Mã hs phụ gia thực phẩm calcium propionate là gì năm 2024

BAN HÀNH DANH MỤC THỰC PHẨM, PHỤ GIA THỰC PHẨM, CHẤT HỖ TRỢ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VÀ DỤNG CỤ, VẬT LIỆU BAO GÓI, CHỨA ĐỰNG THỰC PHẨM THEO MÃ SỐ HS TRONG BIỂU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư ban hành Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm theo mã số HS trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế.

Điều 1. Ban hành Danh mục

Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm theo mã số HS trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế.

Điều 2. Nguyên tắc áp dụng

  1. Các sản phẩm, hàng hóa được quy định trong Danh mục trên nhưng chưa liệt kê mã số hoặc chỉ liệt kê mã 4 số hoặc 6 chữ số thì khi nhập khẩu doanh nghiệp phải cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin đầy đủ về hàng hóa nhập khẩu (thành phần, cấu tạo, công dụng, tài liệu kỹ thuật (nếu có) và cam kết chịu trách nhiệm về nội dung đã khai báo và sử dụng hàng hóa nhập khẩu đúng mục đích.
  2. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp liên quan đến mã số HS trong Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) sẽ chủ trì phối hợp với Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) xem xét lại để thống nhất và quyết định mã số.

Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 12 năm 2016.
  2. Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) để xem xét, giải quyết./.

04.11.2021

Thuộc nhóm: Chất bảo quản

Chỉ số INS: 282

Chất bảo quản E282 – Calcium Propionate là một trong những chất phụ gia thực phẩm phổ biến và an toàn để hạn chế nấm mốc. Đây là một trong những chất thuộc danh mục chất bảo quản được Bộ Y tế cho phép sử dụng. Tuy nhiên, với từng nhóm thực phẩm khác nhau lại có liều lượng tối đa khác nhau và không phải nhóm thực phẩm nào cũng có thể dùng chất bảo quản calcium propionate.

Mã hs phụ gia thực phẩm calcium propionate là gì năm 2024

1. Thông tin sản phẩm chất bảo quản E282

Calcium Propionate thuộc nhóm muối propionate của axit propionic, được hình thành từ phản ứng giữa axit này với canxi hydroxit.

– Tên hóa học: Calcium Propionate

– Tên thương mại: Calcium propanoate, Mycoban, Calcium dipropionate, Calcium dipropanoate

– Mô tả: Tinh thể màu trắng dạng rắn hoặc dạng bột

– Chỉ số quốc tế: E282 (INS 282)

– Công thức hóa học: C6H10CaO4

– Cấu tạo phân tử:

Mã hs phụ gia thực phẩm calcium propionate là gì năm 2024

– Khối lượng phân tử: 186,2192g/mol

– Lĩnh vực: Phụ gia thực phẩm: Chất bảo quản

– Điểm nóng chảy: khoảng 132°C

– Độ tan: Tan tốt trong nước: 49g/100ml (0°C); 55,8g/100ml (100°C). Tan ít trong methanol, ethanol và không tan trong acetone, benzene (benzen).

2. Ứng dụng của calcium propionate

2.1 Tính pháp lý

– Được Bộ Y tế cho phép sử dụng, thuộc Phụ lục 1 Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm (ban hành theo Thông tư 24/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2019) (1)

– Được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho phép sử dụng với liều lượng ADI không giới hạn.

– Được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ công nhận là phụ gia thực phẩm an toàn.

2.2 Mục đích sử dụng

Calcium propionate là chất phụ gia thực phẩm, thuộc nhóm chất bảo quản thực phẩm. Calcium propionate thường được dùng trong thực phẩm tự nhiên đóng gói, các loại bánh nướng do có tính ức chế vi sinh vật. Tác dụng chính của nó là giúp chống mốc, ngăn chặn tái kết tinh trong bánh mì, kéo dài thời gian sử dụng cho thực phẩm.

Mã hs phụ gia thực phẩm calcium propionate là gì năm 2024

Chất bảo quản calcium propionate có thể được dùng cho các sản phẩm bánh mì nướng.

2.3 Tỷ lệ sử dụng

– Đối tượng sử dụng và hàm lượng theo quy định tại Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm (1)

– Một số nhóm thực phẩm phổ biến được hướng dẫn trong quy định của Bộ Y tế như sau:

+ Pho mát whey protein: hàm lượng tối đa được sử dụng là 3000mg/kg

+ Ngoài ra còn một số nhóm thực phẩm khác được quy định theo GMP (thực hành sản xuất tốt)

– Hiện tại, chất bảo quản E282 vẫn được các tổ chức y tế trong nước và quốc tế công nhận là an toàn trong phạm vi cho phép. Tuy vậy, quý doanh nghiệp cần kiểm soát liều lượng để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra với người tiêu dùng.

3. Quy cách đóng gói

– Khối lượng: 25kg/bao

– Bao bì: Bao PE, bao giấy Kraft đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp quy định của Bộ Y tế về bao gói thực phẩm.

Mã hs phụ gia thực phẩm calcium propionate là gì năm 2024

Hình ảnh nhãn sản phẩm Chất bảo quản Calcium Propionate E282.

4. Thời hạn sử dụng và bảo quản

– Thời hạn sử dụng: 03 năm kể từ ngày sản xuất và chưa mở bao

– Cách bảo quản: tại nơi khô, thoáng mát

Qua bài biết trên đây, BFC hy vọng đã cung cấp được một số thông tin hữu ích về Chất bảo quản Calcium propionate trong thực tế. Từ đó, các bạn có thể hiểu rõ hơn các khía cạnh khoa học và những gợi ý về cách sử dụng chất bảo quản E282.

Quý doanh nghiệp có thể liên lạc với BFC qua số hotline 0243. 715. 3333 (HN) – 0283.849.3321 (HCM) để biết thêm những thông tin cập nhật mới nhất về phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực tế.

Nguồn tham khảo:

(1) Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm. Link: http://www.fsi.org.vn/pic/files/24_2019_tt-byt_360857.pdf