • Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc không có thùng chở hàng: niêm yết thông tin trên bảng bằng kim loại được gắn với khung xe tại vị trí dễ quan sát bên cạnh hoặc phía sau.

- Xe ô tô vận tải hàng hóa phải có kích thước thùng xe đúng theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

- Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm; đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

- Phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ” gắn trên xe công-ten-nơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này; Phù hiệu “XE TẢI” gắn trên xe tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này; phù hiệu “XE ĐẦU KÉO” gắn trên xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc theo mẫu quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.

5. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô phải đảm bảo hợp đồng vận chuyển hàng hóa có đầy đủ những nội dung nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 10/2020/TT-BGTVT quy định chung về hợp đồng vận chuyển hàng hóa như sau:

- Hợp đồng vận chuyển hành khách, hàng hóa phải có đầy đủ các nội dung tối thiểu sau:

  • Thông tin về đơn vị kinh doanh vận tải ký hợp đồng: Tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, người đại diện ký hợp đồng;
  • Thông tin về lái xe: Họ và tên, số điện thoại;
  • Thông tin về hành khách hoặc người thuê vận tải (tổ chức hoặc cá nhân): Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế (nếu có);
  • Thông tin về xe: Biển kiểm soát xe và sức chứa (trọng tải);
  • Thông tin về thực hiện hợp đồng: Thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc hợp đồng (ngày, giờ); địa chỉ điểm đầu, địa chỉ điểm cuối và các điểm đón, trả khách (hoặc xếp, dỡ hàng hóa) trên hành trình vận chuyển; cự ly của hành trình vận chuyển (km); số lượng khách (hoặc khối lượng hàng hóa vận chuyển);
  • Thông tin về giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;
  • Quy định về trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện hợp đồng vận chuyển, trong đó thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước; quyền, nghĩa vụ của bên vận chuyển, hành khách hoặc người thuê vận tải; số điện thoại liên hệ tiếp nhận giải quyết phản ánh, khiếu nại, tố cáo của hành khách; cam kết trách nhiệm thực hiện hợp đồng và quy định về đền bù thiệt hại cho người thuê vận tải, hành khách.

Như vậy, hợp đồng vận chuyển cần phải đảm bảo một số thông tin phải có trên hợp đồng như thông tin về đơn vị kinh doanh vận chuyển; thông tin về lái xe, người thuê vận tải; thông tin về xe; thông tin về thực hiện hợp đồng, giá trị của hợp đồng và trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện hợp đồng vận chuyển.

Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô năm 2024

III. Giải đáp một số câu hỏi về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

1. Quy định về Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) khi kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô như thế nào?

Căn cứ vào Điều 47 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về Quy định về Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) như sau:

  • Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) do đơn vị kinh doanh vận tải phát hành và phải đảm bảo theo quy định tại khoản 11 Điều 9 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP: Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành và có các thông tin tối thiểu gồm: Tên đơn vị vận tải; biển kiểm soát xe; tên đơn vị hoặc người thuê vận tải; hành trình (điểm đầu, điểm cuối); số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, trước khi thực hiện vận chuyển, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.
  • Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho người lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải (Giấy vận chuyển).
  • Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải (Giấy vận chuyển).

Theo như quy định trên thì giấy vận tải sẽ do đơn vị kinh doanh vận tải tự phát hành theo hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.

2. Người lái xe kinh doanh vận tải hàng hóa có trách nhiệm gì?

Theo Điều 49 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về quyền hạn, trách nhiệm của người lái xe kinh doanh vận tải hàng hóa như sau:

  • Thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định.
  • Khi vận chuyển hàng hóa, người lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của người lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Người lái xe điều khiển phương tiện có sử dụng phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải phải có thiết bị truy cập được giao diện thể hiện hợp đồng vận tải điện tử, giấy vận tải (giấy vận chuyển) điện tử trong quá trình vận chuyển.
  • Trước khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, người lái xe yêu cầu người chịu trách nhiệm xếp hàng hóa lên xe ký xác nhận việc xếp hàng vào Giấy vận tải; từ chối vận chuyển nếu việc xếp hàng không đúng quy định của pháp luật.
  • Có quyền từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với loại xe thuộc đối tượng phải lắp) hoặc có lắp nhưng không hoạt động; phương tiện xếp hàng vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép tham gia giao thông.
  • Không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, camera lắp trên xe.
  • Không chở quá khối lượng hàng hoá cho phép tham gia giao thông hoặc vượt quá khổ giới hạn của xe được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô.
  • Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.

3. Có giới hạn số lượng xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không?

Theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

- Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể:

  • Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;

  • Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
  • Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định.

(Note hình: van-tai)

Theo đó, pháp luật không giới hạn số lượng xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa, số lượng phương tiện tham gia kinh doanh vận tải hoàng hóa sẽ theo phương án kinh doanh đã được duyệt.

4. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô có phải tập huấn nghiệp vụ vận tải cho lái xe không?

Căn cứ khoản 1 Điều 48 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 02/2021/TT-BGTVT quy định Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa:

  • Thực hiện các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 7 Điều 14, Điều 16 và Điều 54 của Thông tư này.

Tại khoản 5 Điều 16 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe như sau:

- Đơn vị kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Đảm bảo đúng các nội dung về Đối tượng tập huấn, Thời điểm tập huấn, Cán bộ tập huấn theo quy định;
  • Trong quá trình tổ chức tập huấn đơn vị kinh doanh vận tải được phối hợp với đơn vị vận tải khác, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, hiệp hội vận tải ô tô địa phương, cơ sở đào tạo người lái xe ô tô, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, các trường đào tạo từ trung cấp trở lên (các trường có chuyên ngành vận tải) để tổ chức tập huấn cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe;
  • Trước khi tổ chức tập huấn, đơn vị tổ chức tập huấn thông báo đến Sở Giao thông vận tải địa phương về kế hoạch tập huấn, địa điểm, danh sách cán bộ tập huấn và danh sách học viên tham dự tập huấn để kiểm tra, giám sát;
  • Cấp Giấy chứng nhận đối với những người đã hoàn thành tập huấn theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này; lưu hồ sơ chương trình tập huấn và kết quả tập huấn tối thiểu trong 03 năm.

Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe theo quy định.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô. Kế đó, quý khách có thể đưa ra quyết định lựa chọn Luật sư của NPLaw bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc là người đại diện theo ủy quyền khi tham gia tố tụng.

Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về vấn đề kinh doanh vận tải hàng hoá bằng xe ô tô để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau: