Lính gìn giữ hòa bình trung quốc bỏ chạy năm 2024

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Một viên chỉ huy đã bị sa thải trong vụ các binh sĩ gìn giữ hòa bình Trung Quốc bỏ chạy khỏi vị trí chiến đấu, để mặc các nhân viên quốc tế “bị hãm hiếp”.

Đích thân Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã đưa ra quyết định đối với người đứng đầu lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan, sau khi cảm thấy “thực sự đau buồn” về báo cáo điều tra vụ bạo lực chết chóc hồi tháng Bảy.

Kênh truyền hình CNN đưa tin, Liên Hiệp Quốc thông báo việc sa thải Trung tướng Johnson Mogoa Kimani Ondieki của Kenya, ngay sau khi phúc trình được công bố hôm 1/11.

Trong khi đó, trưởng phái bộ Liên Hiệp Quốc ở Nam Sudan Ellen Loj sẽ từ chức vào cuối tháng 11.

Bản báo cáo trên đánh giá sự phản ứng của lực lượng gìn giữ hòa bình đối với cuộc đụng độ ở Juba hôm 11/7 giữa các lực lượng trung thành với Tổng thống Salva Kiir và thành phần trung thành với thủ lĩnh phiến quân Riek Machar.

CNN dẫn báo cáo đưa tin rằng khoảng 80 và 100 binh sĩ Nam Sudan đã tấn công một nơi có sự hiện diện của các nhân viên phần đông là người nước ngoài, rồi sau đó thực hiện các vụ hãm hiếp liên tiếp, cướp bóc và giết chóc.

Reuters dẫn cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc cho thấy rằng các binh sĩ gìn giữa hòa bình không hoạt động dưới một sự chỉ huy thống nhất, “dẫn tới các chỉ thị đôi khi mâu thuẫn nhau cho các lực lượng của Trung Quốc, Ethiopia, Nepal và Ấn Độ”.

Báo cáo cho biết, trong hai trường hợp, các binh sĩ gìn giữ hòa bình của Trung Quốc rời bỏ vị trí chiến đấu.

Trong cuộc họp báo thường kỳ tuần trước, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói rằng sự đóng góp và hy sinh của các binh sĩ Trung Quốc, trong đó có hai người thiệt mạng trong vụ xung đột trên, là điều rõ ràng.

Tuy nhiên, bà Hoa không đề cập cụ thể về trường hợp binh sĩ gìn giữa hòa bình Trung Quốc rời bỏ vị trí, mà chỉ nói rằng Liên Hiệp Quốc cùng các thành viên của tổ chức này cần phải xem lại tình hình mà các binh sĩ gìn giữ hòa bình đang phải đối mặt, và nâng cao năng lực cho họ.

Binh sĩ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc được triển khai ở Nam Sudan từ năm 2011, sau khi quốc gia này giành được độc lập từ Sudan. Hiện có khoảng 13 nghìn binh sĩ Liên Hiệp Quốc trú đóng tại đó.

TTO - Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun gọi các cáo buộc nhắm vào lực lượng gìn giữ hòa bình của nước này ở Nam Sudan là “suy đoán ác ý”.

Lính gìn giữ hòa bình trung quốc bỏ chạy năm 2024
Binh sĩ Trung Quốc thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc ở Nam Sudan - Ảnh: AFP

Theo Reuters ngày 11-10, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa ra tuyên bố chính thức trên website bác bỏ chuyện các binh sĩ thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của nước này ở Nam Sudan bỏ chốt gác để tháo thân.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun nhấn mạnh: “Các sĩ quan và binh sĩ Trung Quốc thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc đã không rời bỏ vị trí và nhanh chóng tổ chức lại lực lượng, tiếp tục thực hiện sứ mệnh được giao trong lúc vẫn cố gắng sơ tán người dân bị thương”.

Nguồn cơn của tuyên bố này bắt nguồn từ báo cáo dày 84 trang được Trung tâm vì thường dân trong xung đột (CIVIC) của Mỹ công bố ngày 5-10.

Theo đó, các binh sĩ Trung Quốc thuộc Phái đoàn LHQ ở Nam Sudan (UNMISS) đã bỏ các chốt bảo vệ ra vào Khu vực bảo vệ dân thường (POC) ở thủ đô Juba và rút về phòng thủ trong các xe bọc thép.

Trong vụ tấn công ngày 10-7, một quả lựu đạn phát nổ gần một xe bọc thép của Trung Quốc tại chốt số 1 (POC1) khiến ít nhất 2 binh sĩ thiệt mạng, 4 người khác bị thương. Rạng sáng 11-7, khi giao tranh bắt đầu nổ ra, lực lượng Trung Quốc đã rút sâu về cố thủ trong căn cứ chỉ huy của LHQ bỏ mặc hàng ngàn dân thường.

Trung tâm CIVIC dẫn lời người dân Nam Sudan miêu tả trong lúc tháo chạy, binh sĩ Trung Quốc đã bỏ cả áo giáp, súng đạn và các xe quân sự.

Đối mặt với việc bị bỏ rơi trong lúc bị tấn công, khoảng 5.000 dân thường Nam Sudan đã tràn xô đổ hàng rào và tràn vào căn cứ của LHQ khiến tình hình thêm hỗn loạn.

Trong khi đó, tại chốt số 3 (POC3) do lực lượng Ethiopia chốt giữ, các binh sĩ Ethiopia đã làm tốt hơn hẳn. Nhiều dân thường khẳng định trong lúc hỗn loạn, các binh sĩ Ethiopia vẫn trụ lại hướng dẫn người dân trú ẩn, sơ cứu người bị thương và thậm chí còn bắn trả lại những kẻ tấn công trước khi rút lui.

Chiều 11-7, tình hình trở nên căng thẳng khi khoảng 100 tay súng thuộc lực lượng Quân giải phóng Nhân Dân Nam Sudan (SPLA) tấn công vào khu phức hợp Terrain, nơi ở của nhiều nhân viên cứu trợ quốc tế.

Trước tình hình đó, UNMISS đã yêu cầu lực lượng phản ứng nhanh hành động ngay lập tức. Tuy nhiên, không một binh sĩ nào sau đó xuất hiện bên ngoài căn cứ chỉ huy của LHQ để bảo vệ dân thường và các nhân viên quốc tế ở Terrain.

Trung tâm CIVIC nhấn mạnh trong báo cáo rằng các binh sĩ Trung Quốc khi được UNMISS yêu cầu hỗ trợ đã từ chối thẳng thừng.

Hậu quả là ít nhất 5 nhân viên cứu trợ quốc tế bị cưỡng hiếp tập thể, hàng chục dân thường bị thương và một nhà báo bị giết trong vụ tấn công.

Trước những cáo buộc của CIVIC, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh LHQ đang tiến hành điều tra các hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan và trước khi kết quả điều tra được công bố chính thức, tất cả những cáo buộc chống lại các binh sĩ thuộc lực lượng này đều vô giá trị.