Luân chuyển công tác là gì năm 2024

Bạn đọc Hoài Thương (Ninh Thuận) hỏi: Luân chuyển cán bộ, công chức năm 2023 căn cứ theo yêu cầu, nhiệm vụ gì?

Luân chuyển công tác là gì năm 2024
Ảnh minh hoạ: TTXVN.

Công ty Luật TNHH YouMe trả lời: Theo quy định tại Khoản 11 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức hiện hành, luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì cán bộ là công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Như vậy, luân chuyển công chức căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

Luân chuyển cán bộ là việc cử có thời hạn cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch từ Trung ương về địa phương, từ cấp trên xuống cấp dưới và giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị nhằm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ và làm cơ sở lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ.

Trong quá trình công tác, để phù hợp với tình hình thực tế và phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi người thì công tác luân chuyển cán bộ, công chức là việc cần thiết và có ý nghĩa.

Tuy nhiên, việc luân chuyển cán bộ, công chức phải tuân theo đúng quy định, quy trình và đúng trình tự để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng được luân chuyển.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị quán triệt, triển khai Quy định số 65-QĐ/TW ngày 28/4/2022 của Bộ Chính trị “Về luân chuyển cán bộ” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố, ngày 28/5

Do chúng ta có chủ trương từ rất sớm và đã thực hiện rất tốt, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trưởng thành từ luân chuyển cán bộ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn chỗ này, chỗ kia, cấp này, cấp khác, lĩnh vực này, lĩnh vực khác… còn chưa thực hiện tốt chủ trương luân chuyển cán bộ, còn bộc lộ một số mặt hạn chế, bất cập.

Chính vì vậy, vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 65-QĐ/TW nhằm kế thừa những vấn đề, nội dung còn phù hợp trong các văn bản trước đây về công tác điều động, luân chuyển cán bộ; bên cạnh đó, bổ sung những vấn đề mới, sát với thực tiễn, phù hợp với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là công tác cán bộ hiện nay.

Quy định này cùng với rất nhiều quy định, quy chế khác trở thành một hệ thống các văn bản để thực hiện công tác cán bộ tốt hơn, khắc phục được những hạn chế, tiêu cực và thực sự khiến công tác cán bộ đóng vai trò then chốt của nhiệm vụ then chốt trong công tác "xây dựng Đảng".

Bài 1: "Lò luyện" cán bộ trong thực tiễn

Điều động, luân chuyển có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác cán bộ với mục tiêu đào tạo, rèn luyện đội ngũ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Chủ trương mang tầm chiến lược của Đảng

Cán bộ nói chung, cán bộ cấp chiến lược nói riêng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành, bại của cách mạng Việt Nam. Xây dựng đội ngũ cán bộ là một nhiệm vụ then chốt của Đảng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng".

Trong suốt quá trình sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói về điều động, bố trí cán bộ: "Khi cần điều động một người cán bộ cao cấp, thì phải nói rõ lý lịch, năng lực, ưu điểm và khuyết điểm của cán bộ ấy; và vì sao cần phải điều động" - Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H.2011, tập 6, tr.417. "Phải chịu khó, chịu khổ, khắc phục khó khăn, chấp hành mệnh lệnh, cố sức làm việc với tinh thần xung phong và thi đua. Làm việc gì phải học tập chuyên môn việc ấy. Thường xuyên tổ chức học tập văn hóa. Qua từng thời gian công tác sẽ luân chuyển về chỉnh huấn chính trị" - Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H.2011, tập 8, tr.332.

Thấm nhuần lời dạy của Bác, nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược, trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định liên quan đến công tác xây dựng cán bộ, trong đó có công tác luân chuyển cán bộ.

Đó là Nghị quyết số 03-NQ/HNTW ngày 18/6/1997 Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam trong sạch, vững mạnh; Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 25/1/2002, của Bộ Chính trị, về "Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp"; Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11/2004, của Bộ Chính trị, về "Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"; Kết luận số 37-KL/TW, ngày 2/2/2009, của Hội nghị Trung ương 9 khóa X, về "Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020"; Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/1/2012, của Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; Kết luận số 24-KL/TW, ngày 5/6/2012, của Bộ Chính trị, về "Tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo"; chủ trương này tiếp tục được nêu tại Quy định số 98-QĐ/TW, ngày 7/10/2017, của Bộ Chính trị, về luân chuyển cán bộ; Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018, của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, về "Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ".

Và đặc biệt, Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 65-QĐ/TW, ngày 28/4/2022 về luân chuyển cán bộ, để thay thế Quy định số 98-QĐ/TW, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Luân chuyển công tác là gì năm 2024

Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương

Thử thách và rèn luyện

Quy định số 65-QĐ/TW sẽ đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phục vụ cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt góp phần rất quan trọng cho công tác cán bộ của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

Mục tiêu của công tác luân chuyển cán bộ là tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn, giúp cho cán bộ có thêm kiến thức thực tế và phát triển nhanh, toàn diện hơn.

Để thực hiện tốt mục tiêu đó, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương cho rằng cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần làm tốt, triển khai thực hiện có hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ nói chung và luân chuyển cán bộ cấp chiến lược nói riêng theo đúng Quy định mới của Bộ Chính trị.

Đầu tiên, cần tiếp tục nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu trong việc quán triệt sâu sắc quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu của Đảng, nhất là Quy định số 65-QĐ/TW của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ. Xác định rõ luân chuyển cán bộ là việc phân công hoặc bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, thử thách và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc yêu cầu của chức danh được quy hoạch.

Thực hiện tốt việc quản lý, giám sát, đánh giá, nhận xét cán bộ luân chuyển và xây dựng chính sách, chế độ phù hợp nhằm tạo điều kiện, môi trường cho cán bộ luân chuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Luân chuyển cán bộ phải bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông giữa các cấp, cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa công tác quy hoạch cán bộ với luân chuyển cán bộ.

Luân chuyển để đào tạo, rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn với tăng cường cán bộ cho những địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, có khó khăn, khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu, cục bộ, khép kín. Góp phần thúc đẩy thực hiện chủ trương bố trí lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương và người đứng đầu không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp; giữa yêu cầu luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Trung ương với việc tạo nguồn cán bộ tại chỗ của địa phương, cơ quan, đơn vị, vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trước mắt, vừa chuẩn bị nguồn cán bộ lâu dài.

Cụ thể hơn, theo Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương, trên cơ sở quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2025-2030, 2026-2031 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các cấp ủy, tổ chức Đảng cần xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ, lựa chọn đúng cán bộ để xem xét, đưa đi luân chuyển nhằm rèn luyện, thử thách ở những địa bàn, lĩnh vực quan trọng, cần thiết, vừa để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, vừa để rèn luyện cán bộ trưởng thành trong thực tiễn. Từ đó, chủ động về nguồn nhân sự cấp ủy, lãnh đạo chính quyền nhiệm kỳ kế tiếp cho cả Trung ương và địa phương.

Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai công tác luân chuyển cán bộ phải bảo đảm công tâm, khách quan trong đánh giá cán bộ; dân chủ, công khai, minh bạch trong tổ chức thực hiện; đồng thời, phải chủ động bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành cho cán bộ luân chuyển và có dự kiến, phương án, kế hoạch tổng thể, phù hợp để bố trí, sắp xếp cán bộ sau luân chuyển.

Đồng chí Nguyễn Quang Dương nhấn mạnh yêu cầu cán bộ luân chuyển phải quán triệt sâu sắc quan điểm luân chuyển để đào tạo, rèn luyện, thử thách, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, không phải để lên chức vụ cao hơn. Phải thực sự cầu thị, khiêm tốn, tích cực học hỏi, nâng cao ý thức phấn đấu, rèn luyện, gắn bó mật thiết với địa phương, cơ quan, đơn vị nơi luân chuyển đến.

Cán bộ luân chuyển phải là các đồng chí có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực công tác, uy tín; đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của chức vụ đảm nhiệm khi luân chuyển; được quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý, có triển vọng phát triển.

Đối với cán bộ diện Trung ương quản lý, để góp phần đẩy mạnh thực hiện chủ trương về luân chuyển cán bộ, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho rằng nên xem xét, lựa chọn những cán bộ là cấp thứ trưởng, còn ít nhất 10 năm công tác, có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực nổi trội, công tác ở các lĩnh vực trọng yếu, quan trọng hiện thiếu nguồn cán bộ kế cận theo yêu cầu của Trung ương.

Bên cạnh đó, không thực hiện tăng thêm chức danh để luân chuyển cán bộ; trường hợp đặc biệt, cần tăng thêm chức danh ngoài quy định, Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ xem xét cụ thể để luân chuyển và bố trí cán bộ sau luân chuyển.

Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết hài hòa giữa luân chuyển cán bộ để đào tạo với bố trí, sử dụng nguồn cán bộ tại chỗ; vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trước mắt, vừa đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ lâu dài.

Về bố trí chức danh khi luân chuyển, cơ bản thực hiện theo nguyên tắc bố trí giữ chức vụ tương đương với chức vụ đang đảm nhiệm. Trường hợp cần thiết, cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí chức vụ cao hơn chức vụ đang đảm nhiệm đối với cán bộ có phẩm chất, năng lực nổi trội, có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của chức vụ dự kiến phân công, bố trí.

Nếu công tác luân chuyển cán bộ được thực hiện hiệu quả sẽ góp phần đào tạo, rèn luyện cán bộ và chủ động chuẩn bị nguồn cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, tạo sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ cán bộ.

Luân chuyển công tác là gì năm 2024

Đồng chí Ngô Văn Tuấn: Thuận lợi nhất với cán bộ được luân chuyển từ Trung ương về địa phương là không bị không vướng bận bởi quan hệ, lợi ích nhóm, chỉ có một tâm nguyện là làm thật tốt nhiệm vụ được giao.

Không vướng bận 'quan hệ', lợi ích nhóm

Đã từng là cán bộ từ Trung ương về địa phương, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình khẳng định: "Chủ trương luân chuyển cán bộ giữa Trung ương và địa phương là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn và phù hợp".

Với cán bộ từ Trung ương về địa phương, thuận lợi là có tư duy bao quát về quản lý Nhà nước và có nhiều phương pháp tiếp cận để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra.

Bên cạnh đó, việc sâu sát, gắn bó, lăn lộn với cơ sở sẽ giúp cán bộ tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý Nhà nước, cũng như tổng kết thực tiễn để nâng tầm thành lý luận trong xây dựng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để phát triển một địa phương, một khu vực.

Ngay khi lên Hòa Bình, trong 4 tháng đầu, đồng chí Ngô Văn Tuấn đã trực tiếp đi hết các xã khó khăn của những huyện khó khăn nhất trong tỉnh để nắm bắt tình hình, từ đó, cùng lãnh đạo tỉnh xây dựng nghị quyết về chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2030 cho tỉnh Hòa Bình.

Theo đồng chí Ngô Văn Tuấn, thuận lợi nhất với cán bộ được luân chuyển từ Trung ương về địa phương là không bị không vướng bận bởi quan hệ, lợi ích nhóm, chỉ có một tâm nguyện là làm thật tốt nhiệm vụ được giao.

Nhưng cái khó là cán bộ quen công tác ở Trung ương, khi xuống làm công tác Đảng, công tác địa phương cần nhiều thời gian, tâm sức tìm hiểu, làm quen thực tiễn địa phương, "phong tục tập quán", nắm kỹ tình hình để xây dựng quyết sách phát triển cho thật trúng, thật đúng.

Đồng chí Ngô Văn Tuấn cho rằng, chủ trương bí thư cấp ủy không phải người địa phương là một quyết sách đúng đắn và quan trọng. Thời gian được điều động, luân chuyển có thể không dài nhưng giúp cán bộ làm phong phú hơn thực tiễn, quyết đoán hơn, cán bộ trưởng thành nhanh hơn rất nhiều so với việc chỉ làm ở một vị trí hoặc một đơn vị nhất định.

Khái niệm về luân chuyển cán bộ là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Quy định 65-QĐ/TW ngày 28/4/2022 thì luân chuyển cán bộ là việc phân công hoặc bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc yêu cầu của chức danh được quy ...

Luân chuyển và thuyên chuyển công việc là gì?

Luân chuyển công việc là một phương pháp quản lí, trong đó nhân viên được chuyển đổi giữa hai hoặc nhiều nhiệm vụ (công việc) theo kế hoạch để nhân viên có thể được thúc đẩy cũng như có thể học hỏi và trau dồi kĩ năng.

Công chức bao lâu được luân chuyển?

Thời hạn luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung từ 3 năm trở lên. Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức là từ 02 năm (đủ 24 tháng) đến 05 năm (đủ 60 tháng) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

Thế nào là luân chuyển viên chức?

– Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử giữ một chức vụ lãnh đạo khác trong một thời hạn nhất định để thực hiện quá trình đào tạo, rèn luyện nâng cao chuyên môn theo yêu cầu nhiệm vụ.