Laập đàn hóa giải sông tô lịch chiều hôm qua năm 2024

Nhiều người dân Hà Nội gần đây chuyền nhau đọc tờ báo lẫn bản photo đăng bài “Thánh vật ở sông Tô Lịch” theo lời của ông Nguyễn Hùng Cường, đội trưởng thi công nạo vét số 12. Câu chuyện kỳ lạ này đậm chất huyền bí.

Laập đàn hóa giải sông tô lịch chiều hôm qua năm 2024

Sông Tô Lịch thu hút sự quan tâm của người dân. Ảnh: Gia Đình Xã hội

Tháng 9/2001, đội thi công số 12, Công ty Xây dựng VIC, do ông Nguyễn Hùng Cường làm đội trưởng, trong khi nạo vét sông Tô Lịch thuộc địa phận làng An Phú, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã phát hiện được di vật cổ rất lạ. Đó là 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông, tạo thành một đa giác đều. Tại đó có các bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai, táng giữa các cọc gỗ.

Ngoài ra, họ còn phát hiện được tấm gỗ vàng tâm có bát quái, một số đồ gốm, xương voi, ngựa, dao, tiền đồng... Sau đó, nhóm công nhân đã rút những cọc gỗ đó lên, lấy các bộ hài cốt chôn tại nghĩa trang Bát Bạt, Hà Tây.

Vào thời điểm đó, Bảo tàng Hà Nội đã mời một số nhà khoa học lịch sử, khảo cổ đến hiện trường xem xét. Cuộc hội thảo diễn ra tháng 12/2001 với sự hiện diện của những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về lịch sử, khảo cổ nhằm đưa ra những nhận định mang tính khoa học. Lãnh đạo Tổng công ty Liên doanh xây dựng VIC cũng tham dự.

Tại cuộc hội thảo năm 2001, cố GS Trần Quốc Vượng đặt giả thiết nơi thi công đang ở vị trí cửa phía Tây của La Thành, cổng phía Tây của Hoàng thành… Trước đây, cổng Hoàng thành ngoài lính còn có thần trấn giữ 4 cửa (Thăng Long tứ trấn) và có yểm bùa hay còn làm lễ hiến sinh.

Theo GS Vượng, hiện tượng có dải cát dài khoảng 200 m khác hẳn so với những đoạn sông khác có thể là vào thời Lý do sự hợp lưu của sông Tô và sông Nhuệ đã làm đổi dòng chảy của sông Tô. Vì vậy, đã tạo cho địa tầng nơi đây bị tụ cát thành một dải.

"Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa hiện tượng sông Tô bị lở do đổi dòng và mắt nhà vua bị đau đã tạo nên một lễ trấn yểm, trong đó có những bộ xương người cùng những hiện vật khác chăng?", GS Vượng đặt vấn đề.

Đồng tình với quan điểm trên, PGS. TS Đỗ Văn Ninh cho rằng đây là một trong 6 “ủng môn” còn sót lại duy nhất, khá rõ nét, đáng tin cậy để nghiên cứu về những ủng thành khác đã được nhắc và ghi lại trong một số bản đồ cổ.

Sau cuộc hội thảo đó, cơ quan chức năng, các chuyên gia, nhà khoa học không còn quan tâm nhiều lắm. Mọi chuyện tưởng đã khép lại, bỗng gần đây một tờ báo đăng tải lại những câu chuyện huyền bí có liên quan đến khúc sông trên qua lời kể của ông Nguyễn Hùng Cường.

Theo lời của ông Cường trên báo, không chỉ những rủi ro của người tham gia thi công, mà cái chết của một số nhân vật nổi tiếng như GS Trần Quốc Vượng và Thượng tọa Thích Viên Thành cũng liên quan đến sự huyền bí của sông Tô Lịch.

Trích lời ông Nguyễn Hùng Cường trên báo về cái chết của GS Trần Quốc Vượng và Thượng tọa Thích Viên Thành.

- “Khách mang tiền đến, chưa kịp đếm tiền thì thật là kinh hãi, chiếc tước không ai đụng tay vào tự nhiên vỡ đôi, rồi vỡ vụn. Khách co giò bỏ chạy. Ngay sau đó tôi cũng sợ hãi quá, mang nốt mấy cái đồ cổ còn lại ra Hà Nội gặp GS Trần Quốc Vượng và cho hết ông. GS Trần Quốc Vượng lúc đó vừa lấy vợ mới đang rất vui vẻ, ông cứ cười tôi về sự yếu bóng vía. Ông giải thích cho tôi là đồ ngâm lâu dưới nước, khi đưa ra ngoài không khí nước bốc hơi làm cho gốm bở ra rất dễ vỡ, nhắc lên nhắc xuống nhiều nó sẽ tự nứt vỡ. Chuyện cái tước không có gì liên quan đến tâm linh. Tôi thì quá sợ nên không dám giữ một món đồ nào nữa. Tôi không ngờ đó là lần gặp gỡ cuối cùng của tôi với GS Trần Quốc Vượng, vì chỉ ít lâu sau ông mất đột ngột. Trong thâm tâm tôi có cảm giác mấy món đồ cổ từ trận đồ trấn yểm đã làm hại ông. Tôi cũng nhớ ông có xin mấy món đồ lúc ông đến công trình”.

- "Đến tháng 11/2001 nhờ tích cực vận động, tôi đã mời được Thượng toạ Thích Viên Thành ở Chùa Hương về làm lễ cúng cho tôi ở hiện trường. Vừa đến hiện trường, thầy đã ngồi xuống nhắm mắt niệm Phật. Niệm một lúc thầy đứng lên nói: Đây là trận đồ trấn yểm rất nguy hiểm; Vì vậy các đệ tử thầy sẽ lập đàn tràng hoá giải. Sau đó thầy lập đàn tràng ở bờ sông hoá giải trấn yểm. Lễ xong, thầy Thích Viên Thành nói với mọi người: “Mặc dù thầy đã cố hoá giải nhưng anh em phải cẩn thận, còn anh Cường thì phải chịu nhiều hậu quả, gia đình, anh em con cháu cũng gặp hoạ”. Rồi buồn buồn thầy nói: “Vì cái đàn tràng này tính mạng thầy cũng khó giữ”. Ba tháng sau, thầy Thích Viên Thành hoá. Các đệ tử nói thầy mất vì trận đồ trấn yểm ở sông Tô Lịch”.

Thấm thoát đã cuối năm, trời trở rét, chỉ còn anh em thân thiết với tôi là ở lại làm. Tôi cho đóng cọc thép sâu tới 4m rồi làm cữ thép chấm nước. Lạ thay cứ bơm sạch thì nước lại cữ lại vỡ. Lúc này một số báo chí đã nói tới những sự kỳ lạ xung quanh công trình trên sông Tô Lịch đoạn qua làng An Phú này.

Bảo tàng Hà nội, rồi Viện tâm lý, các nhà ngoại cảm cận tâm lý đều đã tổ chức các cuộc họp tại công trình. Kết luận cuối cùng là… không giải thích được. Phía các nhà sử học, khảo cổ học giải thích rằng nằm trong quần thể của Tây thành Đại La (có thể là Ngọ Môn), nhiều người còn yêu cầu khôi phục di tích này, phía các nhà tâm linh, dịch học thì nói đây là trận đồ yểm tà ma, không cho xâm phâm kinh thành, vì là trận đồ nên đã giam giữ rất nhiều ma mãnh, những bộ xương người mà tôi đào được rất có thể là xương người bị tế sống chôn lúc làm lễ trấn yểm. Cũng theo họ tôi đã động đến trận đồ đó, phá hủy nó, giải thoát cho bao nhiêu tà ma nên nó ám vào làm hại những người có mặt lúc đó, mặt khác thánh thần cũng căm giận việc làm của tôi nên ra tay trừng phạt. Chuyện thánh thần ma quỷ thì không ai nhìn thấy, nhưng những rủi ro mà chúng tôi phải chịu thì quá đáng sợ.

Có một hôm đóng cữ mới, bơm nước cạn chuẩn bị đào để kè bờ thì phát hiện có thêm một cọc gỗ. Dùng máy xúc nhổ mãi không được, tôi giao nhiệm vụ cho anh Thùy (người Ninh Bình) xuống chặt cụt đi để lấy chỗ làm. Ngay đêm hôm đó anh bị cảm nặng sốt cao, phải đưa vào bệnh viện. Nhưng kinh khủng hơn sáng hôm sau điện thoại từ gia đình anh điện lên mẹ anh bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não. Đến chiều thì tin lên đứa con anh đang học lớp 7 bước từ trên hè xuống sân ngã gãy xương đùi, mặc dù từ hè và sân chỉ cách nhau 30cm. Đến sáng hôm sau thì mẹ anh bị đứt mạch máu não. Đang sốt anh Thùy cũng phải vùng dậy chạy vào đền làm lễ mới bỏ về. Sau này tôi mới biết nhà anh còn gặp nhiều chuyện không may nữa, phải cúng lễ rất nhiều anh mới sống sót được.

Nhưng bỏ không làm nữa cũng không được. Đã đổ dồn hết vốn vào đây mà bỏ đi thì không chỉ chết một mình tôi mà chết cả nhà, cả họ. Xin nhắc lại là công ty VIC trúng thầu nhưng làm từng đoạn, các đội nhận khoán lại, phải tự bỏ tiền ra làm rồi thanh toán sau. Mặc dù tôi đã báo cáo lãnh đạo công ty nhiều lần, báo chí cũng đã nói đến chuyện này nhưng ông Nguyễn Quang Hưng – Giám đốc công ty tư vấn không quan tâm giúp đỡ. Ngược lại ông còn nhạo báng chê trách chúng tôi không biết làm việc.Vì vốn liếng, vì sĩ diện của một kỹ sư xây dựng, tôi bàn với anh em thân tín quyết tâm làm đến cùng. May thay ông Nguyễn Trường Tiểu – Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty VIC ủng hộ tôi rất nhiều trong công việc này (hiện nay ông Tiểu đang làm Phó Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng Hà nội). Được sự giúp đỡ của ông, tôi đã mời được thầy Mão, một thầy từ phủ nổi tiếng, nhà ở Vĩnh Tuy- Hà nội, đến làm lễ tế tại công trường. Nhiều lần tôi và ông Tiểu đến mời ông Mão và cuối cùng đến tháng 8/2002 ông Mão nhận lời lập đàn tràng giải trận đồ bát quái cho tôi. Đàn lớn lắm, có đủ cờ phướn, hương án, lê mận, hoa quả… Trong danh sách chủ lễ có đủ ban giám đốc công ty VIC, nhưng ông Hưng không đến dự, cúng lễ hai ngày hai đêm, hàng trăm người đến xem ầm ĩ một khúc sông. Cúng xong ông Mão nói với tôi: “Cậu đào khúc sông này là cậu khổ rồi. Bây giờ cậu có thể làm xong việc nhưng nhà cậu sẽ gặp nhiều tai vạ lớn. Tôi làm lễ cho cậu cũng sẽ bị trả giá. Mặc dù tôi không chết nhưng e rằng sẽ khó được như trước”.

Ngay sau khi cúng sau, chúng tôi cùng về nhà thì ông Mão ngất đi. Từ lúc đó, trong gần nửa tháng, người nhà ông Mão đưa ông đi khắp các bệnh viện, không bác sĩ nào biết ông bị bệnh gì, còn ông Mão thì lúc mơ, lúc tỉnh, lúc thì kêu đau đầu… Cứ vậy mãi sau ông mới khỏi, nhưng từ đó sức khỏe yếu hắn đi. Trước đây tôi không tin là thầy Thích Viên Thành chết vì tai họa sông Tô Lịch nhưng từ khi chứng kiến ông Mão ốm thì tôi tin rằng thầy Thích Viên Thành chết vì tà ma sông Tô Lịch thật. Nhưng là nhất là từ lúc lập đàn tràng lần thứ 2 do ông Mão chủ lễ công việc có vẻ suôn sẻ hơn. Cữ dựng lên không bị phá vỡ nữa, kè đập cũng không bị sạt lở, chúng tôi làm được gần 150m dài, quá 1/3 đoạn sông tôi nhận. Tôi quyết định dừng công việc tại đây.

Nhưng tai họa thì không dừng lại, vào ngày tôi hết sạch tiền, định cho anh em công nhân nghỉ việc thì tự nhiên một anh công nhân lên cơn động kinh ngay tại công trường, miệng sùi bọt mép, mất hoàn toàn ý thức. Lúc tan cơn co giật anh vẫn mê sảng mồm lảm nhảm: “Trả *** đây, trả *** đây”. Ngay hôm sau tôi được tiếp một người quen mới từ Lào về. Đó là anh Tuấn, một cán bộ Ủy ban Dân tộc Trung ương. Năm trước, trong lúc chúng tôi đào trận bát quái anh có đến thăm và chọn trong các đồ cổ xúc ở dưới sông lên, xin một cái bát hoa cúc đời Lý, anh mang về bày ở trong nhà. Từ ngày ấy gia đình lục đục, làm ăn thất bại. Vừa rồi anh có đi công tác sang Lào có ông một thầy cúng vừa nhìn thấy anh đã hốt hoảng: “Anh có cầm vật gì của người âm không?”, anh trả lời “Không có ạ”, ông thầy cúng lắc đầu: “Anh phải nhớ thật kỹ đi, tôi thấy sau lưng anh có rất nhiều người âm đang đòi anh cái gì đấy, hình như là bát ăn cơm thì phải. Anh lấy của họ dưới sông làm họ không có bát ăn cơm. Anh phải trả họ ngay không thì gay go đấy”.

Anh Tuấn nhớ lại chuyện cái bát sợ quá phải bỏ dở chuyến công tác, quay về Hà nội sắm lễ vật làm lễ tạ tội và trả cái bát vào lòng sông đúng chỗ chúng tôi múc lên hôm đó là ngày 24/7/2002.

Chuyện còn rất dài, tai họa còn rất nhiều, ba ngày sau đó, bố đẻ tôi đột ngột ra đi và nhiều chuyện nữa đã xảy ra mà tôi sẽ kể chi tiết sau. Bởi ngay đến hôm nay gia đình tôi vẫn còn phải chịu nhiều oan khuất. Em gái tôi là Nguyễn Thị Bích Hợp bán bảo hiểm cho PJICO, chỉ bán bảo hiểm cho công ty Thái Phong, không tham ô tham nhũng đồng nào, chỉ vì các ông giám đốc, phó tổng giám đốc tham ô tiền tỷ mà phải ra tòa. Ai biết chuyện cũng thương mà không giúp gì được. Dự kiến phiên tòa sẽ bắt đầu vào ngày 10/4/2007. Tôi lo em tôi sẽ bị tù oan. Thế là em tôi đi tù tại tôi, tại tôi *** ngốc đã nhận thi công đoạn sông ấy, đã đụng vào trận đồ bát quái ghê gớm ấy. Đã có quá nhiều người chết, đã có quá nhiều người bị nạn, bị thương tật. Tôi cầu mong thần thánh mười phương, cầu mong các vị quan tòa anh minh cứu giúp em tôi, cứu giúp gia đình nhà tôi.