Marketing không tập trung là gì

I. Câu hỏi lựa chọn: Chọn 1 phương án trả lời đúng nhất:

1. Marketing mục tiêu phải được tiến hành theo 4 bước lớn. Công việc nào được nêu dưới đây không phải là một trong các bước đó.


a. Định vị thị trường.
b. Soạn thảo hệ thống Marketing Mix cho thị trường mục tiêu
c. Phân đoạn thị trường
d. Phân chia sản phẩm. - Đáp án
e. Lựa chọn thị trường mục tiêu.

2. Ba doanh nghiệp X, Y, Z hoạt động cạnh tranh trong một ngành mà mức tiêu thụ hàng hoá như sau: Doanh nghiệp X: 80.000USD. Doanh nghiệp Y: 75.000USD; Doanh nghiệp Z: 45.000USD. Theo cách tính cơ bản thì thị phần của doanh nghiệp Y sẽ là: 


a. 40%
b. 42,5%
c. 37,5% - Đáp án
d. 35%
e. Không câu nào đúng

3. Sự trung thành của khách hàng là một ví dụ cụ thể về tiêu thức ……. để phân đoạn thị trường:


a. Địa lý
b. Xã hội
c. Tâm lý
d. Hành vi - Đáp án

4. Theo khái niệm đoạn thị trường thì “Đoạn thị trường là một nhóm ….. có phản ứng như nhau đối với một tập hợp những kích thích Marketing”.


a. Thị trường
b. Khách hàng
c. Doanh nghiệp
d. Người tiêu dùng - Đáp án
e. Tất cả đều đúng.

5. Marketing có phân biệt:


a. Diễn ra khi một doanh nghiệp quyết định hoạt động trong một số đoạn thị trường và thiết kế chương trình Marketing Mix cho riêng từng đoạn thị trường đó.
b. Có thể làm tăng doanh số bán ra so với áp dụng Marketing không phân biệt.
c. Có thể làm tăng chi phí so với Marketing không phân biệt.
d. (b) và ©
e. Tất cả các điều trên. - Đáp án

6. Tất cả những tiêu thức sau đây thuộc nhóm tiêu thức nhân khẩu học dùng để phân đoạn thị trường ngoại trừ:


a. Tuổi tác
b. Thu nhập
c. Giới tính
d. Lối sống - Đáp án
e. Chu kì của cuộc sống gia đình.

7. Marketing tập trung: 


a. Mang tính rủi ro cao hơn mứa độ thông thường.
b. Đòi hỏi chi phí lớn hơn bình thường
c. Bao hàm việc theo đuổi một đoạn thị trường trong một thị trường lớn
d. (a) và © - Đáp án
e. Tất cả các điều trên.

8. Một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực không lớn, kinh doanh một sản phẩm mới trên một thị trường không đồng nhất nên chọn:


a. Chiến lược Marketing phân biệt
b. Chiến lược Marketing không phân biệt
c. Chiến lược Marketing tập trung - Đáp án
d. Chiến lược phát triển sản phẩm.

9. Đâu là ưu điểm của chiến lược Marketing không phân biệt?


a. Giúp tiết kiệm chi phí. - Đáp án
b. Gặp phải cạnh tranh khốc liệt
c. Đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp bị hạn chế về nguồn lực.
d. (a) và ©
e. Tất cả các điều nêu trên

10. Điều kiện nào sau đây không phải là tiêu chuẩn xác đáng để đánh giá mức độ hấp dẫn của một đoạn thị trường? 


a. Mức tăng trưởng phù hợp
b. Quy mô càng lớn càng tốt
c. Phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp
d. Mức độ cạnh tranh thấp. - Đáp án

11. Nếu trên một thị trường mà mức độ đồng nhất của sản phẩm rất cao thì doanh nghiệp nên áp dụng chiến lược:


a. Marketing không phân biệt - Đáp án
b. Marketing phân biệt
c. Marketing tập trung.
d. Bất kì chiến lược nào cũng được.

12. Vị thế của sản phẩm trên thị trường là mức độ đánh giá của …. về các thuộc tính quan trọng của nó.


a. Khách hàng. - Đáp án
b. Người sản xuất.
c. Người bán buôn.
d. Người bán lẻ

13. Nếu doanh nghiệp quyết định bỏ qua những khác biệt của các đoạn thị trường và thâm nhập toàn bộ thị trường lớn với một sản phẩm thống nhất thì điều đó có nghĩa là doanh nghiệp thực hiện Marketing ……


a. Đa dạng hoá sản phẩm
b. Đại trà. - Đáp án
c. Mục tiêu
d. Thống nhất.
e. Không câu nào đúng.

14. Quá trình trong đó người bán phân biệt các đoạn thị trường, chọn một hay vài đoạn thị trường làm thị trường mục tiêu, đồng thời thiết kế hệ thống Marketing Mix cho thị trường mục tiêu được gọi là: 


a. Marketing đại trà
b. Marketing mục tiêu - Đáp án
c. Marketing đa dạng hoá sản phẩm.
d. Marketing phân biệt theo người tiêu dùng.

15. Trong thông báo tuyển sinh năm học 2004 của trường Đại Học Thăng Long có câu: “Trải qua hơn 15 năm từ khi thành lập đến nay, Đại học Thăng Long luôn lấy việc đảm bảo chất lượng đào tạo làm trọng”. Câu nói này có tác dụng: 


a. Quảng cáo đơn thuần
b. Nhắc nhở sinh viên và giảng viên cần cố gắng
c. Định vị hình ảnh của trường trong xã hội. - Đáp án
d. Không có các tác dụng trên.

II. Các câu sau đây đúng hay sai?

1. Phân đoạn thị trường là chia thị trường thành các nhóm người mua mà giữa các nhóm đó đặc điểm nhu cầu giống nhau về một loại sản phẩm nào đó.


2. Phân đoạn thị trường cho phép doanh nghiệp xây dựng một chương trình Marketing phù hợp với toàn bộ thị trường tổng thể.
3. Marketing đại trà nhằm tạo ra các sản phẩm đa dạng để cung cấp cho người mua mà không chú ý đến đoạn thị trường khác.
4. Marketing mục tiêu và xác định thị trường mục tiêu là hai khái niệm đồng nghĩa.
5. Những người trong một nhóm nhân khẩu học có thể có những đặc điểm tâm lý hết sức khác nhau. - Đúng
6. Chiến luợc Marketing không phân biệt có ưu điểm là nó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. - Đúng
7. Áp dụng Marketing phân biệt thường dẫn đến tổng doanh số bán ra thấp hơn so với áp dụng Marketing không phân biệt.
8. Định vị thị trường có liên quan tới việc sản phẩm được phân phối và trưng bày ở đâu trong cửa hàng.
9. Ngày nay, các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển từ hình thức Marketing đại trà và Marketing đa dạng hoá sản phẩm sang Marketing mục tiêu. - Đúng
10. Việc phân đoạn thị trường được thực hiện bằng cách chia thị trường chỉ theo duy nhất một tiêu thức nào đó.

Marketing là quá trình bạn truyền tải giá trị của sản phẩm & dịch vụ của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng. Song, không phải ai cũng biết Marketing đúng cách. Thách thức của chúng ta là lựa chọn khách hàng mục tiêu và xây dựng chiến lược Marketing đúng để tiếp cận đúng khách hàng. Mỗi một chiến lược Marketing phân biệt hay Marketing không phân biệt đều có những vị trí và vai trò nhất định trong cả quá trình Marketing.

Bạn đang xem: Chiến lược marketing tập trung

Bài viết này Ngáo content chia sẻ sự khác nhau của chiến lược Marketing phân biệt và Marketing không phân biệt. Đồng thời, giúp bạn trang bị những kiến thức và quy trình xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả.


Hoạt động marketing của doanh nghiệp

Marketing là gì

Marketing không tập trung là gì

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản Marketing là quá trình thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để có thể đạt được mục tiêu Marketing của doanh nghiệp.STP : Segmentation. Target, Positioning là Phân khúc, chọn thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu.

Thị trường mục tiêu và phân khúc

Marketing không tập trung là gì


Thị trường mục tiêu là một nhóm người tiêu dùng có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nó đóng vai trò là điểm khởi động cho việc phát triển chiến lược marketing.Phân khúc thị trường mục tiêu là việc phân chia thị trường thành các nhóm có chung các đặc điểm nhân khẩu học, tâm lý học hoặc các đặc điểm chung khác. Mỗi phân khúc có nhu cầu và hành vi mua hàng riêng biệt.

4 Ps của Marketing Mix


Marketing Mix gồm 4P: sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị.

Sản phẩm không chỉ là hàng hóa hoặc dịch vụ bạn bán mà còn là những đặc điểm khiến chúng trở nên thu hút đối với người tiêu dùng, chẳng hạn như thiết kế và bao bì.Giá xem xét giá niêm yết cũng như chiết khấu, tài chính và các lựa chọn, chẳng hạn như cho thuê, theo QuickMBA.
Phân phối – vị trí nơi sản phẩm của bạn sẽ được bán và quy trình bạn sử dụng để đưa chúng đến đó.Chiêu thị là truyền tải những lợi ích và tính năng của sản phẩm của bạn tới người tiêu dùng thông qua quảng cáo và quan hệ công chúng cũng như các phương tiện truyền thông mà bạn sử dụng để thực hiện chúng.

 Trung tâm của hỗn hợp marketing là thị trường mục tiêu. Mỗi phần của hỗn hợp được tối ưu hóa để tạo phản hồi từ mục tiêu.


Sự khác nhau giữa chiến lược Marketing không phân biệt & Marketing phân biệt

Marketing không tập trung là gì


Chiến lược Marketing phân biệt

Chiến lược Marketing phân biệt là gì

Chiến lược marketing phân biệt là một cách tiếp cận tiếp thị mục tiêu. Trong đó, hoạt động marketing hướng đến nhiều phân khúc thị trường khá nhau. Và ở mỗi phân khúc, các nhà marketing sẽ tiến hành xây dựng một chiến lược Marketing riêng. Chiến lược này dành cho những doanh nghiệp tin tưởng rằng, sản phẩm/ dịch vụ của họ có thể đem lại lợi ích tại nhiều thị trường mục tiêu khác nhau.

Ưu điểm

Với việc phát triển nhiều loại sản phẩm thì chiến lược Marketing phân biệt giúp doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm đa dạng hơn. Từ đó, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, giúp doanh nghiệp có thể thâm nhập sâu hơn vào các phân đoạn thị trường khác nhau.

Nhược điểm

Nhược điểm chính của chiến lược marketing phân biệt là chi phí cao hơn để sản xuất các sản phẩm khác nhau hoặc marketing với các thông điệp khác nhau cho từng phân khúc. Các nhà xuất bản phương Tây chỉ ra rằng các công ty lớn hơn được trang bị nhiều hơn để sử dụng sự khác biệt vì họ có nhiều khả năng có đủ khối lượng trên mỗi thị trường để bù đắp chi phí. Mặt khác, các công ty nhỏ hơn thường không có ngân sách để sử dụng thành công các chiến lược marketing phân biệt và thay vào đó phải dựa vào các chiến lược marketing không phân biệt.

Xem thêm: Bộ Ảnh Gif Hài Hước Cho Tuần Mới Thêm Năng Động, Anh Dong Tinh Yeu 18