Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển là gì năm 2024

Nhà nước kiến tạo phát triển (tiếng Anh: Developmental state) được sử dụng để chỉ một mô hình phát triển kinh tế rất thành công ở một số quốc gia Đông Á.

Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển là gì năm 2024

Hình minh họa (Nguồn: Blog.gdi.manchester)

Nhà nước kiến tạo phát triển

Khái niệm

Nhà nước kiến tạo phát triển trong tiếng Anh gọi là: Developmental state.

“Nhà nước kiến tạo phát triển” là thuật ngữ mới được sử dụng gần đây ở Việt Nam để chuyển dịch ý nghĩa của từ “developmental state”.

Thuật ngữ lần đầu tiên được nêu ra bởi Chalmers Johnson, trong cuốn “MITI và Sự thần kì Nhật Bản: Chính sách tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 1925-1975” (Ministry of International Trade and Industry - Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế của Nhật Bản).

Và sau đó thuật ngữ này được giới học thuật quốc tế sử dụng một cách phổ biến để chỉ một mô hình phát triển kinh tế rất thành công ở một số quốc gia Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc...).

Trong tác phẩm nêu trên và một số tác phẩm khác về cùng chủ đề, Chalmers Johnson xác định: “nhà nước kiến tạo phát triển là một mô hình phát triển nằm giữa hệ thống kinh tế tư bản thị trường tự do (free market capitalist economic system) và hệ thống kinh tế kế hoạch tập trung (centrally planned economic system).

Đặc điểm

Mô hình này có những đặc điểm cụ thể sau đây:

- Có các qui tắc quản trị ổn định và vững chắc do giới tinh hoa chính trị - quan liêu thiết lập nên, tạo ra vị thế tương đối tự chủ của nhà nước trước các sức ép chính trị từ xã hội mà có thể gây trở ngại đến việc thực hiện các chính sách kinh tế.

- Có sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực công và tư (nhà nước và doanh nghiệp). Sự hợp tác đó được bảo đảm và giám sát thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách (ví dụ: MITI của Nhật Bản).

- Nhà nước đầu tư mạnh vào giáo dục, y tế và thực hiện các chính sách nhằm bảo đảm công bằng xã hội.

- Có một Chính phủ mạnh, thậm chí chuyên chế, song nắm rõ và vận dụng tốt các qui luật của kinh tế thị trường.

Từ những đặc điểm nêu trên, có thể khẳng định nhà nước kiến tạo phát triển không phải là một kiểu nhà nước, tuy nhiên, từ góc độ quản trị quốc gia, hoàn toàn có thể coi đó là một mô hình nhà nước, giống như mô hình nhà nước thị trường tự do (hay nhà nước điều tiết), nhà nước kế hoạch hóa tập trung, nhà nước phúc lợi.

Đã có nhiều nghiên cứu về chủ đề xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển, dẫn đến sự đa dạng trong nhận thức về khái niệm, chức năng, đặc điểm của nhà nước kiến tạo phát triển. Bài viết đưa ra quan niệm, phân tích các đặc điểm, những điều kiện cần thiết để xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam.

1. Quan niệm về nhà nước kiến tạo phát triển

“Nhà nước kiến tạo phát triển” là thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở rất nhiều lĩnh vực. Về mặt ngữ pháp, nhà nước kiến tạo phát triển không có từ gốc hoàn toàn khớp với tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ quốc tế khác mà nó được sử dụng để chuyển dịch ý nghĩa của từ “developmental State” hoặc “develop-mental government”, là cụm từ được giới học thuật quốc tế sử dụng phổ biến trong mấy thập kỷ gần đây để chỉ mô hình nhà nước mang đặc thù của một số quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc... Bởi vậy, “khi đặt trong bối cảnh mô hình phát triển của các quốc gia Đông Á trong những thập kỷ sau của thế kỷ XX - mà đặc trưng cơ bản là nhà nước đóng vai trò lãnh đạo, định hướng sự phát triển kinh tế của đất nước - thì việc chuyển ngữ “developmental State” thành “nhà nước kiến tạo phát triển” như ở Việt Nam là hợp lý và cần thiết”(1) nhằm tránh sự hiểu nhầm với “developed countries” nếu dịch nguyên nghĩa. Thuật ngữ “nhà nước kiến tạo phát triển” lần đầu tiên được sử dụng bởi Chalmers Ashby Johnson (1982), khi nghiên cứu về mô hình phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản. ông nhận thấy rằng trong sự phát triển “thần kỳ” đó, nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là về chiến lược phát triển công nghiệp “rút ngắn”(2). Theo đó, nhà nước kiến tạo phát triển là thuật ngữ dùng để chỉ một mô hình phát triển nằm giữa hệ thống kinh tế tư bản thị trường tự do và hệ thống kinh tế kế hoạch tập trung(3). Điều này cho thấy, nhà nước kiến tạo phát triển là mô hình nhà nước kết hợp được Ưu điểm, đồng thời khắc phục được nhược điểm của cả hai mô hình nhà nước điều chỉnh và nhà nước kế hoạch hóa tập trung, nhấn mạnh vai trò kiến tạo phát triển thông qua lựa chọn chính sách công một cách duy lý và có kế hoạch, việc lựa chọn và thực hiện những chính sách phát triển này do một bộ máy chức nghiệp độc lập, chuyên nghiệp thực hiện(4).

Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển là gì năm 2024
Ảnh minh họa/nguồn internet

Ở Việt Nam, qua nghiên cứu có thể thấy đang có những nhận thức khác nhau về nhà nước kiến tạo phát triển như sau:

Một là, nhà nước nào cũng có nhiệm vụ “kiến tạo” phát triển, nằm trong chức năng xây dựng của nhà nước, tức là nhà nước nào cũng có nhiệm vụ thúc đẩy phát triển xã hội, chỉ khác nhau về mức độ. Vì vậy, “nhà nước kiến tạo” hay “chính phủ kiến tạo” không phải là khái niệm hay mô hình mới, mà là một chức năng của nhà nước. Những nguyên tắc, những dấu hiệu đặc trưng của nhà nước (chính phủ) kiến tạo đã được vận dụng ở nhiều quốc gia trong những điều kiện cụ thể.

Hai là, nhà nước kiến tạo phát triển chính là mô hình nhà nước ở các nước tiên tiến, vì ở các nước đó nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển. Trong khái niệm này, nhà nước kiến tạo phát triển được hình thành gắn liền với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo con đường “tuần tự” từ thấp lên cao.

Ba là, nhà nước kiến tạo phát triển là nhà nước có vai trò “nằm khoảng giữa” giữa “nhà nước tối thiểu” (trong nền kinh tế thị trường tự do) và “nhà nước tối đa” (trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở các nước XHCN trước đây).

Bốn là, nhà nước kiến tạo phát triển là khái niệm để chỉ mô hình (hay kiểu) nhà nước ở các nước có trình độ phát triển thấp, công nghiệp hóa muộn, nhưng với vai trò đặc biệt của nhà nước đã thực hiện quá trình công nghiệp hóa “rút ngắn”, đưa đất nước phát triển nhanh (tăng tốc), rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước tiên tiến, thậm chí vượt lên thành những nước phát triển, điển hình như Nhật Bản, các nước có nền kinh tế mới nổi (NICs) và Trung Quốc hiện nay.

Năm là, có ý kiến cho rằng định nghĩa về nhà nước kiến tạo phát triển không nên gắn với một khu vực, một giai đoạn tăng trưởng hay tăng trưởng thành công, hoặc với các chiến lược công nghiệp cụ thể, một thái độ đặc biệt đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài... Ý kiến này cho rằng các điều kiện cốt lõi cho sự phát triển thành công phải là “sự phụ thuộc lẫn nhau về quản lý xã hội và nền kinh tế và định hướng của chính thể nói chung - nhà nước, nền kinh tế và xã hội - hướng tới sự phát triển của xã hội”(5). Theo đó, nhà nước kiến tạo phát triển cần được xác định như một nhà nước có cam kết trách nhiệm và có uy tín đối với sự phát triển.

Do đó, trong bối cảnh Việt Nam, việc tiếp cận khái niệm về nhà nước kiến tạo phát triển cần mở rộng hơn, là “một nhà nước có cam kết trách nhiệm và có uy tín với sự phát triển, trong đó uy tín của nhà nước là từ mong đợi của công dân và các bên liên quan khác, vì nhà nước có thể thực hiện các cam kết và trách nhiệm đối với phát trlển”(6). Tiếp cận theo hướng này thì nhà nước kiến tạo phát triển là cách thức vận hành của nhà nước trong mối tương quan với thị trường, xã hội (cơ chế quản trị công) nhằm đảm bảo vai trò kiến tạo phát triển của nhà nước đối với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội; nghĩa là nhà nước chủ động, tích cực tham gia, dẫn dắt, tạo lập, khuyến khích, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bằng cam kết trách nhiệm và uy tín với sự phát triển của mình.

Như vậy, nhà nước kiến tạo thực chất là một cơ chế quản lý công mà chủ thể quản lý ngoài nhà nước ra, còn huy động tất cả các chủ thể khác có khả năng trong xã hội tham gia nhằm tạo dựng đầy đủ thể chế, môi trường phát triển, phát huy hiệu quả các nguồn lực tổng hợp, duy trì động lực phát triển để xây dựng một xã hội thịnh vượng.

2. Những đặc điểm cơ bản của nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam

Qua nghiên cứu nội hàm của nhà nước kiến tạo phát triển, có thể khái quát những đặc điểm cơ bản của nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam như sau:

Một là, nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam đặt mục tiêu phát triển lên hàng đầu, xây dựng đồng bộ thể chế để tạo động lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững, thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”, rút ngắn được khoảng cách phát triển đối với các nước tiên tiến.

Hai là, một nhà nước mạnh với trọng tâm là Chính phủ mạnh, sáng suốt, có quyết tâm chính trị cao, có tầm nhìn vượt trước, chủ động và tích cực đổi mới để đáp ứng với yêu cầu cao của sự phát triển đất nước: định hướng chiến lược phát triển và xây dựng, thực hiện hệ thống cơ chế, chính sách phát triển theo phương thức rút ngắn (tăng gia tốc phát triển) trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Ba là, nhà nước vận hành trên nền tảng pháp quyền, kết hợp có hiệu quả tính thượng tôn pháp luật, tuân thủ kỷ cương phép nước với phát huy mạnh mẽ dân chủ. Nhà nước phải thể hiện phẩm chất “liêm chính”, “công bộc” đối với nhân dân và toàn xã hội, thúc đẩy đổi mđi và sự phát triển sáng tạo của mọi chủ thể trong mọi mặt của đời sống xã hội.

Bốn là, đặt trọng tâm vào phát triển kinh tế trong định hướng “phát triển bao trùm”, bền vững cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, “không để một ai bị bỏ lại phía sau”.

Năm là, xử lý có hiệu quả mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường và xã hội theo hướng: nhà nước mạnh - thị trường hiệu quả - xã hội (người dân và doanh nghiệp) chủ động, sáng tạo.

Sáu là, chuyển từ nhà nước “cai trị”, chỉ huy - quản lý hành chính quan liêu, sang nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt trọng tâm vào quản lý phát triển - quản trị phát triển - nhà nước phục vụ. Pháp luật là tối thượng, nhà nước vừa là thiết chế quản lý xã hội, vừa là đối tác phát triển, đồng hành bình đẳng và có trách nhiệm đối với mọi chủ thể trong xã hội; kết hợp có hiệu quả khu vực công và khu vực tư. Nhà nước, đặc biệt là Chính phủ phải hành động quyết liệt trong quản lý điều hành, “nói đi đôi với làm”.

3. Những thuận lợi và thách thức đối với việc xẳy dựng nhà nước kiến tạo phát triển

3.1 Những thách thức

Về phương diện chính trị - xã hội, các quốc gia đang phát triển phải đối mặt với quá trình dân chủ hoá mạnh mẽ, vị thế của xã hội ngày càng được củng cố và bắt đẩu “tạo ra những tiền đề cho một số lớn dân chúng sử dụng những quy trình, thể chế chính trị để đòi hỏi quyền lợi của mình”(7). Các nhà nước phải đáp ứng những yêu cầu đa chiều đó thông qua việc tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình quản lý nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế kết hợp với công bằng, phát triển bền vững.

Về phương diện quản trị, mô hình nhà nước kiến tạo phát triển với các nhà cầm quyền kỹ trị đòi hỏi phải thay đổi phương thức quản trị nhà nước từ sử dụng mệnh lệnh - cai trị sang một nền quản trị dân chủ tham gia, nhà nước đổi mới theo hướng công khai, minh bạch và chịu trách nhiệm cao. Việc thiếu một hệ thống quản trị kết nối có hiệu quả giữa bộ máy nhà nước với người dân, thiếu niềm tin của người dân vào bộ máy và hoạt động của nó, thiếu tính trách nhiệm của bộ máy và công chức, bệnh quan liêu, tập trung thái quá, áp dụng các quy tắc cứng nhắc sẽ là nguy cơ khiến cho quản trị quốc gia kém hiệu quả.

Về phương diện văn hoá, nhà nước kiến tạo phát triển phải đối mặt với những vấn đề không mong muốn mà toàn cầu hoá đem lại như sự suy thoái các giá trị đạo đức, sự xói mòn các giá trị văn hoá,... dẫn đến việc các nhà nước phải đồng thời lo phát triển kinh tế với xây dựng, phát triển các giá trị văn hoá phù hợp với nhu cầu phát triển.

Liên quan đến khía cạnh tăng trưởng kinh tế phục vụ cho việc xây dựng nhà nước kiến tạo phát triên, các rào cản được thể hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau như "các ràng buộc về quy định và luật pháp, đút lót, hối lộ, tham nhũng; bạo lực hay đe dọa bạo lực; những hành động phá hoại; các cuộc đình công của người lao động ..."(8)

Ngoài ra, mỗi quốc gia khác nhau lại có những rào cản khác nhau mà chính sự khác nhau này tạo ra sự khác biệt lớn trong thu nhập giữa các quốc gia. Bởi vậy, nhà nước kiến tạo phát triển phải nhận diện rõ các rào cản và thực hiện kiên trì, bền bỉ các chính sách nhằm giảm các rào cản đối với tăng trưởng của một nền kinh tế(9).

Chất lượng thể chế yếu kém là một rào cản khá phổ biến và cộng hưởng với các yếu tố khác làm ảnh hưởng tiêu cực đến xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển. Vì vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng "thể chế là nguyên nhân quan trọng nhất (có thể là duy nhất) cho một quốc gia thịnh vượng hay lụn bại"(10). Nhà nước lại là chủ thể đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thiết kế thể chế nhằm thúc đẩy hoặc cản trở các quá trình phát triển của quốc gia đó.

3.2 Những điều kiện để xây dựhg nhà nước kiến tạo phát triển

Một là, các điều kiện về nhận thức và quyết tâm chính trị. Đầu tiên, cần có một đội ngũ lãnh đạo chính trị có tầm nhìn phát triển xuyên suốt, nhất quán và tập trung vào các mục tiêu phát triển của toàn bộ quốc gia để “chủ động dẫn dắt”(11)và chia sẻ, thu hút sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân. Đây cũng là điều kiện để tạo ra một ý chí chính trị chung, mạnh mẽ của tất cả các bên liên quan trong xã hội, làm tiền đề, cơ sở cho việc xây dựng một nhà nước kiến tạo phát triển.

Hai là, các điều kiện về thể chế. Thể chế tốt sẽ giúp cho việc xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển theo những nguyên tắc nhất quán và tạo nền tảng pháp lý tốt cho mọl hoạt động của nhà nước và các bên liên quan.

Ba là, điều kiện vê' con người. Điều kiện này làm nên một bộ máy hành chính có thể hoạch định, thực thi chính sách linh hoạt, chủ động, sáng tạo và hiệu quả, nhất là khi có sự gắn kết trong nội bộ bộ máy với nhau và gắn kết giữa đội ngũ này với các bên liên quan khác như giới đau tư, giới kỹ thuật và người dân. ^

4. Cơ hội, thách thức và định hướng xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển

4.1 Cơ hội và thách thức trọng việc xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển

Mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, cần dựa trên ba trụ cột cơ bản là một nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa hiện đại, một nền kinh tế thị trường phát trien hiệu quả và một xã hội phát triển ở trinh độ cao, trong đó thượng tôn pháp luật là nguyên tắc chủ đạo chi phối các tương tác trong xã hội.

Xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển là một đòi hỏi khác quan để vượt qua những khó khăn, thách thức hiện nay, tạo động lực phát triển mạnh mẽ đưa đất nước phát triển nhanh – bền vững, từng bước rút ngắn khoảng cách đối với các nước tiên tiến. Việc xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam có những cơ hội, thuận lợi, nhưng cũng đứng trước nhiều trở ngại. Cụ thể là:

- Về những cơ hội, thuận lợi: 1) Bối cảnh phát triển đất nước đang cần phải tiếp tục đổi mới tư duy, mô hình và thể chế phát triển, do đó phải tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và phương thức - cơ chế hoạt động của Nhà nước. 2) Hiến pháp năm 2013 được ban hành với mục tiêu bao trùm là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là khung khổ pháp lý cho xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển; 3) Tinh thần quyết tâm xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển được sự đón nhận và ủng hộ rộng rãi trong các tầng lớp xã hội, đều có mong muốn và khát vọng đất nước phát triển nhanh, bền vững; 4) Những nước đang phát triển như Việt Nam sẽ học hỏi được nhiều bài học từ kinh nghiệm thành công cũng như thất bại của các nước đi trước trong việc xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển.

- Về những trở ngại: 1) Tư duy phát triển sáng tạo trong sự lãnh đạo và quản lý đất nước chưa theo kịp với những yêu cầu phát triển của đất nước và những bước phát triển, thay đổi nhanh và mạnh của thế giới. Chưa có sự chuyển biến mạnh và đồng bộ về nhận thức trong cả hệ thống chính trị về xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển; 2) Ảnh hưởng nặng nề của mô hình phát triển - tăng trưởng theo chiều rộng, tạo nên sức ỳ không dễ đổi mới- 3) “Sức ỳ” đối với đổi mới hệ thống chính trị nói chung và đổi mới Nhà nước nói riêng la một trở lực lớn đối với xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển; 4) Đội ngũ cán bộ, công chức chứa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu nhà nước kiến tạo phát triển; 5) Khó khăn trong việc chế định hợp lý, hiệu quả vai trò và mức độ can thiệp của Nhà nước trong quan hệ với thị trường va xã hội trong những điều kiện cụ thể, trong việc xử lý mối quan hệ giữa tăng cường kỷ cương phép nước, thượng tôn pháp luật với phát huy dân chủ trong toàn xã hội, thu hút rộng rãi các lực lượng xã hội vào phát triển và quản lý phát triển.

4.2. Định hướng xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển

- Đổi mới vai trò và chức năng của Nhà nước.

+ Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng, quy hoạch, điều tiết phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo con đường phát triển “rút ngắn”.

+ Nhà nước đổi mới phương pháp tác động tới thị trường, từ vị thế quản lý - điều hành trực tiếp các hoạt động kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính, sang kiến tạo môi trường phù hợp để phát huy tác động tích cực của cơ chế thị trường, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi nguồn lực và tiềm năng phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.

+ Đối với xã hội, Nhà nước chuyển từ nhà nước “cai trị” - quản lý quan liêu, sang “nhà nước quản lý - quản trị” - phục vụ nhân dân.

+ Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy quá trình phát triển dân chủ và dân chủ hóa xã hội trên cơ sở, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và các giá trị cơ bản chung - phổ quát của nhân loại.

+ Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển khoa học - công nghệ và phát triển nguồn lực con người, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

+ Nhà nước thực hiện đầy đủ các chức năng chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng, đối ngoại, trong đó chức năng phát triển kinh tế được xác định là trung tâm nhằm đạt được mục tiêu phát triển “rút ngắn”.

- Định hướng nhiệm vụ cơ bản xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam.

Thứ nhất, xây dựng thể chế kiến tạo phát triển. Thể chế đó phải phát huy cao nhất quyền làm chủ của nhân dân, ý chí, khát vọng, sức sáng tạo, sự đồng thuận của cả dân tộc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đảm bảo thực thi đầy đủ nguyên tắc pháp quyền, thượng tôn pháp luật nguyên lý chủ quyền nhân dân trong tổ chức và hoạt động của nhà nước. Nhà nước phục vụ nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân; thực sự trong sạch, vững mạnh, liêm chính, phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng tham nhũng và các biểu hiện tha hóa quyền lực.

Thứ hai, nhà nước thực thi quyền lực trong khuôn khổ của pháp luật, quyền lực nhà nước được giới hạn bằng pháp luật. Mọi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò của nhà nước, các cơ quan nhà nước đều được Hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật khác quy định rõ ràng, bảo đảm các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước không thể tùy tiện thực hiện các hành vi ngoài quy định của pháp luật. Thực hiện nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm; cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.

Thứ ba, mối quan hệ giữa các thiết chế lập pháp, hành pháp và tư pháp trong bộ máy nhà nước được điều chỉnh bởi nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân quyền rõ ràng và có sự kiểm soát quyền lực lẫn nhau. Tạo lập niềm tin cao của xã hội, người dân và nhà đầu tư vào hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Thứ tư, trong mối quan hệ với kinh tế thị trường và xã hội, Nhà nước cần thực hiện tốt các chức năng vốn có trong một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Xây dựng Nhà nước, nhất là Chính phủ mạnh để có thể sử dụng và phát huy cao nhất các thế mạnh và hạn chế tiêu cực của cơ chế thị trường, huy động và sử dụng có hiẹu quả cao mọi nguồn lực của xã hội cho sự phát triển nhanh và bền vững. Duy trì được hệ thốn đổi mới, sáng tạo quốc gia có hiệu quả cao. Trong mối quan hệ với xã hội, công dân được bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội phát triển; bảo đảm người dân, xã hội tham gia ngày càng tích cực, hiệu quả vào công việc của Nhà nước.

Thứ năm, phân định một cách rõ ràng thẩm quyên và trách nhiệm của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; phát huy cao vai trò sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương từng bước thực hiện nguyên tắc tự quản địa phương, nhất là các đơn vị hành chính cấp cơ sở.

Thứ sáu, Nhà nước và cán bộ, công chức phải có trách nhiệm giải trình cao trước xã hội và nhân dân. Quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cơ quan công quyền, của từng cán bộ, công chức (nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo) được xác định rõ ràng và bảo đảm trên thực tế. Sự kiểm soát quyền lực trong thực thi công vụ phải được bảo đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ, hiệu quả.

Thứ bảy, Nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo việc tham gia hội nhập quốc tế, nhất là tham gia vào các chuỗi sản xuất - các chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng sâu rộng, hiệu quả hơn; tận dụng tối đa các lợi thế và cơ hội phát triển, hạn chế tối đa các tác động bất lợi; tôn trọng đầy đủ cam kết quốc tế, tham gia tích cực vào các cơ chế quản trị toàn cầu để góp phần vào sự phát triển chung của thế giới và bảo vệ hữu hiệu lợi ích quốc gia trong hội nhập.

- Định hướng xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước.

Cơ chế vận hành của Nhà nước kiến tạo phát triển phải là một bộ phận hợp thành mối quan hệ tổng thể “Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - nhân dân làm chủ” nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Cơ chế này mang những đặc trưng kiến tạo phát triển, theo tư tưởng Hồ Chí Minh “việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”.

Cơ chế hoạt động của Chính phủ phải có sự đối thoại hai chiều hiệu quả với doanh nghiệp và người dân; thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ và minh bạch những thông tin cần thiết cho doanh nghiệp và các chủ thể trong xã hội. Xây dựng cơ chế và các quy định để các cơ quan, các cán bộ, công chức phải sát dân, tôn trọng dân, lắng nghe dân, quan tâm lợi ích chính đáng của người dân.

Cần xây dựng cơ chế để nhân dân giám sát hoạt động của Nhà nước, nhất là của Chính phủ và chính quyền các cấp. Đồng thời, có những chế tài cụ thể để việc giám sát của nhân dân có hiệu lực, nhất là giám sát việc thực thi quyền lực của các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức./.

ThS. Nguyễn Thị Tố Uyên - Viện Nhà nước và Pháp luật - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

---------

Ghi chú:

(1), (3) Vũ Công Giao, “Nhà nước kiến tạo phát triển - Lý luận và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam”, Nxb Lý luận chính trị, H.2017, tr.20.

(2) Theo C.A.Johnson, nhà nước kiến tạo phát triển là một mô hình quản lý nhà nước, trong đó nhà nước đề ra các chính sách mang tính định hướng và thúc đẩy sự phát triển với tốc độ cao; tạo môi trường và diều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế; tăng cường giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô... tạo được sự tăng trưởng - phát triển nhanh của đất nước.

(4) Richard Boyd and Tak-Wing Ngo, eds (2005), Asian States Beyond The Developmental Perspective, Routledge, tr.1.

(5), (6) David Levi-Faur, “States Making & Market Building for the Global South: The Developmental State vs. The Regulatory State?” Jerusalem Papers in Regulation & Governance, Working Paper No.44, July 2012. Người dịch: Ngô Hương - Khoa Luật ĐHQGHN, hiệu đính: Vũ Công Giao, Bùi Tiến Đạt - Khoa Luật ĐHQGHN. Trong sách Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển qua nghiên cứu của các học giả nước ngoài, Nxb ĐHQG, H.2017, tr.135; 137.

(7) Nguyễn Hoàng Anh, “Nhà nước kiến tạo phát triển - Lý thuyết và áp dụng ở Việt Nam”, trong cuốn “Nhà nước kiến tạo phát triển - Lý luận và thực tiễn trên thê' giới và ở Việt Nam”, Nxb Lý luận chính trị, H.2017, tr. 115.

(8),(9),(10) Phạm Sỹ An, Nhà nước kiến tạo phát triển và các rào cản chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế, bài viết trong kỷ yếu Hội thảo “Xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển trong thực tiễn Việt Nam”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tháng 5/2017, tr.129; tr.129; tr.130.