Làm hóa đơn điều chỉnh tăng giảm tiền hàng năm 2024

Khảo sát: sau khi đọc và thực hiện theo tài liệu, Anh/Chị vui lòng cho MISA biết có xử lý được vấn đề theo tài liệu này không, qua khảo sát nhanh Tại đây

Cập nhật 30/11/2023

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

  • (Web) Lập thông báo hóa đơn máy tính tiền sai sót gửi CQT
  • (Web) Xử lý hóa đơn đặt in, tự in theo nghị định 51/2010/NĐ-CP
  • (Web) Xử lý hóa đơn lập từ hệ thống khác sai sót
  • (Web) Lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn lập từ hệ thống khác sai sót
  • (Web) Lập hóa đơn điều chỉnh/thay thế áp dụng nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15
  • (Web) Lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đặt in, tự in theo nghị định 51/2010/NĐ-CP

Giải đáp miễn phí qua facebook

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng

Hóa đơn điều chỉnh tăng giảm được dùng khi kế toán viết sai hóa đơn làm ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hay tiền thuế được khấu trừ, mà hai bên đã kê khai thuế. Các sai sót có xảy ra như: sai số lượng hàng hoá, đơn giá, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng…

Theo điều 20, thông tư 39/2014/TT-BTC thì Cách viết hóa đơn điều chỉnh như sau: “Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… “

Hoá đơn điều chỉnh giảm không được ghi số âm (-).

AM Accounting lưu ý với các bạn: Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.” (Theo khoản 7, điều 3 của Thông tư 26/2015/TT-BTC Có hiệu lực: 01/01/2015 )

Sau đây AM Accounting sẽ đưa ra một sai sót cụ thể rồi chúng ta sẽ tiến hành lập hóa đơn điều chỉnh:

1. Cách lập hóa đơn điều chỉnh giảm:

Ví Dụ: Công ty TNHH Bảo An mua 12 máy tính ASUS của công ty TNHH Hoàng Anh, đơn giá: 22.000.000đ/chiếc ( chưa thuế), theo HĐ số 0001234, ký hiệu: AA/13P, ngày 30/01/2017. Công ty TNHH Bảo An đã thanh toán, lấy hóa đơn và nhận đủ hàng và đã kê khai thuế vào ngày Q1/2017. Đến ngày 22/05/2017 công ty TNHH Bảo An phát hiện sai về đơn giá của máy tính trên hóa đơn sau khi đã kê khai thuế vào Q1/2017. Giá ghi trong hợp đồng chỉ 20.000.000 (chưa thuế).

AM Accounting sẽ hướng dẫn các bạn cách xử lý và lập lại hóa đơn điều chỉnh sai sót trong trường hợp này:

– Vậy là kế toán bên công ty Hoàng Anh đã ghi sai đơn giá, tăng 2.000.000 (chưa thuế) / chiếc.

– Vậy là chúng ta phải đi làm điều chỉnh giảm đơn giá của máy tính ASUS.

Trình tự thực hiện như sau:

– Sau khi phát hiện ra sai sót thì bên công ty Hoàng Anh và công ty TNHH Bảo An phải lập biên bản ghi nhận sai sót hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót. Tải về tại đây: Biên bản điều chỉnh hóa đơn GTGT

– Và công ty TNHH Hoàng Anh lập hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá của máy tính theo mẫu sau:

Làm hóa đơn điều chỉnh tăng giảm tiền hàng năm 2024

Các bạn thấy trong mẫu hóa đơn điều chỉnh giảm bên trên không hề ghi âm nha

Xem thêm: Cách điều chỉnh hóa đơn viết sai thuế suất

Hướng dẫn kê khai thuế hóa đơn điều chỉnh:

Theo công văn Số: 3430/TCT-KK, ngày 21 tháng 08 năm 2014 của tổng cục thuế thì:

“Căn cứ quy định nêu trên, đối với hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu, giảm thuế theo quy định thì thực hiện kê khai:

– Đối với bên bán hàng thì thực hiện kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm vào Bảng kê mẫu 01-1/GTGT và ghi giá trị âm.

– Đối với bên mua thì thực hiện kê khai mẫu 01-2/GTGT và ghi giá trị âm.”

(CÁC BẠN KÊ KHAI VÀO KỲ LẬP HÓA ĐƠN ĐIỀU CHỈNH NHÉ)

Trong ví dụ của hóa đơn trên: Nếu công ty Hoàng Anh kể khai thuế GTGT theo quý thì hóa đơn điều chỉnh giảm đó sẽ kê vào quý 2/2017.

Chú ý: Để thể hiện là hóa đơn điều chỉnh giảm khi kê khai thuế các bạn để giá trị của tiền hàng và tiền thuế trong ngoặc (…). ví dụ trên là (2.400.000).

Cách xử lý các sai sót khác về hóa các bạn xem tại đây: Cách xử lý viết sai hóa đơn giá trị gia tăng

2. Cách lập hóa đơn điều chỉnh tăng: Tăng đơn giá – doanh thu

Ngày 20/3/2016 Xuất hóa đơn bán 1 điều hòa Cột đơn giá ghi 7,900,000

Ngày 5/5/2016 Phát hiện sai sót GIÁ ĐÚNG 9,700,000

Hóa đơn ngày 20/3/2016 đã dùng để KK Thuế

Hai bên lập BB xác nhận sai sót ghi sai đơn giá: ghi thấp hơn 1,800,000

Sau khi lập biên bản xác nhận sai sót (hai bên ký đóng dấu, mỗi bên giữ 1 bản) Bên bán xuất hóa đơn điều chỉnh tăng như sau:

Chọn vào hóa đơn gốc bị sai sót, các dữ liệu trên hóa đơn điều chỉnh đã kế thừa các dữ liệu trên hóa đơn gốc.

Ghi lý do điều chỉnh hóa đơn

Lý do điều chỉnh ghi rõ theo mẫu sau: “Điều chỉnh …… từ …… thành ……”.

Ví dụ: Điều chỉnh giảm giá hàng bán sản phẩm X từ 500,000đ thành 450,000đ

Làm hóa đơn điều chỉnh tăng giảm tiền hàng năm 2024

Bước 2: Điền thông tin nội dung hóa đơn điều chỉnh

Nội dung của hóa đơn điều chỉnh được điều chỉnh theo nguyên tắc “Sai ở đâu chỉnh ở đó”. Đặc biệt lưu ý không ghi các thông tin đúng trên hóa đơn điều chỉnh mà chỉ ghi những thông tin điều chỉnh.

Làm hóa đơn điều chỉnh tăng giảm tiền hàng năm 2024

Bước 3: Ký số và gửi người mua

Thực hiện cách xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm, ký số hóa đơn và gửi cho người bán. Nếu hóa đơn điện tử của bạn có mã của cơ quan thuế thì bạn thực hiện xuất, ký số hóa đơn và gửi cho cơ quan thuế để được cấp mã mới, sau đó mới gửi cho người mua.

Làm hóa đơn điều chỉnh tăng giảm tiền hàng năm 2024

2. Các trường hợp cần xuất hóa đơn điều chỉnh giảm

Doanh nghiệp cần xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm trong các trường hợp cụ thể sau:

  • Hóa đơn viết sai: Là hóa đơn đã được lập và giao cho người mua hoặc người bán, mà người mua đã nộp thuế và sau đó phát hiện hóa đơn có sai sót: Số lượng hàng bán, giá bán,…cao hơn so với thực tế và cần phải điều chỉnh.
  • Chiết khấu thương mại: Khoản chiết khấu thương mại được lập vào cuối kỳ hoặc khi kết thúc chương trình chiết khấu thương mại thì hóa đơn điều chỉnh giảm sẽ được lập kèm theo bảng kê số hóa đơn, số tiền, số tiền thuế điều chỉnh.
  • Giảm giá hàng bán: Hóa đơn điều chỉnh giảm được lập trường hợp doanh nghiệp phát hiện hàng lỗi, hàng kém chất lượng sau khi đã lập hóa đơn và hạch toán doanh thu, quyết định giảm giá cho khách hàng
  • Doanh nghiệp phát hiện hàng hóa lỗi, hàng kém chất lượng khi đã lập hóa đơn và hạch toán doanh thu, doanh nghiệp quyết định giảm giá cho khách hàng. Lúc này cần lập hóa đơn điều chỉnh giảm cho hóa đơn ban đầu.
  • Điều chỉnh giảm doanh thu: Quyết toán sau công tác xây dựng, lắp đặt thấp hơn giá trị tạm tính ban đầu.

3. Quy định pháp lý cho việc xuất hóa đơn điều chỉnh giảm

Căn cứ pháp lý cho việc xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm tại Khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định như sau:

Trường hợp hóa đơn đã được lập và giao cho người mua hay người bán, hàng hóa đã giao, dịch vụ đã được cung ứng, thuế do người bán và người mua kê khai. Sau đó phát hiện có sai sót thì người bán và người mua thỏa thuận và lập văn bản ghi rõ sai sót, bên cạnh đó người bán cần lập hóa đơn điều chỉnh ghi rõ nội dung điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế GTGT…, thuế GTGT cho hóa đơn số…, ký hiệu…

Căn cứ vào hóa đơn đã điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai doanh số mua, bán, thuế đầu ra, thuế đầu vào. Lưu ý: Hóa đơn điều chỉnh không được ghi nhận số âm (-).

4. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cách xuất hóa đơn điều chỉnh giảm

Xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm doanh thu phụ thuộc vào những yếu tố như giảm thuế suất, giảm giá hàng bán, giảm số lượng hàng hóa hay chiết khấu thương mại. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu cách xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm cho các yếu tố trên.

  • Điều chỉnh giảm do yếu tố thuế suất

Người bán và người mua lập biên bản thỏa thuận ghi rõ sai sót

Người bán lập hóa đơn điều chỉnh và gửi hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Bên bán và bên mua căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh thực hiện điều chỉnh thuế đầu ra, thuế đầu vào.

Nội dung hóa đơn điều chỉnh cần ghi rõ: “Điều chỉnh giảm thuế GTGT của hóa đơn số…ký hiệu…ngày…tháng…năm…từ…thành…”

  • Xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm dựa trên giá hàng bán

Bên mua và bên bán thỏa thuận và lập biên bản giảm giá hàng bán.

Người bán lập hóa đơn điều chỉnh và gửi cho người mua. Nội dung ghi rõ: “Hóa đơn điều chỉnh giảm giá hàng bán của hóa đơn số…ký hiệu…ngày…tháng…năm…từ…thành…”

  • Điều chỉnh giảm do yếu tố số lượng

Nếu sai số lượng hàng hóa trên hóa đơn thì thực hiện xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm như sau:

  1. Tiến hành lập biên bản điều chỉnh hóa đơn đã lập sai, trong đó phải ghi rõ sai sót về số lượng trên hóa đơn đã lập sai.
  2. Xuất điều chỉnh giảm hóa đơn điện tử với tên hàng hóa, dịch vụ ghi: “Hóa đơn điều chỉnh giảm số lượng của hóa đơn GTGT ký hiệu…, mẫu số…, số…,ngày…tháng…năm…”.
  3. Điều chỉnh giảm do chiết khấu thương mại

Theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính:

Đối với hàng hóa, dịch vụ được chiết khấu thương mại cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT thể hiện giá bán đã chiết khấu cho khách hàng, thuế GTGT và tổng số tiền phải thanh toán đã bao gồm cả thuế GTGT.

Đối với trường hợp chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng và doanh số bán hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu bán hàng được điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của kỳ mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo. Còn đối với trường hợp số tiền chiết khấu được tích lũy vào cuối chương trình chiết khấu thương mại thì lập hóa đơn điều chỉnh kèm với bảng kê số hóa đơn, số tiền thuế được điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn đã điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế GTGT đầu vào, đầu ra.

5. Một số vấn đề liên quan khác

5.1. Tham khảo mẫu hóa đơn điều chỉnh giảm mới nhất 2024

Làm hóa đơn điều chỉnh tăng giảm tiền hàng năm 2024

5.2. Kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm như thế nào?

Theo công văn 3430/TCT-KK của Tổng cục thuế ban hành quy định về kê khai hóa đơn bán hàng.

Theo quy định tại công văn trên thì kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu, thuế suất được thực hiện như sau:

  • Bên bán thực hiện kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm vào Bảng kê mẫu 01-1/GTGT và ghi nhận giá trị âm.
  • Bên mua thực hiện kê khai hóa vào mẫu 01-2/GTGT và ghi nhận giá trị âm.

Hiện tại, Tổng cục thuế đã hỗ trợ nhập giá trị âm vào các bảng kê 01-1/GTGT, 01-2/GTGT trên ứng dụng HTKK, iHTKK.